Chính sách nới lỏng định lượng của Nhật Bản

Theo đó, BoJ vẫn tiếp tục giữ nguyên chương trình mua trái phiếu chính phủ trị giá 80 nghìn tỷ Yên [tương đương 666 tỷ USD], trái với dự báo của nhiều chuyên gia trước đó khi cho rằng BoJ có thể sẽ tiến hành mở rộng chương trình nới lỏng tiền tệ trong quý I trước sức ép giảm phát đang quay trở lại.

Tuy nhiên, với động thái điều hành chính sách mới nhất này, dường như các nhà hoạch định chính sách của BoJ tự tin rằng kinh tế sẽ tiếp tục duy trì đà phục hồi và lạm phát sẽ sớm đạt được mức mục tiêu đề ra.

Diễn biến một số chỉ số kinh tế vĩ mô của Nhật Bản

Căn cứ đưa ra quyết sách điều hành của BoJ dựa trên cơ sở nền kinh tế vẫn đang duy trì đà phục hồi khá tốt. Báo cáo kinh tế vĩ mô mới nhất của Chính phủ Nhật Bản cho biết kinh tế nước này trong quý IV/2014 đạt mức tăng trưởng là 2,2% và tăng 0,6% so với quý III/2014.

Điều này đồng nghĩa với việc kinh tế Nhật Bản đã thoát khỏi suy thoái sau hai quý tăng trưởng âm liên tiếp. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, đây được coi là một tín hiệu khả quan cho những nỗ lực của ông Abe nhằm đưa đất nước thoát khỏi thập kỷ trì trệ.

Bên cạnh đó, đồng Yên suy yếu tiếp tục giúp chứng khoán Nhật Bản nới rộng đà tăng điểm. Trong quý I/ 2015, chứng khoán Nhật đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng đạt 13% chỉ trong vòng 3 tháng. Đà gia tăng này tiếp tục tiếp nối sang quý II khi trong phiên giao dịch chiều ngày 8/4/2015, chứng khoán Nhật Bản đã chạm mốc 19.7888 điểm, mức cao nhất trong vòng 15 năm trở lại đây.

Các nhà phân tích nhận định đây có thể là một tín hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang thoát khỏi xu hướng giảm phát, mặc dù BoJ đang gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu lạm phát 2%. Theo giới phân tích, khả năng thị trường chứng khoán Nhật Bản vẫn tiếp tục nới lỏng đà tăng điểm là khá cao. Điều này sẽ tạo ra “hiệu ứng tài sản”.

Trong kinh tế học, hiệu ứng tài sản [Wealth effect] chỉ sự điều chỉnh tiêu dùng của cá nhân khi thấy giá trị tài sản [nhất là nhà ở, chứng khoán] của mình thay đổi. Người tiêu dùng có thể tiêu dùng nhiều hơn khi có nhiều tài sản hơn, và có thể tiêu dùng ít đi nếu tài sản bị giảm đi. giúp thúc đẩy tiêu thụ và đầu tư tại Nhật Bản.

Ngoài ra, theo ông Toru Sasaki, một nhà phân tích chiến lược tại ngân hàng JP Morgan Chase, đồng Yên yếu sẽ tiếp tục thúc đẩy các công ty Nhật Bản ở nước ngoài chuyển lợi nhuận về nước trước khi kết thúc năm tài chính 2014 [vào tháng 3/2015].

Lợi ích của việc đồng Yên suy yếu đã giúp xuất khẩu Nhật Bản lấy lại đà tăng trưởng và niềm tin kinh doanh được cải thiện. Báo cáo kinh tế hàng tháng của chính phủ Nhật Bản cho thấy kim ngạch xuất khẩu trong tháng 1 và tháng 2/2015 tiếp tục có mức gia tăng mạnh so với cuối năm 2013, và hiện tại Nhật Bản đã có 6 tháng tăng trưởng xuất khẩu dương liên tục.

Ngoài ra, trong một báo cáo khác công bố ngày 20/2/2015, Chính phủ Nhật Bản đã nâng cao đánh giá triển vọng ngành xuất khẩu của nước này lần đầu tiên trong vòng 1 năm qua, và cho rằng nền kinh tế đang phục hồi ở tốc độ vừa phải. Với sự phục hồi của các chỉ số vĩ mô, theo khảo sát của Reuters vào 19/2/2015, chỉ số niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục tăng nhẹ trong tháng 2/2015.

Những xu hướng tích cực này đã củng cố thêm niềm tin vào những nỗ lực của ông Haruhiko Kuroda trong việc giảm giá trị đồng Yên. Đồng Yên đã giảm 30% kể từ khi ông trở thành Thống đốc BoJ hai năm trước đây và điều này đã mang lại những lợi ích đáng kể cho nền kinh tế Nhật Bản.

Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu tích cực đã đạt được, vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn có thể ảnh hưởng đến việc đạt mục tiêu lạm phát 2% của BoJ. Trước hết, giá dầu giảm mạnh trong thời gian qua đang tạo sức ép mạnh mẽ khiến lạm phát có xu hướng đi xuống liên tục thời gian gần đây.

Ngoài ra, một số chỉ số vĩ mô khác vẫn chưa thể hiện được sự phục hồi. Tiêu dùng cá nhân, chiếm khoảng 60% GDP, vẫn chưa lấy lại đà tăng trưởng khi trong tháng 2 vừa qua, chỉ số này tiếp tục giảm 2,9% so cùng kỳ năm trước, mức sụt giảm âm liên tục suốt từ tháng 4/2014 trở lại đây. Ngoài ra, đồng Yên suy yếu bên cạnh tác động tích cực, cũng có thể khiến giá cả nhập khẩu tăng vọt và phần nào ảnh hưởng đến khu vực sản xuất trong nước.

Với những tác động vĩ mô trái chiều như vậy, hiện rất khó có thể đưa ra được dự báo chính xác về tương lai của chương trình nới lỏng định lượng hiện tại của Nhật Bản. Trong khi Ủy ban tiền tệ của Thống đốc Kuroda đã có nhiều ý kiến đưa ra về việc cắt giảm chương trình nới lỏng định lượng từ mức 80 nghìn tỷ Yên hiện nay xuống còn 45 nghìn tỷ Yên, thì ngược lại nhiều nhà kinh tế lại đưa ra dự báo BoJ sẽ sớm phải mở rộng thêm gói nới lỏng định lượng này và nhiều khả năng động thái này sẽ thực hiện trong tháng 10 sắp tới.

Tuy nhiên, về cơ bản nhiều ý kiến đã đồng nhất quan điểm cho rằng BoJ nên tiếp tục thực hiện chương trình nới lỏng tiền tệ này, và trong những điều kiện nhất định có thể tiếp tục phải mở rộng chương trình để đảm bảo đạt được mức tăng trưởng bền vững và lạm phát duy trì ổn định ở mức 2%. Việc dừng lại hoặc thu hẹp quá sớm có thể dẫn đến rủi ro đảo ngược những kết quả chính sách đã đạt được và kéo Nhật Bản lại rơi vào vòng xoáy giảm phát triền miên như trước đây.

Nền kinh tế vẫn cần hỗ trợ để phục hồi

BOJ tái khẳng định quyết tâm hỗ trợ nền kinh tế còn yếu kém ngay cả khi chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh đang đẩy chi phí sản xuất và lạm phát lên cao. BOJ cho biết sẽ mua “số lượng không giới hạn” trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm để bảo vệ mức trần lợi tức 0,25% đặt ra. Cam kết mới nhất của BOJ về lãi suất và duy trì chương trình kích thích kinh tế đang đặt Nhật Bản vào tình thế đi ngược trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn khác đang chuyển sang chính sách tiền tệ thắt chặt hơn.

Bart Wakabayashi, đồng Giám đốc chi nhánh tại Ngân hàng State Street ở Tokyo cho rằng, có lẽ thông điệp mà BOJ muốn đưa ra là cam kết duy trì lãi suất cố định mỗi ngày, tức là muốn thị trường hiểu “họ sẵn sàng hành động bất cứ lúc nào” để giữ sự ổn định chính sách hiện nay. Điều này cũng hàm ý, mặc dù lạm phát đang có chiều hướng tăng lên, trong khi đồng Yen giảm giá nhưng BOJ vẫn sẽ không vội vã chuyển sang chính sách thắt chặt.

Dù áp lực lạm phát gia tăng và đồng Yen mất giá nhưng BOJ vẫn quyết định giữ nguyên chính sách

Ngay sau quyết định của BOJ, một đợt bán tháo mới đối với đồng Yen đã diễn ra nhưng các chỉ số chứng khoán lại phản ứng tích cực, ghi nhận tăng giá mạnh trong phiên 28/4. Theo đó, đồng Yen xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ, về ngưỡng 130,31 Yen/USD; chỉ số Nikkei 225 tăng 1,75%, chỉ số Topix tăng trên 2% trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm chuẩn giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 tuần là 0,215%.

Phản ứng của thị trường phần nào phản ánh những đồn đoán gia tăng trước cho rằng tại cuộc họp chính sách hôm thứ Năm, BOJ có thể cho phép lãi suất dài hạn tăng lên, hoặc ít nhất là sẽ có điều chỉnh các hướng dẫn liên quan đến chính sách ôn hòa hiện nay để chống lại đà giảm giá của đồng Yen. Trước đó, một số nhà lập pháp quan ngại việc đồng Yen giảm giá có thể làm tổn hại nền kinh tế do chi phí hàng hóa nhập khẩu tăng [hiện Nhật Bản vẫn phải nhập khẩu năng lượng và nhiều hàng hóa nguyên liệu đầu vào khác]. Tuy nhiên ở chiều xuất khẩu, việc đồng Yen giảm giá lại có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu và giúp tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Nhật Bản trên thị trường toàn cầu.

Lạm phát tăng nhưng có thể không kéo dài

Việc không thay đổi lãi suất ngắn hạn [duy trì ở mức âm 0,1%], lãi suất dài hạn duy trì ở mức gần bằng 0 và cam kết hướng lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm về mức 0% cho thấy chính sách tiền tệ siêu nới lỏng sẽ tiếp tục được duy trì. "Chúng tôi dự kiến lãi suất chính sách ngắn hạn và dài hạn sẽ giữ nguyên ở mức hiện tại hoặc thấp hơn", BOJ cho biết trong một tuyên bố, đồng thời khẳng định không thay đổi các hướng dẫn ôn hòa đã có từ cuộc họp chính sách trước đó vào tháng 3.

Các nhà phân tích nhận định tăng trưởng kinh tế Nhật Bản sẽ “dậm chân tại chỗ” trong quý đầu tiên và sau đó có thể phục hồi ở mức khiêm tốn trong quý II này, do thận trọng về đại dịch và chi phí sinh hoạt tăng cao làm ảnh hưởng đến tiêu dùng. Trong dự báo hàng quý mới nhất, BOJ dự báo lạm phát cơ bản sẽ đạt mức 1,9% trong năm tài khóa hiện tại, trước khi điều chỉnh xuống 1,1% trong các năm tài khóa 2023 và 2024. Đây là dấu hiệu cho thấy BOJ nhìn nhận đà tăng giá do chi phí đẩy hiện nay sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên trước áp lực lạm phát gia tăng, BOJ cho rằng lương và giá cả dự kiến sẽ còn tăng lên khi nền kinh tế tiếp tục phục hồi.

“Rủi ro về giá đang có xu hướng tăng lên trong thời điểm hiện tại, chủ yếu phản ánh những bất ổn về giá năng lượng, nhưng nhìn chung sẽ trở về cân bằng sau đó. Tuy nhiên, sự gia tăng của lạm phát cơ bản có thể sẽ tiếp tục đẩy kỳ vọng lạm phát trung và dài hạn lên”, báo cáo của BOJ cho biết. Các quan chức của BOJ coi xu hướng phát triển của kỳ vọng giá dài hạn là rất quan trọng để đánh giá liệu lạm phát có trở nên trầm trọng hay không, từ đó đảm bảo cho việc rút lại các biện pháp kích thích tiền tệ. Lạm phát tiêu dùng cơ bản đạt mức 0,8% vào tháng 3 và dự kiến sẽ tăng lên khoảng 2% từ tháng 4, chủ yếu do chi phí nhiên liệu tăng chứ không phải do mức lương cao hơn, hay các nhu cầu cơ bản tăng.

Video liên quan

Chủ Đề