Chuyên viên nhân sự học ngành gì

Theo xu hướng phát triển thị trường lao động, ngành nhân sự là một ngành ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế hội nhập hiện nay.

Từ trước tới giờ người ta vẫn suy nghĩ quản trị nhân sự chỉ là một kỹ năng dành cho các cấp quản lý trở lên; thậm chí quản trị nguồn nhân lực cũng chỉ tập trung trong hai công tác tuyển dụng và điều hành nhân sự, chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi cảm tính và thường thiếu đo lường chất lượng.

Trong giai đoạn phát triển mới đầy phức tạp, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu nhìn nhận ra yêu cầu cần phải chuyên nghiệp hoá công tác quản trị nguồn nhân lực nhằm gia tăng sức mạnh và hiệu quả hoạt động.

Ngành nhân sự là gì?

Ngành nhân sự được chia thành 2 mảng chính: quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực. Quản trị nhân sự là làm các công việc liên quan tới quản lý hành chính và thực hiện các chính sách lao động. Quản trị nguồn nhân lực mang tính chiến lược hơn, ví dụ: phát hiện và phát triển nhân tài, xây dựng các cơ chế đánh giá NV... Quản trị nguồn nhân lực ngày càng được xem trọng hơn. Ngoài ra, ngành nhân sự còn có các nghề khác như: Săn đầu người – tiếp cận và thuyết phục nhân sự được khách hàng chỉ định về làm việc cho công ty khách hàng; Tìm kiếm và tuyển chọn ứng viên; Tư vấn quảng cáo tuyển dụng; Tư vấn chiến lược nhân sự... 

Quản lý nhân sự : Công việc thiết yếu trong tất cả doanh nghiệp

>> Tìm hiểu về quản lý nhân sự

Các công việc chính của phòng nhân sự thường rất đa dạng, bao gồm: công tác tuyển dụng, đào tạo nhân viên, công tác định mức lao động, mô tả công việc, theo dõi chấm công, tính lương, thực hiện các công việc liên quan đến bảo hiểm, giải quyết chế độ [thai sản, nghỉ việc, phúc lợi, quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động,…] cho toàn công ty.

Nếu bộ phận bán hàng là mũi nhọn đi đầu, mang lại doanh thu, lợi nhuận về cho doanh nghiệp thì phòng nhân sự nói riêng và các bộ phận khác như kế toán, IT... chính là hậu phương vững chắc giúp con thuyền của doanh nghiệp tiến lên. Sự cần thiết và quan trọng của bộ phận nhân sự còn thể hiện ở việc định hướng và quy hoạch nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Đơn cử, tại các công ty, tập đoàn đa quốc gia như P&G, Unilever, Samsung, Microsoft,… nhằm đảm bảo nguồn nhân lực luôn dồi dào phục vụ cho các mặt hoạt động của doanh nghiệp, người ta còn bổ nhiệm vị trí Giám đốc nhân sự thay vì nhân sự chỉ là một mảng kiêm nhiệm thêm như trước đây. Đây cũng chính là chiến lược, chính sách được nhiều công ty tại Việt Nam áp dụng nhằm chuyên nghiệp hoá trong việc thu hút nhân tài đầu quân cho doanh nghiệp.

Ngành quản trị nhân lực thi khối : A, A1, D1, D3

Tiềm năng phát triển của ngành

Trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng như hiện nay thì rất nhiều ngành nghề, doanh nghiệp lựa chọn cắt giảm nhân viên để đảm bảo sự tồn tại và hoạt động. Không chỉ là nhân viên kinh doanh, kế toán hay IT bị cắt giảm mà ngay cả bộ phận nhân sự cũng không ngoại lệ.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cho dù nền kinh tế có đi vào khủng hoảng hay không thì nhu cầu nhân lực chất lượng cao, tuyển dụng người tài vẫn không có biến chuyển lớn. Một cách nhìn khác, chính trong thời điểm khủng hoảng là giai đoạn mà việc thay đổi lao động diễn ra mạnh mẽ, doanh nghiệp phải cơ cấu lại, sa thải nhân viên sẽ tạo ra cơ hội việc làm cho những cá nhân đáp ứng tốt các tiêu chí của nhà tuyển dụng.

Dự báo khủng hoảng kinh tế đã chạm đáy và khả năng hồi phục, tăng trưởng kinh tế trở lại ở phía trước đang mở ra cơ hội việc làm cho nhiều lĩnh vực; ngành nhân sự cũng nằm trong số đó. Với doanh nghiệp, để có thể tuyển dụng được những nhân viên xuất sắc ở các mảng kinh doanh, marketing, kế toán thì việc trước tiên là cần những nhân viên nhân sự tài năng. Do đó, việc lựa chọn theo học ngành nhân sự từ bây giờ chính là đón đầu cho tương lai.

Kỹ năng với người làm nhân sự

Những đặc điểm về các kỹ năng chuyên môn không thể thiếu thiếu với người làm quản trị nhân sự, đó là: dự báo nhu cầu nhân sự và hoạch định nguồn nhân lực; phác họa chân dung ứng viên tốt từ các nhân tố thành công của công việc, sắp xếp một cuộc phỏng vấn ấn tượng và thành công; đặt câu hỏi phỏng vấn để nhận diện được "bản chất" ứng viên; xây dựng hệ thống thông tin nội bộ hai chiều; hướng dẫn nhân viên mới hội nhập công ty...


Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp,đặc biệt là khả năng thuyết phục cũng nằm trong số những yêu cầu cần thiết khi tuyển dụng nhân viên nhân sự.

Học ngành Nhân sự ở đâu?

Phát triển nghề nghiệp luôn là mục tiêu của mỗi cá nhân. Để có cơ sở vững vàng cho việc phát triển nghề nghiệp trong tương lai, mỗi cá nhân cần có nền tảng kiến thức cơ bản và chuyên sâu về nghề nghiệp được lựa chọn. Tại trường ĐH chương trình đào tạo ngành Quản trị nhân lực bám sát với thực tế công việc, dựa trên bảng mô tả công việc của các chức danh cán bộ nhân sự hoạt động tại các công ty trong và ngoài nước. Với hai kỳ thực tập trong suốt thời gian học sẽ giúp SV tiệm cận với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp.


Hiện có rất nhiều Trường đại học trong nước đào tạo ngành nhân sự.

Cơ hội nghề nghiệp và vị trí lao động

Có rất nhiều cơ hội ứng cử vào Phòng Nhân sự của các công ty với những chức danh như: Chuyên viên Tuyển mộ, Chuyên viên Đào tạo và Phát triển Nhân viên, Chuyên viên Tiền lương và Phúc lợi, Trưởng phòng/Giám đốc Nhân sự…, cùng nhiều cơ hội thăng tiến hấp dẫn và phát triển vượt bậc về năng lực bản thân. Các bạn sẽ có đủ năng lực kiến tạo và dẫn dắt đội ngũ nhân viên đủ năng lực hoàn thành các mục tiêu kinh doanh. Nhà quản lý nhân sự giỏi sẽ biết cách giữ chân người tài, nhằm giúp công ty tạo ra lợi thế tuyệt đối về “Trí tuệ và tư duy”. Ươm mầm và nuôi dưỡng tài năng, nhằm chuyển hóa nhân lực thành tài lực một cách liên tục, đó là sứ mệnh của những người làm nhân sự.

Mức thu nhập trung bình

Hiện nay, một sinh viên mới ra trường làm ngành nhân sự có thể tìm được việc làm với mức lương tối thiểu 5 triệu đồng/tháng, cấp trưởng phòng được trả hơn 1.000 USD/tháng và các vị trí giám đốc nhân sự có thể có thu nhập từ 2.500 - 3.000 USD/tháng. Thậm chí những tập đoàn lớn của nước ngoài đang trả lương 4.000 USD/tháng cho vị trí này tại Việt Nam.

Biên Thùy

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, đội ngũ nhân viên luôn đóng vai trò cốt lõi và quyết định đến sự thành bại của công ty. Bởi họ chính là người trực tiếp tạo nên giá trị và văn hóa của chính doanh nghiệp ấy. Một công ty muốn phát triển thì đội ngũ nhân viên phải rất vững mạnh về cả kỹ năng chuyên môn lẫn thái độ làm việc.

Để tuyển được những người tài cho công ty thì không thể vắng bóng vai trò của chuyên viên nhân sự. Vậy chuyên viên nhân sự là gì? Công việc hằng ngày của họ ra sao? Họ đóng vai trò như thế nào trong bộ máy doanh nghiệp? Cùng Glints khám phá tất tần tật về công việc chuyên viên nhân sự nhé!

Chuyên viên nhân sự là gì?

Trong các doanh nghiệp, chuyên viên nhân sự thuộc phòng ban Quản trị Nhân sự [HR]. Vai trò của chuyên viên nhân sự là “cầu nối” giữa các cấp quản lý và cấp nhân viên.

Là một chuyên viên nhân sự có tâm và có tầm, bạn cần hiểu rõ Luật Lao động để từ đó đảm bảo phúc lợi của nhân viên, đồng thời tìm cách phát triển họ về cả kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm.

Mô tả công việc của chuyên viên nhân sự

Mang nhiều trọng trách đối với một doanh nghiệp đến thế, vậy bảng mô tả công việc của chuyên viên nhân sự là gì? Bên dưới đây, Glints đã tổng hợp những đầu việc chính mà một chuyên viên nhân sự sẽ phải đảm nhiệm trong quá trình làm việc.

Cụ thể như sau:

  • Chịu trách nhiệm chính trong các hoạt động, chương trình tuyển dụng mỗi khi doanh nghiệp phát sinh nhu cầu về mặt nhân sự.
  • Thực hiện các kỹ năng chuyên môn để tìm nguồn ứng viên, từ đó sàng lọc và phỏng vấn hiệu quả.
  • Đánh giá nhu cầu đào tạo và điều phối các hoạt động phát triển nhân sự về kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm.
  • Củng cố văn hóa doanh nghiệp thông qua các buổi đào tạo, gắn kết,…
  • Thực hiện các thủ tục đánh giá hiệu suất làm việc, ví dụ như đánh giá nhân viên hàng quý, hàng năm.
  • Xây dựng các chính sách nhân sự công bằng và đảm bảo nhân viên hiểu và tuân thủ chúng.
  • Đầu mối hỗ trợ nhân viên trong các vấn đề liên quan đến luật lao động; giải quyết khiếu nại của nhân viên.
  • Thiết kế các gói bồi thường và phúc lợi của doanh nghiệp.
  • Xem xét phần mềm công nghệ quản lý nhân sự, đề xuất những sáng kiến hiệu quả hơn.
  • Đo lường tỷ lệ giữ chân nhân viên và tỷ lệ thay thế.
  • Giám sát hoạt động hàng ngày của bộ phận nhân sự.
  • Xây dựng nội dung, thông tin nội bộ.

Mô tả công việc nhân viên nhân sự.

Với khối lượng công việc như thế, vậy những kỹ năng cần thiết của một chuyên viên nhân sự là gì?

Kỹ năng giao tiếp 

Dù kỹ năng giao tiếp là điều quan trọng với hầu hết ngành nghề, nhưng đối với các chuyên viên nhân sự thì còn hơn cả thế. Đối với các cấp quản lý, họ đại diện cho tiếng nói của nhân viên; đối với nhân viên, họ lại đại diện cho tiếng nói của ban quản lý. 

Hơn thế, trong quá trình tuyển dụng, chuyên viên nhân sự sẽ là người cùng các phòng ban tham gia quá trình phỏng vấn. Điều này đòi hỏi họ phải có khả năng ăn nói lưu loát để quá trình phỏng vấn diễn ra suôn sẻ. 

Chuyên viên nhân sự cũng là người phụ trách truyền thông nội bộ trong một tổ chức. Họ phải đảm bảo mọi thông tin nội bộ là chính xác và được cung cấp đến đúng đối tượng. Họ cũng phải tương tác với tất cả các nhân viên để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân viên.

Kỹ năng đàm phán

Đàm phán là một phần quan trọng của việc trở thành chuyên viên nhân sự. Họ phải thương lượng về mức lương, đãi ngộ và các phúc lợi liên quan đối với người mới vào công ty.

Các quản lý cấp cao phân bổ lượng ngân sách cố định cho các vị trí tuyển dụng, nên vai trò của chuyên viên nhân sự phải đảm bảo thu hút nhân tài trong mức ngân sách đó.  

Kỹ năng đàm phán là rất quan trọng cho mọi HR executive.

Các chuyên viên nhân sự cũng là người đàm phán khi có tranh chấp giữa những người lao động, hoặc giữa người lao động với người sử dụng lao động. Họ phải đảm bảo xung đột được giải quyết hợp lý và mọi người đều hài lòng với kết quả đó. 

Điều này rất khó nhưng lại rất quan trọng, vì vậy một giám đốc nhân sự cần phải có kỹ năng đàm phán vững vàng.

Giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là một phần quan trọng trong nhiệm vụ của chuyên viên nhân sự. Từ những vấn đề nội bộ như giải quyết xung đột giữa các nhân viên, đến những vấn đề bên ngoài như các vấn đề liên quan đến danh tiếng của doanh nghiệp. 

