Có bao nhiêu đời vua quê ở ninh bình năm 2024

Ninh Bình là vùng đất cổ, cách đây hơn 3 vạn năm, người Việt cổ đã cư trú trên mảnh đất này. Qua quá trình biến thiên của lịch sử, vùng đất Ninh Bình có nhiều thay đổi về tên gọi.

Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), đổi đạo Thanh Bình thành đạo Ninh Bình; địa danh Ninh Bình có từ đây,với ý nghĩa một vùng đất vững chãi, bình yên thể hiện ý chí quật cường, tinh thần anh dũng, quả cảm của nhân dân vùng đất này. Năm Minh Mạng thứ 10 (1829), đổi đạo Ninh Bình thành trấn Ninh Bình và đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831), trấn Ninh Bình được đổi thành tỉnh Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình chính thức được thành lập năm 1831. Ngày 27/12/1975, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá V ra Nghị quyết hợp nhất tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Hà thành tỉnh Hà Nam Ninh. Ngày 26/12/1991, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá VIII ra Nghị quyết tách tỉnh Hà Nam Ninh thành 2 tỉnh Nam Hà, Ninh Bình. Ngày 1/4/1992, tỉnh Ninh Bình chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới, gồm 5 huyện: Hoàng Long, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp, Kim Sơn và 2 thị xã: Ninh Bình, Tam Điệp. Tháng 11/1993, huyện Hoàng Long được đổi tên thành huyện Nho Quan. Tháng 7/1994, huyện Yên Khánh được thành lập lại, đổi tên huyện Tam Điệp thành huyện Yên Mô như trước đây. Ngày 7/02/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2007/NĐ-CP, thành lập thành phố Ninh Bình trực thuộc tỉnh. Đến ngày 10/4/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyếtsố 904/ NQ-UBTVQH, thành lập thành phố Tam Điệp trực thuộc tỉnh. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình có 02 thành phố và 6 huyện.

