Cho các phát biểu về di truyền học quần thể

Cho các phát biểu sau về di truyền quần thể:

[1] Quá trình tự phối thường làm tăng tần số alen trội, làm giảm tần số alen lặn.

[2] Quá trình ngẫu phối thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.

[3] Các quần thể tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết thường làm tăng biến dị tổ hợp.

[4] Nếu ở trạng thái cân bằng di truyền, có thể dựa vào kiểu hình để suy ra tần số của các alen trong quần thể.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?


Trong các phát biểu sau về di truyền quần thể:

[1] Quá trình giao phối gần ở động vật hay tự thụ phấn ở thực vật thường làm tăng tần số alen trội, làm giảm tần số alen lặn.

[2] Quá trình ngẫu phối thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.

[3] Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, có thể dựa vào kiểu hình để suy ra tần số của các alen.

[4] Tự thụ phấn luôn dẫn đến thoái hóa giống.

[5] Quá trình tự thụ phấn qua nhiều thế hệ làm nghèo vốn gen của quần thể.

[6] Quần thể ngẫu phối hay tự phối đều không làm thay đổi tần số alen trong điều kiện nhất định.

Có bao nhiêu phát biểu không đúng?

Cho các phát biểu sau về di truyền học quần thể:

[1] Quá trình tự thụ phấn thường làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp, giảm tần số kiểu gen dị hợp đồng thời làm thay đổi tần số alen của quần thể.

[2] Quần thể ngẫu phối cung cấp nguồn biến dị di truyền phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

[3] Nếu đúng điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec, quá trình ngẫu phối qua một số thế hệ thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền nhưng một thời gian sau đó quần thể lại mất cân bằng di truyền.

[4] Quá trình ngẫu phối cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa là biến dị tổ hợp.

[5] Nếu một quần thể chỉ xảy ra ngẫu phối mà không chịu ảnh hưởng của các nhân tố tiến hóa nào thì tần số alen và thành phần kiểu gen sẽ không đổi qua các thế hệ.

[6] Khi quần thể cân bằng di truyền, có thể dựa vào số lượng cá thể của một kiểu hình bất kì suy ra tần số các alen trong quần thể.

Số phát biểu sai là:

- Hướng dẫn giải

Chọn đáp án D.

[1] sai vì quá trình tự thụ không làm thay đổi tần số alen.

[2] đúng vì ngẫu phối cung cấp nguồn biến dị tổ hợp cho tiến hóa và chọn giống

[3] sai vì nếu đã đúng điều kiện nghiệm đúng trong định luật Hacdi – Vanbec, thì quần thể sẽ cân bằng di truyền mãi mãi.

[4] sai vì quá trình ngẫu phối cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.

[5] đúng vì quá trình ngẫu phối tần số alen và thành phần kiểu gen không đổi.

[6] sai vì từ số lượng cá thể của một kiểu hình bất kì không thể suy ra tần số alen của quần thể. Ví dụ như trường hợp gen đa alen [nhóm máu] phải yêu cầu phải biết được số lượng cá thể của mỗi kiểu hình, tính trội – lặn…

45 điểm

Trần Tiến

. Cho các phát biểu sau về di truyền học quần thể: [1] Quá trình tự thụ phấn thường làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp, giảm tần số kiểu gen dị hợp đồng thời làm thay đổi tần số alen của quần thể. [2] Quần thể ngẫu phối cung cấp nguồn biến dị di truyền phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống. [3] Nếu đúng điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - Vanbec, quá trình ngẫu phối qua một số thế hệ thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền nhưng một thời gian sau đó quần thể lại mất cân bằng di truyền. [4] Quá trình ngẫu phối cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa là biến dị tổ hợp. [5] Nếu một quần thể chỉ xảy ra ngẫu phối mà không chịu ảnh hưởng của các nhân tố tiến hóa nào thì tần số alen và thành phần kiểu gen sẽ không đổi qua các thế hệ. [6] Khi quần thể cân bằng di truyền, có thể dựa vào số lượng cá thể của một kiểu hình bất kì suy ra tần số các alen trong quần thể. Số phát biểu sai là: A. 1 B. 2 C. 3

D. 4

Tổng hợp câu trả lời [1]

D. 4

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Điều kiện nghiệm đúng quy luật phân li của Menđen là: A. Số lượng cá thể đem lai phải lớn. B. Cá thể đem lai phải thuần chủng. C.Quá trình giảm phân xảy ra bình thường. D. Tính trạng trội là trội hoàn toàn.
  • Loài người được phát sinh ở đại nào sau đây? A. Đại Tân sinh. B. Đại Nguyên sinh. C. Đại Trung sinh. D. Đại Cổ sinh.
  • Trong quá trình chọn giống bằng biến dị tổ hợp, sau khi lai hai dòng thuần chủng tạo được F1 dị hợp mọi cặp gen, ta sử dụng F1 x F1, mục đích của việc làm này: A. Để thu được kiểu gen thuần chủng mong muốn. B. Tạo dòng thuần do đây là một quá trình tự thụ, hoặc phối cận. C. Để tạo ra vô số kiểu gen, từ đó sử dụng tác nhân chọn lọc, để lấy được tổ hợp gen mong muốn. D. Để tạo ưu thế lai, con lai vượt trội so với thế hệ F1.
  • Năng lượng của ATP tích lũy ở A. 2 liên kết phôtphat gần phân tử đường B. cả 3 nhóm phôtphat C. chỉ 1 liên kết phôtphat ngoài cùng D. 2 liên kết phôtphat ở ngoài cùng
  • Khi xem xét một tế bào động vật đang phân chia, người ta thấy có những hiện tượng sau: - Các NST cách xa một đoạn so với mặt phẳng xích đạo và thoi phân bào bắt đầu có sự tiêu biến. - NST tồn tại ở dạng đơn. - Ở cùng một bên so với mặt phẳng xích đạo của thoi bào, có 2 NST bất thường về chiều dài. - Không tìm thấy các cặp NST tương đồng ở cùng một phía so với mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Sau đó người ấy đưa ra các nhận định sau: [1] Tế bào đang ở kì sau giảm phân II. [2] Hiện tượng bất thường giữa 2 NST trên là do chuyển đoạn tương hỗ. [3] Ở kì đầu giảm phân I, 2 NST trên đã tiếp hợp và trao đổi chéo không cân. [4] Hiện tượng này có thể xảy ra không lâu kể từ thời điểm quan sát. Số nhận định đúng: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
  • Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng, mỗi cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ [P] tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, trong các trường hợp về tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của F1? I. 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. II. 5 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. III. 100% cây thân thấp, hoa đỏ. IV. 11 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. V. 7 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. VI. 9 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. A. 4 B. 6 C. 3 D. 5
  • Để giải thích trong tự nhiên các thể song nhị bội thường trở thành loài mới, điều nào sau đây là hợp lí nhất? A. Thể song nhị bội là các cá thể có bộ nhiểm sắc thể bao gồm hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai loài khác nhau. B. Thể song nhị bội có thể nhân lên theo con đường sinh sản vô tính, vì vậy có thể hình thành loài mới. C. Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài khá phổ biến ở thực vật. D. Thể song nhị bội có bộ nhiễm sắc thể khác với bộ nhiễm sắc thể của hai loài bố mẹ nên khi giao phối trở lại các dạng bố mẹ thì cho con lai bất thụ.
  • Mẹ có kiểu gen XAXa, bố có kiểu gen XAY, con gái có kiểu gen XAXAXa. Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về quá trình giảm phân của bố và mẹ là đúng? I. Trong giảm phân II ở bố, NST giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường. II. Trong giảm phân I ở bố, NST giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường. III. Trong giảm phân II ở mẹ, NST giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường. IV. Trong giảm phân I ở mẹ, NST giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
  • Cho các khẳng định về đột biến cấu trúc NST: 1.Đột biến cấu trúc NST luôn luôn biểu hình thành kiểu hình ở cơ thể bị đột biến. 2. Đột biến cấu trúc NST xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục, ở cả trong nhân tế bào và ngoài nhân tế bào. 3. Sự trao đổi chéo không cần giữa 2 NST cùng cặp tương đồng dẫn đến hiện tượng lặp đoạn, mất đoạn NST. 4. Đoạn NST bị mất có thể chứa tâm động hoặc không chứa tâm động 5. Đột biến mất đoạn NST được sử dụng để xác định vị trí gen trên NST. 6. Trong đột biến cấu trúc NST không có sự thay đổi số lượng NST trong bộ NST của loài. 7. Tất cả các dạng đột biến cấu trúc NST đều là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. Những khẳng định đúng: A. 1, 3, 4, 5 B. 1, 2, 4, 6 C. 2, 3, 5, 7 D. 1, 2, 3, 7
  • Cho các thông tin sau về quá trình nhân đôi ADN sinh vật: 1. Quá trình nhân đôi của ADN gắn liền với quá trình nhân đôi NST ở kì trung gian của quá trình nguyên phân 2. Trong qua trình nhân đôi, ADN tổng hợp hết mạch này đến mạch khác 3. Có nhiều enzim tham gia nhân đôi ADN nhưng enzim chính là ADN polimeraza 4. Enzim ADN polimeraza tổng hợp liên tục mạch có chiều 3’ – 5’, tổng hợp gián đoạn ở mạch 5’ – 3’ 5. Ở sinh vật nhân thực, sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm tạo ra nhiều đơn vị tái bản do quá trình này diễn ra nhanh chóng hơn ở sinh vật nhân sơ 6. Thông tin di truyền trong ADN của mỗi tế bào được truyền đạt cho thế hệ tế bào con thông qua cơ chế nhân đôi Những phát biểu đúng là: A. 2, 3, 5 B. 3, 4, 6 C. 1, 3, 6 D. 2, 4, 6

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề