Chùa bà chúa kho ở đâu

Tôi đã đi lễ đền bà chúa kho 20 năm nay và tôi luôn tin tưởng viết sớ sắp lễ tại cửa hàng nhà Lệ Nguyệt. Anh chị rất nhiệt tình bán hàng giá cả hợp lý tôi sẽ còn tin tưởng lâu dài

[BNP] - Trên vùng quê Kinh Bắc cổ kính và văn hiến, Đền thờ Bà Chúa Kho ở làng Cô Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh là một trong những ngôi Đền thờ thần mẫu, linh thiêng và nổi tiếng hơn cả. Hàng ngày, có hàng trăm lượt người trong và ngoài nước tới dâng lễ, cầu lộc, cầu tài, nhưng sầm uất và náo nức nhất là vào tháng 1, 2 Âm lịch hàng năm. Mọi người tới đây đều chung một niềm tin là Bà sẽ phù giúp cho việc làm ăn của mình thuận lợi, an khang và thịnh vượng.

Đền Bà Chúa Kho thu hút hàng nghìn lượt khách đến chiêm bái mỗi ngày.

Tương truyền, Bà Chúa Kho là người phụ nữ quê làng Quả Cảm, nhan sắc tuyệt trần, lại khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng Quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt [1076] do Lý Thường Kiệt lãnh đạo. Bà còn có công chiêu dân, lập ấp ở vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Ðồng, giúp người dân khai khẩn đất đai nông nghiệp. Sau này Bà trở thành Hoàng hậu dưới triều Lý, giúp nhà vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương. Bà bị giặc sát hại trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng. Cảm kích tấm lòng bao dung của Bà, nhà vua đã phong Bà là Phúc Thần. Nhân dân Cô Mễ nhớ ơn và lập Đền Bà Chúa Kho tại vị trí kho lương cũ trên Núi Kho. Đền được lập từ thời Lý, ban đầu vốn là ngôi miếu nhỏ. Vào thời Lê, được trùng tu, mở rộng thành khu Đền lớn với nhiều hạng mục công trình: cổng Tam quan, đường, sân, tòa tiền tế, cung đệ nhị, hậu cung – trung tâm thờ tự tôn nghiêm với tượng Bà chúa được tạc khắc rất công phu, tài nghệ. Trải qua thời gian và chiến tranh tàn phá, đến năm 1989, Đền Bà Chúa Kho đã được Nhà nước xếp hạng di tích Lịch sử - Văn hoá cấp Quốc gia và được tỉnh Bắc Ninh trùng tu tôn tạo, mở rộng với quy mô lớn gồm nhiều hạng mục công trình kiến trúc như: Cổng Tam môn, Tiền tế, cung Đệ tam, cung Đệ nhị, cung Thượng [cung Bà Chúa], tòa Sơn Trang, Lầu Cô, Lầu Cậu, ban thờ "Cửu trùng thiên" và một số công trình phụ trợ khác. Phần lớn các hạng mục công trình được khôi phục, tôn tạo mang dáng vẻ truyền thống và làm tôn vinh giá trị của di tích. Ngày 12 tháng Giêng hàng năm, để tưởng niệm ngày giỗ Bà Chúa Kho, dân làng Cô Mễ cùng khách thập phương thường tổ chức lễ dâng hương, sắp lễ vật cúng Bà Chúa Kho, tiến lễ các ban thờ trong khu vực Đền với trình tự là: Tiền Tế, Tứ Phủ Công Đồng, Đệ Nhị Cung, Đệ Nhất Cung [Tam tòa Thánh Mẫu]; cúng Phật ở chùa làng và cúng Thánh Tam Giang ở đình. Các lễ vật có thể cúng gồm có lễ chay, lễ mặn, lễ đồ sống, cỗ Sơn Trang, hoa quả, hương oản, gương lược. Khách thập phương đến Đền có người đến cầu an, cầu lộc, nhưng đa phần đến để “vay vốn” Bà Chúa Kho, mong cho một năm vốn liếng dồi dào, làm ăn phát đạt... Nghi thức “vay vốn” cũng rất rõ ràng, người ta ghi trong sớ là vay bao nhiêu, làm gì, và bao lâu sẽ trả. Thậm chí có người còn hứa là vay 1 trả 3, trả 10... với quan niệm đã vay thì phải trả, nên dù có làm ăn tốt hay không, người ta vẫn giữ đúng lời hứa, tức là tạ lễ cuối năm ở Đền Bà Chúa Kho. Trong dịp đầu năm, xung quanh Đền có hàng trăm cửa hàng bán đồ cúng tế, đông đúc người vào ra. Mâm lễ được khách hành hương mua sắm tùy tâm, khi đơn giản là thẻ hương, bông hoa với vài ba tập tiền âm phủ, cầu kỳ thì con gà đĩa xôi, hay một mâm ngũ quả đủ đầy... chủ yếu là thành tâm cầu khấn. Để phục vụ quý khách về dự hội, nhân dân Cô Mễ đã tổ chức đón tiếp khách, phục vụ mọi người ngày càng chu đáo, hạn chế và từng bước đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực, mong làm hài lòng quý khách về dự hội Đền.

Mọi người tới đây, ngoài việc thành tâm dâng lễ, cầu lộc, cầu tài, còn là dịp gặp nhau, cùng nhau vãn cảnh Đền, thăm các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của thành phố như: Đình Cô Mễ, Thành cổ Bắc Ninh, Văn Miếu Bắc Ninh; các khu phố cổ, thưởng thức những món ăn đặc sản của người Bắc Ninh.

| Chào mừng bạn đến với Đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho nằm ở lưng chừng núi Kho thuộc phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. Đền luôn được người dân tin là một trong những ngôi chùa xin lộc nổi tiếng nhất của miền Bắc. Đầu năm, du khách khắp nơi đổ về đây để cầu một năm làm ăn phát đạt và gặp nhiều may mắn.

| Cho chuyến đi tuyệt vời hơn:

Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cổ Mễ, Phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quần thể di tích của khu Cô Mễ [gồm: Đình - Chùa - Đền] mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng.

Ngôi đền có liên quan đến sự kiện Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1076. Vào thời đó ở làng Cổ Mễ, núi Kho, Cầu Gạo... vốn là những nơi đặt kho lương thực của quân Lý ở bờ nam chiến tuyến Như Nguyệt [Sông Cầu]. Núi Kho, núi Dinh, Thị Cầu cũng vốn là một vị trí chiến lược có thể kiểm soát con đường từ Lạng Sơn qua sông Cầu về Thăng Long xưa.

Đền Cổ Mễ thờ Bà Chúa Kho chính là nơi tưởng niệm một người phụ nữ Việt Nam đã khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong thời kỳ trước và sau chiến thắng Như Nguyệt.

Đền Bà Chúa Kho được xây dựng rất khang trang để phục vụ khách du lịch và phật tử gần xa . Vào đời nhà Lý, Bà có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho [tỉnh Bắc Ninh] và đã "thác" trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ [1077]. 

Nhà vua thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho. 

Đang cập nhật khách sạn gần Đền Bà Chúa Kho

Hằng năm vào ngày 14 tháng giêng, người dân cả nước lại nô nức về đền Bà Chúa Kho xin lễ, đặc biệt là những người kinh doanh, buôn bán. Dường như không khí lại càn thêm náo nhiệt, đông vui bởi những phần hội đặc sắc. Hãy cùng chúng tôi du lịch Bắc Ninh, tham quan khám phá đền bà chúa Kho các bạn nhé.

Di tích đền bà chuá Kho có cổng vò hết sức đồ sộ,

Vậy, sự tích đền Bà Chúa Kho thế nào? Tương truyền, bà Chúa Kho là người phụ nữ nhan sắc, lại khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt [1076] do Lý Thường Kiệt lãnh đạo. Bà còn có công chiêu dân lập ấp ở vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Ðồng, giúp người dân khai khẩn đất đai nông nghiệp.

Sau này bà trở thành hoàng hậu dưới triều Lý, giúp nhà vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương. Bà bị giặc sát hại trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng. Cảm kích tấm lòng bao dung của bà, nhà vua đã phong bà là Phúc Thần. Nhân dân Cô Mễ nhớ ơn và lập đền Bà Chúa Kho tại vị trí kho lương cũ trên Núi Kho và gọi bà bằng cái tên đầy cảm mến : Bà Chúa Kho.

Tượng bà chúa Kho mặc áo choàng, đội mũ

Trong tín ngưỡng người Việt, hình tượng Bà Chúa Kho rất độc đáo. Bà vừa là một nhân vật huyền thoại, vừa là một nhân vật lịch sử. Việc suy tôn Bà có sự hội tụ của truyền thống sùng bái nữ thần và sự tôn vinh người anh hùng có công khai phá đất đai, gây dựng cộng đồng, hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước. Đó chính là hiện tượng phổ biến phản ánh tâm linh, tín ngưỡng và truyền thống văn hoá của người Việt trong việc ngưỡng vọng, tôn thờ những người có công với dân với nước. Và quan trọng hơn cả là qua những truyền thuyết về Bà Chúa Kho, chúng ta vẫn thấy được một sự thực lịch sử được phản xạ, được nuôi dưỡng trong đó. Cho đến nay, việc thờ phụng Bà Chúa Kho ở Cô Mễ không còn tài liệu nào ghi chép lại.

Ngôi đền và cách bài trí cùng hệ thống tượng cũng không còn, trong đó có sự hội nhập tín ngưỡng thờ Mẫu một cách sâu sắc, đến mức lấn lướt cả nội dung của ngôi đền thờ nữ thần là Bà Chúa Kho. Ban thờ được bố trí theo tín ngưỡng Tứ phủ. Ba vị Tam toà thánh Mẫu ngự ở vị trí chính, chung quanh là các ban Chầu Bà, ban Đức ông. Tầng dưới, phía ngoài dành cho ban Công đồng Tứ phủ, có hai vị ông hoàng: hoàng Bơ, hoàng Bảy cũng được đặt ở vị trí thờ riêng. Dưới cùng là Bát bộ sơn trang.

Những công tình kiến trúc ở đền bà Chúa Kho

Tuy vậy, ở tầng cao trong cùng, ngay sau ban thờ Tam toà Thánh Mẫu vẫn là pho tượng Bà Chúa Kho đúc bằng đồng với tôn hiệu Linh Từ Quốc Mẫu. Ngoài lòng sùng bái, khách hành hương về lễ đền còn có mục đích được cầu tài, phát lộc bằng cách vay tiền, xin lộc Bà. Chính tập tục này là điểm độc đáo cuốn hút khách thập phương về với bản đền. Tiền vay của Bà thường là tiền thực, độ vài đồng tiền Việt, nhưng cũng có khi là tiền thánh [tiền âm phủ]. Nếu khách xin vay vàng [tượng trưng].
Bà cũng thuận cho. Có vay, co nợ thì có trả. Việc trả nợ cũng sòng phẳng, tính cả lời lãi và đương nhiên là người vay tỏ sự biết ơn bằng cách tạ lễ. Thực tế cho thấy, không chỉ đền Bà Chúa Kho ở Cô Mễ mới có tục vay mượn tiền của thần thánh. Tập tục này được chi phối bởi niềm tin tâm linh của người Việt. Đó là loại niềm tin “không thể giải thích bằng ngôn ngữ, bằng lôgic thông thường.

Nô nức lễ hội Đền bà Chúa Kho

Đối với tư duy khoa học kiểu duy lý, thì niềm tin ấy là hão huyền, nhảm nhí! Vậy mà trong đời sống, thì niềm tin ấy có sức mạnh ghê gớm, trong đó người ta tìm thấy cả vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan của con người” [GS Tô Ngọc Thanh]. ở một khía cạnh nào đó, niềm tin tôn giáo này có ý nghĩa giáo dục đạo đức sâu sắc. Với niềm tin đó, con người biết ứng nhân xử thế hơn, biết hàm ơn người cho vay và coi họ làn ân nhân. Xét trên góc độ tín ngưỡng tích cực thì việc vay tiền [chứ không xin không] ở đây không bị ràng buộc bởi những thủ tục trần tục như thế chấp, làm văn tự, thậm chí “dùng luật”… mà chỉ bị ràng buộc bởi những niềm tin tâm linh, bởi sự tự giác Thế nhưng những cuộc vay mượn ấy lại không bị “quỵt”, bị “bùng” như đã từng xảy ra ở trần gian. Vì vậy, tập tục này về sâu xa còn có ý nghĩa tích cực trong việc di dưỡng tinh thần văn hóa, giáo dục con người làm ăn đứng đắn, sống có đạo lý.

Từ thời Pháp thuộc, đền Bà Chúa Kho đã có nhiều thương nhân ở Hà Nội, Hải Phòng và các vùng lân cận đã tìm về đây để khấn lễ và chiêm bái. Ngôi đền ngày đó còn rất nhỏ. Đầu thế kỷ XX, người Pháp đã cho xây dựng tại núi Kho nhà máy giấy Đông Dương.

Hàng nghìn người về tham dự lễ hội đền bà Chúa Kho

Đây là nhà máy rất lớn, bao trùm gần như toàn bộ quả núi. Khi ấy, người Pháp đã có ý định phá bỏ ngôi đền nhưng họ gặp phải sự phản đối quyết liệt của người dân địa phương. Vào năm 1967 khi giặc Mỹ bắn phá miền Bắc, thành phố Bắc Ninh cũng là một trong những trọng điểm bị địch dội bom tàn phá. Điều kỳ lạ là mặc dù máy bay địch dội bom xuống làng Cổ Mễ, san bằng nhiều điểm ở thành phố Bắc Ninh, cày xới núi Kho nhưng không có quả bom nào rơi vào đền. Năm 1989, đền Bà Chúa Kho đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và được tỉnh Bắc Ninh trùng tu tôn tạo, mở rộng với quy mô lớn.

Hằng năm, mặc dù ngày 14 tháng Giêng mới là ngày chính của Lễ hội, nhưng từ nhiều năm nay ngay từ những ngày đầu xuân và kéo dài trong cả tháng Giêng, dòng người đã đổ về đền Bà Chúa Kho rất đông. Mỗi khi tết đến xuân về, năm cũ qua đi, năm mới đến. Người ta lại đổ về Bà Chúa Kho để trả nợ năm cũ, để vay làm ăn cho năm mới. Điều này đã thành thông lệ quen thuộc cho rất nhiều người. Theo kinh nghiệm du lịch Bắc Ninh, nếu bạn là người kinh doanh, hãy đến đền bà Chúa Kho một làn để cầu xin lộc bà.

Tags: phuong tien giao thong, diem du lich bac ninh, khach san bac ninh, dac san bac ninh

Video liên quan

Chủ Đề