Có bao nhiêu đời vua quê ở ninh bình năm 2024

Du khách đến với Ninh Bình

Tỉnh Ninh Bình có diện tích tự nhiên gần 1.400 km2, địa hình tự nhiên phân thành 3 vùng rõ rệt: vùng đồi núi bán sơn địa gồm huyện Nho Quan và một phần thành phố Tam Điệp; vùng đồng chiêm trũng gồm huyện Gia Viễn và huyện Hoa Lư; vùng đồng bằng ven biển gồm huyện Kim Sơn, phía Nam huyện Yên Khánh vàmột phần phía Đông huyện Yên Mô. Hằng năm, vùng bãi bồi thuộc huyện Kim Sơn tiến ra biển khoảng 80m đến 100 m. Rừng núi Ninh Bình nằm trong hệ đá vôi hình cánh cung, chạy dài từ vùng Tây Bắc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Khu rừng nguyên sinh Cúc Phương có nhiều động, thực vật quý hiếm. Núi đá vôi ở Ninh Bình có nhiều hang động đẹp nổi tiếng như Nam thiên đệ nhị động (Bích Động), Nam thiên đệ tam động (Địch Lộng), động Thiên Tôn, động Liên Hoa, đặc biệt là khu hang động Tràng An... vùng đèo Ba Dội là “cổ họng Bắc - Nam”, cửa ải trọng yếu giữa Khu III và Khu IV của đất nước. Thiên nhiên đã tạo cho Ninh Bình một vùng đất có biển, có rừng núi, có đồng bằng, giàu tiềm năng phát triển toàn diện và là một địa bàn có thế hiểm yếu về quân sự: tiến có thể đánh, lui có thế giữ. Vì vậy, Ninh Bình là một vùng đất mang đầy dấu tích lịch sử chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước từ thời Hai Bà Trưng đến ngày nay. Dân số Ninh Bình những năm 1927-1928 có khoảng gần 300.000 người; đến năm 1945 khoảng 350.000 người; đến năm 1992 có 819.600 người, đến năm 2015trên 952.000 người và tăng lên trên 993.920 người vào năm 2021. Đại bộ phận dân cư Ninh Bình là dân tộc Kinh và có khoảng hơn 20.000 người thuộc dân tộc ít người, đại đa số là dân tộc Mường, sống tập trung ở một số xã miền núi huyện Nho Quan. Có 2 tôn giáo chính: Phật giáo và Công giáo. Phật giáo chiếm khoảng 5,18% và Công giáo chiếm 16,3 % dân số (chủ yếu tập trung ở huyện Kim Sơn). Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, vùng đất và con người Ninh Bình đã để lại những dấu ấn đặc biệt. Đầu Công nguyên, Hai Bà Trưng dựa vào địa hình rừng núi Tam Điệp để chống lại quân Đông Hán do Mã Viện chỉ huy, tại đây nhân dân trong vùng đã cung cấp lương thảo, gia nhập nghĩa quân đánh giặc. Những năm đầu thế kỷ X, Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền dựa vào dãy núi Tam Điệp đắp thành luỹ để xây dựng và bảo vệ lực lượng miền Thanh Hoá, rồi tiến quân đánh thắng quân Nam Hán, lập chiến công vang dội ở Đại La năm 930, Bạch Đằng năm 938. Vào nửa cuối thế kỷ X, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân, thu giang sơn về một mối vào năm 968, lập vương triều phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở nước ta, đặt tên nước Đại Cồ Việt, dựng kinh đô ở đất Hoa Lư, ban hành nhiều chính sách cách tân để xây dựng đất nước. Những năm cuối thế kỷ X, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua lập vương triều nhà Lê (thay thế vương triều Đinh) trực tiếp thống lĩnh quân sỹ kháng Tống, bình Chiêm giữ vững nền độc lập và bờ cõi đất nước. Tiếp theo nhà Lê, năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý, năm 1010 quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La (Thăng Long - Hà Nội). Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thế kỷ XIII, các vua Trần lấy dãy núi Tam Điệp làm bức tường thành bảo vệ vùng Châu Ái, Châu Hoan (Thanh Hoá, Nghệ An). Năm 1285, vương triều Trần rút khỏi thành Thăng Long thực hiện “vườn không nhà trống” về vùng đất Ninh Bình xây dựng căn cứ địa (thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư ngày nay). Từ căn cứ này, các vua Trần tổ chức quân dân Đại Việt phản công đánh thắng quânMông - Nguyên xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ nước nhà. Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đầu thế kỷ XV, nghĩa quân Lê Lợi nhiều lần tiến quân đánh giặc Minh xâm lược, qua vùng Tam Điệp, Nho Quan (huyện Khôi), nhân dân ủng hộ lương thảo và gia nhập nghĩa quân tham gia chiến đấu, giải phóng các lộ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cuối thời hậu Lê, Ngô Thì Nhậm chọn vùng núi Tam Điệp, Ninh Bình làm nơi phòng thủ, chờ đại quân Tây Sơn tiến ra Bắc. Từ Tam Điệp, đại quân Quang Trung - Nguyễn Huệ tiến đánh tan 29 vạn quân Thanh vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), giải phóng Thăng Long, giành lại độc lập.

Tiếng vọng người xưa

Truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của nhân dân Ninh Bình ngày càng được phát huy mạnh mẽ. Ninh Bình là một trong những địa phương sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Tháng 9/1927 Chi bộ hội Việt Nam cách mạng thanh niên đầu tiên được thành lập tại làng Lũ Phong, tổng Quỳnh Lưu (Nho Quan) do đồng chí Lương Văn Thăng làm Bí thư. Sau khi được thành lập Chi bộ hội Việt Nam cách mạng thanh niên Lũ Phong đã tuyên truyền, giác ngộ cách mạng gây cơ sở phát triển nhiều hội viên, thành lập một số chi bộ khác trong tỉnh. Việc thành lập chi bộ cách mạng sớm đã kịp thời tuyên truyền, giác ngộ nhân dân, góp phần cùng với quân và dân cả nước làm nên Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đóng góp những chiến công to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, xứng đáng là quê hương anh hùng của một dân tộc anh hùng. Trong niềm vui chung của cả dân tộc, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Ninh Bình bắt tay vào khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng quê hương, thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 16 năm hợp nhất tỉnh Hà Nam Ninh (1976-1991), quân dân các huyện, thị xã khu vực Ninh Bình phấn đấu góp phần cùng cả tỉnh giành nhiều thắng lợi trên các lĩnh vựcchính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, vượt qua giai đoạn khó khăn, thử thách, tạo ra những động lực quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Trong thực tiễn xây dựng và chiến đấu bảo vệ quê hương, người dân Ninh Bình đời sau nối tiếp đời trước hun đúc nên những phẩm chất, tính cách cao đẹp trở thành truyền thống quý báu. Đó là truyền thống lao động cần cù sáng tạo, đoàn kết, đùm bọc giúp đỡ nhau trong khó khăn, gian khổ, chống đỡ, khắc phục hậu quả thiên tai, dũng cảm, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Quá trình lịch sử đấu tranh xây dựng và phát triển quê hương của nhân dân Ninh Bình đã sáng tạo một không gian văn hoá đặc sắc, năng động; đến nay, có 1.499 di tích lịch sử, văn hoá, trong đó có 342 di tích đã được xếp hạng; 79 di tích cấp quốc gia; 263 di tích xếp hạng cấp tỉnh; 01 Di sản thế giới; 02 di tích cấp Quốc gia đặc biệt. Những thành tựu rực rỡ về kiến trúc, điêu khắc như đền thờ Vua Đinh - Vua Lê, đền Thái Vi, nhà thờ đá Phát Diệm v.v…; những áng thơ văn, lễ hội, ca múa, trong đó hát chèo có từ thời Đinh, hát ca trù, hát xẩm ở Yên Phong (Yên Mô), hát văn (Phủ Đồi, Nho Quan)... còn duy trì và phát triển đến ngày nay. Nhiều danh nhân nổi tiếng như Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Dương Vân Nga, Nguyễn Minh Không, Trương Hán Siêu, Ninh Tốn, Vũ Duy Thanh, Vũ Phạm Khải, Phạm Thận Duật và các vị khoa bảng, nhà văn hoá, nhà khoa học đương đại được sinh ra và lớn lên ở vùng đất này. Mỗi ngọn núi, con sông trên đất Ninh Bình đều là những địa danh ghi lại những dấu tích về văn hoá, lịch sử trong tiến trình chinh phục thiên nhiên, chống thù trong, giặc ngoài để đứng vững và phát triển. Mỗi tên đất, tên làng đều thể hiện khát vọng về một cuộc sống hoà bình, hạnh phúc bền vững của nhân dân trên mảnh đất Ninh Bình… Truyền thống lịch sử và cách mạng vẻ vang cùng những giá trị văn hóa đặc sắc được kết tinh trên mảnh đất Ninh Bình, đã trở thành nền tảng, là tiền đề quan trọng cho quá trình đổi mới, phát triển quê hương trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập hôm nay.

TTBCXB

Ninh Bình có bao nhiêu người năm 2023?

Có 08 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 02 thành phố và 06 huyện), với 143 xã, phường, thị trấn. Dân số trên 01 triệu người, với tổng 313.812 hộ.

Ninh Bình có bao nhiêu đời vua?

Cách nay hơn 1000 năm, núi sông hoa gấm ở địa phương nầy chính là nơi xuất thân của nhiều bậc anh hùng hào kiệt, đầu xanh chí cả làm rạng danh dân tộc giống nòi. Và địa linh phong thủy ở nơi nầy, cũng từng là kinh đô dựng nghiệp Đế vương của ba triều Đinh, Lê, Lý gồm có 6 đời vua trong lịch sử ngàn năm của dân tộc*.

Ninh Bình có vừa gì?

Ninh Bình là quê hương đồng thời cũng là nơi đóng đô của Vua Đinh Tiên Hoàng nên vùng đất này hiện nay còn lưu giữ đầy đủ các di tích lưu niệm trong cuộc đời của Đinh Bộ Lĩnh.

Tên gọi vùng đất Ninh Bình thời kỳ Bắc thuộc là gì?

Nhưng ngày 9.10.1945, Hội đồng Chính phủ quyết định các tỉnh lấy lại tên cũ thì Hoa Lư lại được gọi là tỉnh Ninh Bình thuộc Bắc Kỳ, sau gọi là Bắc Bộ.