Trong một công ty lớn sẽ có nhiều kiểu nhân viên khác nhau, nên việc xảy ra tranh chấp là chuyện thường tình. Bất cứ khi nào xảy ra tranh chấp, chuyên viên nhân sự nên là người đầu tiên biết về điều này. Họ cần giải quyết nó một cách công bằng và dài hạn, không để chúng phát sinh lần sau.

Làm việc nhóm

Trong một tổ chức lớn sẽ có phòng ban Nhân sự riêng biệt gồm nhiều chuyên viên nhân sự đảm nhiệm các vai trò khác nhau. Vì các vai trò này tương tác và hỗ trợ lẫn nhau, nên chuyên viên nhân sự cần có kỹ năng làm việc nhóm tuyệt vời để làm tốt công việc của mình, đồng thời hỗ trợ các nhóm chuyên viên khác. 

Các HR Executive cũng là người tổ chức các sự kiện trong công ty. Muốn vậy, họ phải thành lập ban tổ chức và làm việc với các nhân viên từ những phòng ban khác.

Vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm là điều bắt buộc đối với các chuyên viên nhân sự. Bạn có thể trau dồi kỹ năng này ngay từ lúc còn là thực tập sinh nhân sự.

Kỹ năng tin học

Chuyên viên nhân sự phải có sự am hiểu về công nghệ. Hầu hết mọi doanh nghiệp lớn hiện nay đều sử dụng phần mềm để quản lý nhân sự.

Các phần mềm này sẽ giúp các HR Executive theo dõi tiến độ phát triển của nhân viên, cập nhật các chính sách công ty, thực hiện các biện pháp tiết kiệm ngân sách,… 

Vì vậy, bạn cần phải hiểu rõ về công nghệ để có thể vận hành tất cả chúng. Các chuyên viên nhân sự cũng phải số hóa và sắp xếp, quản lý các tài liệu quan trọng.

Thế nên các kỹ năng kỹ thuật là yếu tố cần ở những chuyên viên quản trị nhân sự hiện đại.

Kỹ năng cố vấn

Các chuyên viên nhân sự cũng chính là người cố vấn cho nhân viên mới của công ty. Tất nhiên, họ sẽ có leader để hướng dẫn họ ở kỹ năng chuyên môn.

Song, HR Executive sẽ giúp họ cách quản lý thời gian, cách thích nghi với môi trường mới, cách để làm việc như ở nhà… 

Từ đó, nhân viên sẽ nắm được những kỹ năng mềm để thực hiện công việc một cách hiệu quả và trơn tru hơn rất nhiều.

Kỹ năng tương tác liên cá nhân [interpersonal skill]

Bên cạnh khả năng giao tiếp tốt, chuyên viên nhân sự còn phải sở hữu kỹ năng tương tác liên cá nhân. Tương tác ở đây bao hàm cả việc giao tiếp, đồng cảm, kết nối, thấu hiểu họ ở mọi phương diện. 

Sự tương tác tốt giữa HR Executive và nhân viên sẽ giúp văn hóa doanh nghiệp trở nên ‘mở lòng’ hơn. Mọi người thoải mái chia sẻ những tâm tư, tình cảm của mình mà không bị phán xét, trù dập và kì thị.

Mức lương của chuyên viên nhân sự là gì?

Sẽ rất khó để đưa ra một mức lương cụ thể đối với vị trí chuyên viên nhân sự nói riêng và các vị trí cấp cao trong phòng ban Nhân sự nói chung.

Dưới đây, Glints đã tổng hợp một vài mức lương phổ biến cho từng vị trí, cụ thể như sau:

  • Thực tập sinh quản trị nhân sự: dao động từ 5 – 10 triệu/tháng.
  • Chuyên viên nhân sự: dao động từ 10 – 12 triệu/tháng.
  • Giám sát chuyên viên nhân sự: dao động từ 10 – 20 triệu/tháng.
  • Phó phòng nhân sự: 20 – 30 triệu/tháng.
  • Trưởng phòng nhân sự: 30 – 40 triệu/tháng.
  • Giám đốc nhân sự khu vực: 40 – 80 triệu/tháng.
  • Giám đốc nhân sự [CHRO]: 80 – 100 triệu/tháng.

Tìm cơ hội làm việc ở đâu?

Nếu bạn đang kiếm tìm cơ hội làm chuyên viên nhân sự cho bản thân, Glints sẽ giúp bạn với hàng loạt cơ hội làm việc và phát triển bản thân nhé.

Chớp lấy cơ hội làm Chuyên Viên Nhân Sự tại đây!

Tác Giả

Video liên quan

Chủ Đề