Chồng bà kim tiến là ai

SÀI GÒN, Việt Nam [NV] – Mạng xã hội hôm 14 Tháng Chín dấy lên bàn tán xoay quanh chuyện bà Nguyễn Thị Kim Tiến, bộ trưởng Y Tế CSVN, bổ nhiệm chính con trai ruột mình là ông Hoàng Quốc Cường, 37 tuổi, vào ghế viện phó Viện Pasteur.

Bà Kim Tiến từng ngồi ghế này trước khi được bổ nhiệm làm thứ trưởng và sau đó là bộ trưởng Y Tế CSVN.

Các báo nhà nước cho biết ông Cường là tiến sĩ Dịch Tễ Học, bác sĩ đa khoa. Ngoài ra, ông còn có bằng cao cấp chính trị – tấm bằng không liên quan gì đến chuyên môn y khoa nhưng là điều kiện tiên quyết cho những người muốn được đề bạt vị trí quản lý trong các cơ quan, tổ chức của chính quyền.

Trước khi được mẹ ruột bổ nhiệm, ông Cường làm phó giám đốc Trung Tâm Đào Tạo, phó phòng Kế Hoạch Tổng Hợp của Viện Pasteur. Có lẽ để tránh điều tiếng, bà Kim Tiến không hiện diện trong buổi lễ bổ nhiệm con trai mà cử cấp dưới, ông Nguyễn Trường Sơn, thứ trưởng Y Tế CSVN, thay mình trao quyết định.

Việc ông Cường được “thăng quan tiến chức” đã được giới blogger dự báo trước từ hồi năm 2017, do ông này thuộc diện “cán bộ quy hoạch” và nhiều triển vọng sẽ còn được “thừa kế” các chức vụ khác của mẹ ruột trong tương lai.

Trong suốt tám năm ngồi ghế bộ trưởng đến nay, bà Kim Tiến từng bị công luận kêu gọi từ chức nhiều lần do để xảy ra các vụ bê bối vắc xin “bẩn,” thẩm mỹ viện ở Hà Nội phi tang xác nạn nhân, Công Ty VN Pharma nhập khẩu thuốc giả điều trị ung thư…

Hồi Tháng Tám, 2017, khi vụ VN Pharma đang ồn ào, báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Nguyễn Minh Hùng, cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm tổng giám đốc VN Pharma xác nhận rằng ông Hoàng Quốc Dũng, em chồng của Bộ Trưởng Kim Tiến “làm phó tổng giám đốc phụ trách về xây dựng đầu tư cho Công Ty VN Pharma.” Thời điểm đó, bà Kim Tiến bị công luận chỉ trích là gian dối khi phát ngôn rằng “trong gia đình tôi không có ai tham gia VN Pharma.”

Theo báo Tuổi Trẻ hồi năm 2009, bà Nguyễn Thị Kim Tiến là cháu ngoại của ông Hà Huy Tập, tổng bí thư thứ ba của đảng CSVN. Chồng bà là Phó Giáo Sư Tiến Sĩ, Bác Sĩ Hoàng Quốc Hòa, cựu giám đốc Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định, nay làm giám đốc Bệnh Viện Quốc Tế Vinmec Central Park, thuộc Tập Đoàn Vingroup. Báo VTC News hồi năm 2015 đăng một tấm ảnh cho thấy bà Kim Tiến trao quyết định thành lập bệnh viện Vinmec cho ông chồng.

Bình luận về trường hợp “một người làm quan cả họ được nhờ” của Bộ Trưởng Kim Tiến, đạo diễn, blogger Song Chi viết trên trang cá nhân: “Bà Tiến còn một con trai khác [được biết đến với tên tắt Hoàng T Đức] nghe đâu đang đi học ở Mỹ, chuẩn bị cơ sở để sau này gia đình tẩu tán tài sản qua Mỹ, ung dung ‘hạ cánh’ an toàn, hưởng thụ nền y tế tiên tiến, an toàn và nhân đạo của Mỹ, bỏ lại một nền y tế nát bét mà bà đã góp phần tạo ra trong suốt thời gian làm bộ trưởng cho bọn dân đen khốn khổ khốn nạn… Lương bộ trưởng trên 10 triệu đồng [$433]/tháng mà nuôi con ăn học được cỡ này, không tham nhũng, hút máu dân đúng theo nghĩa đen thì tiền ở đâu ra, hay lại một thời tuổi trẻ đi lao động, chạy xe ôm, làm ruộng đến ‘thối móng tay,’ chăn lợn, buôn chổi đót và chăm chỉ tiết kiệm… như các quan chức khác?” [T.K.]

Người nổi tiếng> Chính trị gia> Nguyễn Thị Kim Tiến

Chính trị gia Nguyễn Thị Kim Tiến là ai?
Nguyễn Thị Kim Tiến là một chính trị gia của Việt Nam, Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XI, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ khối cơ quan trung ương, đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam từ năm 2011 đến nay. Bà cũng là một Tiến sĩ Y khoa, học hàm Phó Giáo sư, được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Tổng Biên tập Tạp chí Y học thực hành Bộ Y tế. Nguyễn Thị Kim Tiến, GS thỉnh giảng tại ĐH Oxford Vương Quốc Anh.

Bà là Phó giáo sư, Tiến sỹ Y khoa. Từ năm 1982 đến năm 1986 là bác sỹ nội trú, trợ lý giảng dạy, cán bộ giảng dạy tại Đại học Y Hà Nội. Trước khi được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Y tế tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII, bà Nguyễn Thị Kim Tiến từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế, Viện trưởng Viện Pasteur TP. HCM.

Tháng 3/2009 bà được Chính phủ Pháp trao tặng Huân chương Bắc đẩu Bội Tinh vì đã có đóng góp to lớn trong việc phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực khoa học ở trình độ cao.

Bà Tiến là cháu ngoại của Hà Huy Tập sinh năm 1906 mất năm 1941 Tổng bí thư thứ 3 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chồng là PGS. TS Bác sĩ Hoàng Quốc Hoà, Nguyên giám đốc bệnh viện Nhân dân Gia Định. Sau đó chuyển về làm Giám đốc bệnh viện Quốc tế Vimmec Central Park.

Các mối quan hệ thân thiết

Bạn trai/ chồng/ người yêu Chính trị gia Nguyễn Thị Kim Tiến là ai?
Thông tin này hiện đang được cập nhật!

Chính trị gia Nguyễn Thị Kim Tiến cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu? Chiều cao: đang cập nhậtCân nặng: đang cập nhật

Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Chính trị gia Nguyễn Thị Kim Tiến sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi? Nguyễn Thị Kim Tiến sinh ngày 1-8-1959 [63 tuổi].

Chính trị gia Nguyễn Thị Kim Tiến sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?


Nguyễn Thị Kim Tiến sinh ra tại Tỉnh Hà Tĩnh, nước Việt Nam. Bà sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Bà sinh thuộc cung Sư Tử, cầm tinh con [giáp] lợn [Kỷ Hợi 1959]. Nguyễn Thị Kim Tiến xếp hạng nổi tiếng thứ 979 trên thế giới và thứ 6 trong danh sách Chính trị gia nổi tiếng.

Người nổi tiếng theo ngày sinh:
12345678910111213141516171819202122232425262728293031 / 123456789101112 196219631964196519661967196819691970197119721973197419751976197719781979198019811982198319841985198619871988198919901991199219931994199519961997199819992000200120022003200420052006200720082009201020112012201320142015201620172018


Chân dung Chính trị gia Nguyễn Thị Kim Tiến

Một bức ảnh mới về Nguyễn Thị Kim Tiến- Chính trị gia Việt Nam

Hình ảnh mới nhất về Nguyễn Thị Kim Tiến

Một hình ảnh chân dung của Nguyễn Thị Kim Tiến

Nguyễn Thị Kim Tiến- Chính trị gia của Hà Tĩnh- Việt Nam


Bình luận: Tên bạn:
Nội dung:

Các sự kiện năm 1959 và ngày 1-8

Các sự kiện thế giới vào năm sinh Nguyễn Thị Kim Tiến

  • Cuba tịch Batista từ chức và bỏ trốn [01 tháng 1]. Fidel Castro giả điện [16 tháng 2].
  • Đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng trốn thoát đến Ấn Độ [ngày 31 tháng 3].
  • Thủ tướng Nga Nikita Khrushchev Tham quan Hoa Kỳ, gặp gỡ với Eisenhower tại Trại David.
  • Anh công nhận sự độc lập của Síp.

Ngày sinh Nguyễn Thị Kim Tiến [1-8] trong lịch sử

  • Ngày 1-8 năm 1876: Colorado trở thành tiểu bang thứ 38 của Hoa Kỳ.
  • Ngày 1-8 năm 1936: Margaret Mitchell của Cuốn theo chiều gió đã được công bố.
  • Ngày 1-8 năm 1946: Tổng thống Truman đã ký các hành vi của Quốc hội thành lập Ủy ban Năng lượng nguyên tử và các chương trình học bổng Fulbright.
  • Ngày 1-8 năm 1981: MTV xuất hiện lần đầu lúc 12:01 AM. Video đầu tiên thể hiện là video giết Star Radio theo các Buggles.
Hiển thị toàn bộ

Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Nguyễn Thị Kim Tiến được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Chính trị gia Nguyễn Thị Kim Tiến có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: .

Phải mất đến hai năm kể từ phiên tòa vụ nhập 9.300 hộp thuốc H-Capita chữa bệnh ung thư “không được sử dụng cho người” với nguyên Tổng giám đốc VN Pharma Nguyễn Minh Hùng bị dư luận xem là ‘Lê Lai cứu chúa’, vụ án này mới được Bộ Công an khởi tố ở cấp cao hơn là Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế.

Không có cơ sở đáng thuyết phục nào cho thấy vụ khởi tố trên xuất phát từ ‘quyết tâm đốt lò’ của ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng, trong khi vẫn ngày càng nóng lên dư luận về chuyện ông Trọng thích đốt ‘củi rừng’ hơn là ‘củi nhà’ mà khiến cho tính ‘chính nghĩa’ của chiến dịch được xem là ‘chống tham nhũng’ của ông ta càng lúc càng thiếu thuyết phục và càng bế tắc.

Nhìn lại phiên tòa ‘Lê Lai cứu chúa’

Vụ án VN Pharma, thực chất là nhập khẩu thuốc ung thư giả, đã gây phẫn uất ghê gớm trong dư luận khi Công ty VN Pharma, được cấp phép vô thiên vô pháp bởi Cục Quản lý Dược. Trong 3 năm liên tiếp 2012, 2013, 2014, cục này đã cấp đến 607 giấy phép nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký, không yêu cầu doanh nghiệp nộp giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam. Trong đó có các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không đủ chất lượng và không thể sử dụng làm thuốc chữa ung thư cho con người như H-Capita, H-Epra 40 và H-Lastapen 500mg.

Theo đó, VN Pharma đã tung ra thị trường và vào các bệnh viện hàng trăm ngàn viên thuốc ung thư giả mà đã khiến hàng ngàn bệnh nhân - trong khi chưa chết vì bệnh ung thư thật - thì đã đối mặt với tử thần vì uống thuốc giả.

Một chi tiết rất ‘đáng nể’ là VN Pharma đã giả mạo tất cả hồ sơ, chứng thư để nhập khẩu số thuốc trên, đặc biệt là giả mạo cả giấy xác nhận của tham tán lãnh sự quán Việt Nam tại Canada để hợp pháp hoá lô thuốc H-Capita và đưa vào Việt Nam.

Thế nhưng tại phiên tòa xét xử vụ VN Pharma vào tháng 10 năm 2017, chỉ có Nguyễn Minh Hùng và một số ‘cá bé’ phải nhận án tù, trong khi cấp trên trực tiếp của Hùng là Thứ trưởng y tế kiêm Cục trưởng Cục quản lý Dược Trương Quốc Cường vẫn bình chân như vại dù đã trực tiếp ký rất nhiều giấy phép nhập khẩu cho VN Pharma.

Và trên Trương Quốc Cường là bộ trưởng ‘kim tiêm’ Nguyễn Thị Kim Tiến, quan chức đã bút phê chấp thuận chủ trương cho nhập khẩu thuốc ung thư giả, cũng không hề hấn gì.

‘Ả chuyên giết người’

Sau khi thoát khỏi phiên tòa xử VN Pharma, Nguyễn Thị Kim Tiến đã mạnh miệng trước báo chí: trong gia đình tôi không có ai tham gia VN Pharma’. Đó cũng là khoảng thời gian mà ‘đảng và nhà nước ta’ khởi động bàn tiệc ‘làm nhân sự’ cho đại hội 13, còn các quan chức từ trên xuống dưới chuẩn bị cho một cuộc chạy đua giành giật từng cái ghế trong Ban chấp hành trung ương và Bộ Chính trị. Trong số đó và một lần nữa ấp ủ hy vọng là Bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, dù quan chức này đã trở thành ‘hàng hiếm muộn’ trong chính trường bởi là bộ trưởng duy nhất không phải là ‘trung ủy’ [ủy viên trung ương đảng] tại đại hội 12 vào đầu năm 2016.

Nhưng chẳng bao lâu sau lời trần tình có vẻ rất chân thật của Nguyễn Thị Kim Tiến, đã xuất hiện những thông tin rất màu nội bộ vạch trần sự giả dối của bà ta. Theo đó, có ít nhất hai người nhà của Nguyễn Thị Kim Tiến đã tham gia VN Pharma là Hoàng Quốc Dũng - em chồng bà Tiến - là Phó Tổng giám đốc phụ trách mảng đối ngoại và quan hệ với các bệnh viện, đã dùng ảnh hưởng của chị dâu là Bộ trưởng Tiến để đi móc nối và ép các bệnh viện cho công ty VN Pharma trúng thầu thuốc; và Hoàng Quốc Cường - con trai bà Tiến - là cố vấn của VN Pharma.

Hoàng Quốc Cường, 37 tuổi và thuộc loại ‘tuổi trẻ tài cao’, cũng là nhân vật được người mẹ Nguyễn Thị Kim Tiến trực tiếp ký bổ nhiệm làm phó viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM vào tháng 9 năm 2019 - một biểu hiện rõ như ban ngày về sang chấn ‘hốt cú chót’ nếu bà Tiến chẳng may bị ‘văng’’ khỏi đại hội 13.

Nếu Thứ trưởng y tế Trương Quốc Cường không bị quá nhiều dư luận chú ý bởi đặc tính giấu mặt của ông ta, thì đặc thù thích làm nổi của Nguyễn Thị Kim Tiến đã đưa tên bà ta vào lịch sử của dân tộc Việt Nam trong câu vè ‘Trai kim Cự, gái Kim Tiêm; Kẻ thì giết biển, ả chuyên giết người’, không chỉ bởi tội nhập thuốc ung thư giả mà đã giết hàng ngàn người bệnh đến hai lần, mà còn để cho toàn bộ ngành y tế rơi vào thảm trạng vô lương tâm trong kiểu cách đối xử với hàng triệu bệnh nhân nghèo.

Nguyễn Thị Kim Tiến cũng là một trong những quan chức bị dân chúng Việt Nam căm ghét nhất và đòi hỏi phải từ chức nhiều nhất. Những làn sóng đòi bà ta phải từ chức cứ rộ lên từng đợt trên mạng xã hội hầu như vào mỗi năm.

