Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật

Nhà nước là cơ quan nắm giữ quyền lực, chính trị của xã hội quyết định những vấn đề trọng yếu của đất nước thực hiện điều hành, vận hành hoạt động của Nhà nước của xã hội. Cơ quan nhà nước gồm những cơ quan nào?

Cơ quan nhà nước là gì?

Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, là tổ chức mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước.

Trước khi tìm hiểu Cơ quan nhà nước gồm những cơ quan nào? cần nắm được các đặc điểm của cơ quan nhà nước như sau:

– Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước và đó chỉ là những bộ phận then chốt, thiết yếu của nhà nước;

– Trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan Nhà nước có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản áp dụng pháp luật;

– Giám sát thực hiện các văn bản mà mình ban hành, có quyền thực hiện biện pháp cưỡng chế khi cần thiết;

– Mỗi cơ quan nhà nước có hình thức và phương pháp hoạt động riêng do pháp luật quy định.

– Mỗi cơ quan nhà nước được trao cho những quyền năng nhất định để thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định.

Toàn bộ nhiệm vụ và quyền hạn mà một cơ quan nhà nước được thực hiện và phải thực hiện tạo nên thẩm quyền của cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước nhân danh và sử dụng quyền lực nhà nước, sử dụng những quyền năng nhất định để thực hiện thẩm quyền của mình.

Cơ quan nhà nước được phân loại theo từng tiêu chí như sau:

– Căn cứ vào hình thức thực hiện quyền lực:

+ Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất; HĐND là cơ quan quyền lực ở địa phương;

+ Cơ quan hành chính Nhà nước: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các UBND cấp tỉnh, huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.

+ Cơ quan tư pháp: Tòa án, Viện kiểm sát;

– Căn cứ vào trình tự thành lập:

+ Cơ quan Nhà nước do dân bầu ra;

+ Cơ quan Nhà nước không do dân bầu ra.

– Căn cứ vào tính chất thẩm quyền:

+ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chung;

+ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn.

– Căn cứ vào cấp độ thẩm quyền:

+ Cơ quan Nhà nước ở Trung ương;

+ Cơ quan Nhà nước ở địa phương.

Câu trả lời cho câu hỏi Cơ quan nhà nước gồm những cơ quan nào? là Cơ quan nhà nước bao gồm cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tư pháp, cơ quan nhà nước do dân bầu ra, cơ quan nhà nước không do dân bầu ra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn, cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước ở địa phương.

Cơ quan hành chính nhà nước gồm những cơ quan nào?

Cơ quan nhà nước gồm những cơ quan nào? đã được giải thích ở nội dung trên, vậy cơ quan hành chính nhà nước gồm những cơ quan nào?

Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước.

Cơ quan hành chính nhà nước được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu chí như phạm vi lãnh thổ, thẩm quyền, nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc.

– Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ thì cơ quan hành chính nhà nước được chia làm hai loại là:

+ Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương;

Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương gồm Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ. Đây là những cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lí hành chính nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ, đóng vai trò quan trọng, chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

+ Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Những cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có chức năng quản lý hành chính nhà nước trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trên phạm vi lãnh thổ tương ứng được giới hạn bởi sự phân chia địa giới hành chính. 

Phân biệt cơ quan nhà nước với cơ quan của tổ chức xã hội khác

Cơ quan nhà nước với cơ quan của tổ chức xã hội khác có những điểm khác biệt như sau:

Tiêu chí Cơ quan nhà nước Cơ quan của tổ chức xã hộ khác
Định nghĩa – Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước và đó chỉ là những bộ phận then chốt, thiết yếu của nhà nước. – Cơ quan của tổ chức khác là bộ phận cơ bản cấu thành nên tổ chức và đó chỉ là những bộ phận then chốt, thiết yếu của tổ chức.
Trình tự thành lập và cơ cấu tổ chức Do pháp luật quy định Do điều lệ của tổ chức quy định
Thẩm quyền – Mỗi cơ quan nhà nước có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng do pháp luật quy định.

– Cơ quan nhà nước nhân danh và sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện thẩm quyền của mình.

– Cơ quan nhà nước có các quyền:

+ Ban hành những quyết định nhất định dưới dạng quy tắc xử sự chung hoặc quyết định cá biệt là những quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan;

+ Yêu cầu các tổ chức và cá nhân có liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh những quyết định do nó hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền ban hành;
+ Sử dụng các biện pháp cần thiết, trong đó có cả các biện pháp cưỡng chế nhà nước để bảo đảm thực hiện các quyết định đó.

– Mỗi cơ quan của tổ chức khác có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng do Điều lệ quy định.

– Cơ quan của tổ chức khác nhân danh và sử dụng quyền lực của tổ chức đó để thực hiện các hoạt động của mình.

– Cơ quan của tổ chức khác có các quyền:
+ Ban hành những quyết định nhất định dưới dạng quy tắc xử sự chung hoặc quyết định cá biệt là những quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các cơ quan và hội viên có liên quan trong tổ chức;
+ Yêu cầu các cơ quan và hội viên có liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh những quyết định do nó hoặc cơ quan khác của tổ chức ban hành;

+ Sử dụng các biện pháp cần thiết, trong đó có cả các hình thức kỷ luật của tổ chức để bảo đảm thực hiện các quyết định đó.

Kinh phí hoạt động – Kinh phí hoạt động do nhà nước cấp. – Kinh phí hoạt động do tổ chức đó cấp.

Việc định giá chung được thực hiện dựa trên căn cứ và thông qua những phương pháp nào? Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể căn cứ vào phương pháp định giá chung để thẩm định giá hàng hóa do Nhà nước định giá không? Phương pháp định giá chung đối với hàng hóa do Nhà nước định giá được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 25/2014/TT-BTC, đối tượng áp dụng quy định về phương pháp định giá chung bao gồm:

"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã, cơ quan, đơn vị, cá nhân [gọi tắt là tổ chức, cá nhân] sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này.
2. Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá căn cứ quy định tại Thông tư này để:
a] Thẩm định phương án giá, quyết định giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá khi Nhà nước áp dụng biện pháp định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá để bình ổn giá; quyết định các biện pháp hỗ trợ về giá.
b] Rà soát Biểu mẫu đăng ký giá; hồ sơ hiệp thương giá; kê khai giá.
c] Kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 26 Luật giá; thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về giá.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này có quyền áp dụng phương pháp định giá tại Thông tư này để tính toán và quy định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc quyền định giá của mình."

Theo đó, cơ quan nhà nước được quyền áp dụng các quy định liên quan đến phương pháp định giá chung nhằm thẩm định phương án giá hàng hóa do Nhà nước định giá và một số việc liên quan theo quy định của pháp luật.

Định giá chung [Hình từ Internet]

Phương pháp định giá chung đối với hàng hóa do Nhà nước định giá được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 25/2014/TT-BTC, nguyên tắc định giá chung được quy định như sau:

"Điều 3. Nguyên tắc định giá chung
1. Bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ có tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ.
2. Kịp thời điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi."

Theo đó, việc định giá chung đối với hàng hóa do Nhà nước định giá được thực hiện phải đảm bảo những nguyên tắc nói trên.

Việc định giá chung được thực hiện dựa trên căn cứ nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 25/2014/TT-BTC, căn cứ định giá chung được quy định cụ thể như sau:

"Điều 4. Căn cứ định giá chung
1. Giá thành toàn bộ, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm định giá; mức lợi nhuận dự kiến; lộ trình điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
2. Quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng;
3. Giá thị trường trong nước, thế giới [nếu có] và khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm định giá; cam kết quốc tế về giá [nếu có]."

Việc định giá chung được thực hiện thông qua những phương pháp nào?

Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 25/2014/TT-BTC, phương pháp định giá được quy định như sau:

"Điều 5. Phương pháp định giá, lựa chọn phương pháp định giá
1. Phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Thông tư này bao gồm phương pháp so sánh và phương pháp chi phí.
2. Căn cứ đặc tính và giá trị sử dụng của từng loại hàng hóa, dịch vụ, các điều kiện cụ thể về sản xuất kinh doanh, về thị trường, lưu thông hàng hóa, dịch vụ cụ thể, tổ chức, cá nhân lựa chọn phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ phù hợp với hàng hóa, dịch vụ cần định giá."

Theo đó, cụ thể tại Điều 6 và Điều 9 Thông tư 25/2014/TT-BTC có quy định chi tiết về khai niệm của 2 phương pháp trên như sau:

[1] Phương pháp so sánh

"Điều 6. Khái niệm
1. Phương pháp so sánh là phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào kết quả phân tích, so sánh giữa mức giá và các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật ảnh hưởng lớn đến mức giá của hàng hóa, dịch vụ cần định giá với hàng hóa, dịch vụ tương tự được giao dịch trên thị trường trong nước; có tham khảo giá cả trên thị trường khu vực và thế giới [nếu có].
2. Hàng hóa, dịch vụ tương tự là hàng hóa, dịch vụ cùng loại, giống nhau hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ cần định giá về các đặc tính cơ bản như: mục đích sử dụng, đặc điểm kinh tế, kỹ thuật, hình dáng, kích thước, nguyên lý cấu tạo, các thông số kỹ thuật chủ yếu, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, công nghệ sản xuất, đặc điểm pháp lý,..."

[2] Phương pháp chi phí

"Điều 9. Khái niệm
Phương pháp chi phí là phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, hợp lệ và mức lợi nhuận dự kiến [nếu có] phù hợp với mặt bằng giá thị trường và chính sách của Nhà nước có tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ."

Như vậy, pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể về phương pháp định giá chung thông qua các quy định về đối tượng áp dụng, nguyên tắc và căn cứ định giá chung và một số phương pháp định giá chung được sử dụng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Định giá chung

Định giá chung
Nhà nước định giá
Căn cứ pháp lý

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Định giá chung có thể đặt câu hỏi tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề