Chức năng, nhiệm vụ của hội đồng trường tiểu học

Hội đồng trường được thành lập theo quy định tại Điều 1 của Luật GDNN và một số quy định cụ thể sau:
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường:

         a] Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo, giải trình với UBND tỉnh và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về giáo dục nghề nghiệp các điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả hoạt động, việc thực hiện các cam kết và tài chính của trường;

         b] Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thông qua phương án bổ sung, miễn nhiệm, cách chức hoặc thay thế các thành viên của hội đồng trường;

         c] Thông qua các quy định về số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm; việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của nhà trường;

         d] Giới thiệu nhân sự để thực hiện quy trình bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; thực hiện đánh giá hằng năm việc hoàn thành nhiệm vụ của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất trong trường hợp cần thiết;

         đ] Yêu cầu Hiệu trưởng giải trình về những vấn đề chưa được thực hiện, thực hiện chưa đúng, thực hiện chưa đầy đủ theo nghị quyết của Hội đồng trường. Nếu Hội đồng trường không đồng ý với giải trình của Hiệu trưởng thì báo cáo cơ quan chủ quản trường.

2. Hoạt động của Hội đồng trường

          a] Hội đồng trường họp định kỳ ít nhất 03 [ba] tháng một lần và họp đột xuất khi có đề nghị bằng văn bản của trên 30% tổng số thành viên Hội đồng trường hoặc có đề nghị bằng văn bản của Hiệu trưởng hoặc của Chủ tịch Hội đồng trường.

          Cuộc họp của Hội đồng trường là hợp lệ khi có ít nhất 70% tổng số thành viên hội đồng trường tham dự. Hội đồng trường làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Quyết nghị của Hội đồng trường có giá trị khi có trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng trường đồng ý. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trường. Các cuộc họp Hội đồng trường phải ghi biên bản. Biên bản cuộc họp và quyết nghị của Hội đồng trường được gửi đến các thành viên Hội đồng trường, cơ quan chủ quản trường chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cuộc họp hoặc quyết nghị được ký thông qua.

          b] Nhiệm kỳ của Hội đồng trường là 05 năm và theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng. Hội đồng trường được sử dụng con dấu, bộ máy tổ chức của nhà trường để triển khai các công việc của Hội đồng trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng trường;

           c] Ủy quyền điều hành Hội đồng trường

          Khi Chủ tịch Hội đồng trường không thể làm việc trong khoảng thời gian mà quy chế tổ chức, hoạt động của trường đã quy định thì phải có trách nhiệm ủy quyền bằng văn bản cho một trong số các thành viên còn lại của Hội đồng trường đảm nhận thay trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng trường. Văn bản ủy quyền phải được thông báo đến các thành viên Hội đồng trường, gửi đến cơ quan chủ quản trường và thông báo công khai trong toàn trường. Thời gian ủy quyền không quá 06 [sáu] tháng.

3. Hội đồng trường có số lượng thành viên là số lẻ, gồm 01 chủ tịch, 01 thư ký và các thành viên. Thành phần tham gia hội đồng trường theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Luật giáo dục nghề nghiệp.

          Trường hợp đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan tham gia hội đồng trường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

          a] Đang hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhà trường;

         b] Là người không có quan hệ bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột với các thành viên khác trong hội đồng trường.

4. Thành viên Hội đồng trường

        a] Hội đồng trường có tổng số thành viên là số lẻ, tối thiểu là 15 thành viên, bao gồm các thành viên đương nhiên, thành viên cử và thành viên bầu.

       b] Thành viên đương nhiên là Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn và Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường.

       c] Các thành viên cử là đại diện của các cơ quản quản lý nhà nước, doanh nghiệp, cựu sinh viên, các nhà khoa học, các chuyên gia quản lý và phát triển giáo dục. Số lượng của thành viên cử là từ 4-6 thành viên.

       d] Các thành viên bầu là đại diện cho tập thể giảng viên, cán bộ quản lý, các tổ chức chính trị – xã hội trong nhà trường và đại diện của sinh viên, số thành viên bầu là từ 3-5 thành viên.

       đ] Chủ tịch Hội đồng trường là người đại diện cơ quan trực tiếp quản lý Trường. Tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội đồng trường như tiêu chuẩn của Hiệu trưởng.

        e] Thư ký Hội đồng trường do Chủ tịch hội đồng trường giới thiệu trong số các thành viên của Hội đồng trường và đượcHhội đồng trường thông qua với trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng trường đồng ý. Thư ký Hội đồng trường không kiêm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng.

5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng trường

        a] Triệu tập các cuộc họp Hội đồng trường;

        b] Quyết định về chương trình nghị sự, chủ tọa các cuộc họp và tổ chức bỏ phiếu tại cuộc họp Hội đồng trường;

        c] Điều hành Hội đồng trường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật giáo dục nghề nghiệpvà quy định tại khoản 2 Điều này.

6. Thư ký Hội đồng trường trực tiếp giúp chủ tịch hội đồng trường thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

       a] Tổng hợp, báo cáo chủ tịch hội đồng trường các hoạt động của trường; chuẩn bị chương trình nghị sự, nội dung, tài liệu, gửi giấy mời họp và làm thư ký các cuộc họp của Hội đồng trường; xây dựng, hoàn chỉnh, lưu trữ các văn bản của Hội đồng trường;

      b] Chuẩn bị các báo cáo, giải trình với cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng trường;

      c] Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng trường giao.

7. Thành viên của Hội đồng trường có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng trường phân công và các nhiệm vụ khác quy định tại quy chế tổ chức, hoạt động của Trường.

Thủ tục thành lập Hội đồng trường; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch và các thành viên hội đồng trường thực hiện theo Điều 11 Điều lệ Trường Cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

          Trong quá trình chờ thực hiện việc thành lập và hoạt động của Hội đồng trường, nhà trường thành lập Hội đồng Trưởng phòng, khoa để thực hiện một số nhiệm vụ của Hội đồng trường.

8. Hội đồng Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum


 

Hội đồng trường được thành lập theo Quyết định của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo U Minh Thượng. Cơ cấu của Hội đồng trường gồm 11 người gồm: Đại diện tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng, đại diện Công đoàn, đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách Đội, đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng đúng theo quy định Điều 23 Điều lệ trường tiểu học Văn bản hợp nhất số 03/VBHNBGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2014. Vào đầu mỗi năm học hiệu trưởng thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng có 9 người cơ cấu thành phần gồm: Hiệu trưởng là chủ tịch Hội đồng; Chủ tịch Công đoàn và phó hiệu trưởng làm phó chủ tịch Hội đồng; thư ký và 05 thành viên. Hiệu trưởng thành lập Hội đồng chấm thi giáo viên dạy giỏi; Hội đồng chấm thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi vào thời gian tổ chức hội thi.

Hội đồng trường Ban hành quy chế hoạt động phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. Hội đồng trường thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 10 Điều lệ trường tiểu học.

Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục. Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn và từng năm học; Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường; Giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường. 

Hằng năm, học kỳ Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng được tổ chức rà soát, báo cáo đánh giá việc thực hiện quy chế hoạt động của các hội đồng, các thành viên thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn. Từ đó, điều chỉnh và xây dựng kế hoạch hoạt động tiếp theo.

Hội đồng trường thường xuyên tổ chức giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Đánh giá công tác tổ chức và thực hiện quy chế dân chủ, công tác giảng dạy, quản lý giáo dục, công tác quản lý tài chính và các nguồn lực khác của nhà trường. Hội đồng trường xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng năm học và đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Hội đồng trường và các hội đồng khác được thành lập và cơ cấu đúng quy định. Hội đồng trường Ban hành quy chế hoạt động phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 10 Điều lệ trường tiểu học. Hằng năm, học kỳ Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng được tổ chức rà soát, đánh giá việc thực hiện quy chế hoạt động của các hội đồng, các thành viên thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn. Từ đó, điều chỉnh và xây dựng kế hoạch hoạt động tiếp theo. Hội đồng trường thường xuyên tổ chức giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Đánh giá công tác tổ chức và thực hiện quy chế dân chủ, công tác giảng dạy, quản lý giáo dục, công tác quản lý tài chính và các nguồn lực khác của nhà trường, xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng năm học và đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Trường TH Phạm Văn Hớn

Video liên quan

Chủ Đề