Nhưng không những không chịu từ chức, không những được ‘lò’ của Nguyễn Phú Trọng nương nhẹ và không phải chịu bất cứ một hình thứ kỷ luật nào, đến tháng 7 năm 2019 Nguyễn Thị Kim Tiến còn được đặc cách bổ nhiệm Trưởng Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương, trở thành bộ trưởng duy nhất không phải là ‘trung ủy’ nhưng lại có độ tập quyền thuộc loại cao nhất trong giàn giáo các bộ trưởng và như được đúc khuôn bởi mô hình ‘chủ tịch nước kiêm tổng bí thư’ của Nguyễn Phú Trọng.

‘Củi nhà’ khác ‘củi rừng’ ra sao?

Tháng 9 năm 2019, bầu không khí ‘toàn đảng’, toàn quân lập thành tích chào mừng đại hội 13’ đã trở nên quyết liệt và hứa hẹn sống mái. Đơn thư tố cáo nội bộ - cái mà đảng cầm quyền xem là ‘thông tin không chính thức’ bất chợt tung ra dày đặc trên mạng xã hội…

Chỉ hai ngày sau khi Nguyễn Thị Kim Tiến ‘hốt cú chót’ vụ con trai Hoàng Quốc Cường, Thanh tra Chính phủ thình lình thông báo kết luận thanh tra vụ nhập khẩu thuốc ung thư giả, nhưng lần này đề cập trực tiếp đến trách nhiệm của Cục quản lý Dược, Bộ Y tế. Đáng chú ý, kết luận thanh tra trên đã chính thức xác định Bộ Y tế đã có nhiều tắc trách trong đăng ký, quản lý nhập khẩu, lưu hành thuốc chữa bệnh, dẫn đến doanh nghiệp nhập khẩu, lưu hành thuốc ung thư giả.

Cũng đáng chú ý, Thanh tra Chính phủ chuyển kết luận thanh tra này sang Ủy ban kiểm tra trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với cán bộ, đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm nêu trong kết luận thanh tra.

Và cũng chỉ vài ngày sau đó, Bộ Công an khởi tố vụ án này.

Như vậy, sau hai năm ‘không chính thức’ kể từ lúc mở tòa xử Công ty Pharma nhập thuốc ung thư giả, cũng là hai năm Bộ trưởng ‘kim tiêm’ Nguyễn Thị Kim Tiến được bảo bọc bởi Nguyễn Phú Trọng - người đã được bà Tiến chăm sóc thường trực và hết mình trong khoảng thời gian ông Trọng bị bạo bệnh từ tháng 4 năm 2019, Nguyễn Thị Kim Tiến đã chính thức bị quy trách nhiệm trong vụ án tán tận lương tâm đó.

Vậy ‘ả chuyên giết người’ sẽ bị xử lý ra sao - chỉ đơn giản là về mặt đảng và một phần trách nhiệm hành chính, hay còn phải ra tòa để với tội danh hình sự nhẹ nhàng nhất cũng phải là ‘thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’?

Nhưng với truyền thống ‘giơ cao đánh khẽ’ và đặc biệt với triết lý mới ‘chống tham nhũng phải nhân văn’ của ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng, chẳng có gì chắc chắn là Bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ phải nhận một hình thức xử lý nào, cho dù là xử lý cho có.

Thậm chí còn có thông tin ‘không chính thức’ cho biết Nguyễn Thị Kim Tiến đã có tên trong danh sách các ủy viên trung ương cho đại hội 13, sau khi Hội nghị trung ương 10 kết thúc vào tháng 5 năm 2019.

Cũng bởi thế, triển vọng bà Tiến tiếp tục được cho tồn tại để tận tình chăm sóc sức khỏe cho Nguyễn Phú Trọng và ‘các đồng chí có công với cách mạng’ là khá tươi sáng.

Rất ‘đồng cảm’ với Nguyễn Thị Kim Tiến còn là hàng loạt quan chức có quá nhiều tai tiếng nhưng vẫn an lạc hành sự như Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến, cựu Bí thư Hà Giang Triệu Tài Vinh, Bí thư Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến, Bí thư Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà… Tất cả những quan chức này đều được xem là ‘người nhà’ của ‘Người đốt lò vĩ đại’.

Video liên quan

Chủ Đề