Co rút ngón tay là gì

Gần đây đặc biệt thời điểm mùa lạnh nhiều bệnh nhân gặp phải hiện tượng co rút bàn tay. Vậy đâu là nguyên nhân gây tình trạng đau co rút bàn tay và khắc phục bằng cách nào?

Tình trạng co rút bàn tay xảy ra ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể xảy ra thường xuyên hơn khi càng lớn tuổi. Cũng có thể đối với một số trường hợp đòi hỏi phải vận động tay và cổ tay lặp lại nhiều lần như viết, sử dụng bàn phím hoặc máy tính nhiều sẽ dễ gặp phải tình trạng này hơn.

1. Hiện tượng co rút bàn tay xảy ra do đâu?

Nguyên nhân gây co rút bàn tay:

- Tình trạng co rút bàn tay có thể xảy ra do lượng máu cung cấp cho bàn tay bị suy giảm.

- Cơ thể thiếu nước cũng có thể khiến cơ bắp dễ bị co rút hơn.

- Co rút xảy ra do vận động mạnh và kéo dài.

- Hiện tượng co rút bàn tay cũng có thể xảy ra do nhiễm lạnh.

Ngoài ra, dấu hiệu co rút bàn tay còn có thể gặp trong những trường hợp bị hạ magie, kiềm hóa máu, hạ kali máu và hạ canxi máu.

Co rút bàn tay còn xuất hiện thêm một số triệu chứng khác nếu hiện tượng này xảy ra do hạ canxi máu như: đau thắt bụng, rối loạn nhịp tim, dễ bị cáu gắt, bị trầm cảm, thường xuyên cảm thấy buồn ngủ. Kèm theo đó là dấu hiệu co thắt cơ, co giật,...

Trong khi đó nếu tình trạng co rút xảy ra do hạ magie thì kèm theo biểu hiện yếu cơ, bị run,...

Co rút ngón tay là gì

Tình trạng co rút bàn tay có thể xảy ra do lượng máu cung cấp cho bàn tay bị suy giảm - Ảnh Internet

- Đau co rút bàn tay ở người làm việc văn phòng:

Hầu hết người làm việc văn phòng đều đã gặp phải hiện tượng co rút bàn tay. Đây được coi như một bệnh của người văn phòng thường gặp.

Tình trạng đau co rút bàn tay ở người làm việc văn phòng xảy ra do sử dụng quá mức, việc tạm dừng công việc hoặc nên tránh các hoạt động đòi hỏi chuyển động tay hoặc nắm lấy một vật trong thời gian dài.

- Triệu chứng của co rút bàn tay:

Thông thường, triệu chứng co rút bàn tay xảy ra chỉ khiến người bệnh bị đau đột ngột và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn vài phút.

Tuy nhiên, nếu cơn đau do co rút bàn tay xảy ra nặng hơn, người bệnh cần nghỉ ngơi một hoặc 2 ngày và thăm khám bác sĩ nếu tình trạng đau kéo dài.

=>> Một vài người gặp phải hiện tượng chuột rút khi ngủ. Bạn có thể tìm hiểu thêm về hiện tượng này qua bài viết: Hiện tượng chuột rút khi ngủ và cách phòng ngừa

2. Cần làm gì để khắc phục tình trạng đau co rút bàn tay?

2.1. Để bàn tay nghỉ ngơi khi xuất hiện hiện tượng đau co rút

Những trường hợp đau co rút bàn tay thường xảy ra do sử dụng quá mức và tạm dừng công việc hoặc tránh các hoạt động đòi hỏi chuyển động tay nhiều hoặc nắm vật quá lâu để bảo vậy tay không làm nặng hơn tình trạng co rút tay đang mắc phải.

Co rút ngón tay là gì

Những trường hợp co rút tay kéo dài từ vài giờ thậm chí lên đến vài ngày, bạn cần tìm đến bác sĩ để được xác định nguyên nhân gây bệnh - Ảnh Internet

Nên để tay nghỉ ngơi như tránh gõ máy tính hoặc viết, chơi game, hoặc cố gập cổ tay quá mức hay cố duỗi các ngón tay, nâng cao khuỷu tay trong một thời gian dài.

Những trường hợp co rút tay kéo dài từ vài giờ thậm chí lên đến vài ngày, bạn cần tìm đến bác sĩ để được xác định nguyên nhân gây nên hiện tượng này và được đề nghị điều trị bằng thuốc hoặc thay đổi lối sống cải thiện bệnh.

2.2. Làm gì để khắc phục chứng co rút?

Thực tế, ngoài việc thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ đem lại hiệu quả giúp khắc phục tình trạng đau theo các cách:

- Duỗi bàn tay:

Dùng bàn tay này để đẩy bàn tay kia lên, bạn cũng có thể đặt tay lên một bề mặt phẳng và nhấn nhẹ nhàng, duỗi thẳng các ngón tay.

Thực hiện động tác duỗi bàn tay giữ từ 30 đến 60 giây sau đó thả ra. Có thể nắm tay lại từ 30 đến 60 giây mở bung tay rồi duỗi các ngón tay ra.

- Xoa bóp bàn tay:

Khắc phục co rút bàn tay bằng cách xoa bóp lòng bàn tay. Thực hiện bằng cách nhẹ nhàng chà xát lòng bàn tay theo chiều kim đồng hồ đặc biệt vùng đau nhiều. Bạn có thể sử dụng dầu xoa bóp.

- Tập sức cơ bàn tay và cánh tay:

Nên tập duỗi bàn tay hoặc bóp bóng từ 2 đến 3 lần, mỗi lần cần thực hiện từ 10 đến 15 cái cho cả 2 tay.

Co rút ngón tay là gì

Thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các hiện tượng lạ như tình trạng co rút bàn tay kéo dài từ vài giờ đến vài ngày - Ảnh Internet

- Chườm nóng, chườm lạnh giúp giảm chứng co rút bàn tay:

Biện pháp chườm nóng hay chườm lạnh đều đem lại hiệu quả giúp giảm đau do co rút bàn tay gây ra. Chườm nóng có tác dụng tốt hơn trong quá trình làm dịu cơn đau và giảm co rút cơ. Trong khi đó thực hiện chườm lạnh có tác dụng làm giảm tình trạng sưng.

Thực hiện chườm nóng hay chườm lạnh để điều trị tình trạng co rút bàn tay bạn đều cần sử dụng một cái khăn để bảo vệ da.

- Tăng cường bổ sung dinh dưỡng:

Bổ sung dinh dưỡng là một trong những biện pháp đem lại hiệu quả khi thiếu một số chất dinh dưỡng như natri, canxi, magie hoặc kali, vitamin nhóm B.

Đặc biệt tình trạng co rút thường xảy ra trên nhóm vận động viên, người mắc bệnh thận hoặc phụ nữ mang thai và người bị rối loạn ăn uống hoặc đang thực hiện điều trị bệnh ung thư.

Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng cân bằng và uống đủ nước hàng ngày giúp bạn tránh được nguy cơ bị co rút bàn tay.

Ngoài ra, nên lựa chọn đồ vật như dụng cụ nấu ăn, bút viết và các loại thiết bị luyện tập đúng kích cỡ để tránh gặp phải hiện tượng co rút bàn tay. Sử dụng chuột máy tính phù hợp với bàn tay.

Thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các hiện tượng lạ như tình trạng co rút bàn tay kéo dài từ vài giờ đến vài ngày vì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay hoặc hội chứng cứng bàn tay do mắc tiểu đường.

Vì vậy, chủ động thăm khám bác sĩ để kiểm tra và xác định đúng nguyên nhân cũng như chẩn đoán hiện tượng đau co rút bàn tay để điều trị đúng cách.

Thường xuyên bị co rút ngón tay là bị bệnh gì?

(VOH) - Không phải chỉ những bệnh lý ở khớp ngón tay mới làm ngón tay co rút, tình trạng này cũng có thể diễn ra do những bệnh lý toàn thân đang tiềm ẩn bên trong.

Chào bác sĩ!

Mẹ em năm nay 70 tuổi, em thấy trong đơn thuốc của mẹ em người ta chẩn đoán mẹ em bị bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, rối loạn lipid máu,...Cả tuần nay, mẹ em mắc thêm chứng bệnh là mấy ngón tay bị co quắp lại, mỗi lần gắp đồ ăn thì phải bẻ ngón tay ra. Em không biết đây là triệu chứng của bệnh gì nên nhờ bác sĩ tư vấn. Mẹ em cũng có đi khám và bác sĩ cũng có cho thêm thuốc nhưng em không biết thuốc này có phải trị tình trạng cơ xương khớp hay không, nhờ bác sĩ tư vấn cho trường hợp của mẹ em.

PGS.TS BS Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) giải đáp:

Chào chị!

Tình trạng của bác gái là bị đa bệnh thái, ở cái tuổi này tình trạng ngón tay co quắp lại, phải kéo ra mới cầm nắm được thì tôi nghĩ nhiều đến bệnh viêm bao gân ở khớp đốt ngón. Đây là một căn bệnh xuất hiện thêm chứ không phải là triệu chứng của những bệnh đang có. Với tuổi 70 thì cũng dễ gặp phải thì trạng các ngón tay co rút như vậy. 

Ngoài viêm bao gân ở khớp đốt ngón tay thì tình trạng co quắp ngón tay cũng có thể do bệnh thiếu máu cơ tim, tiểu đường, tăng huyết áp kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, thiếu máu đến nuôi dưỡng các khớp. Ngoài ra, nó cũng có thể do biến chứng mạch máu nhỏ và biến chứng thần kinh, nội mạc mạch máu không trơn láng, dòng máu lưu thông kém, gây ra tình trạng tê, đau, từ đó làm co rút ngón tay, ngón chân. 

Ngón tay co rút liên quan nhiều đến bệnh viêm bao gân (Nguồn: Internet)

Nhưng nhìn chung, với tình trạng co rút các ngón tay thì tôi nghĩ nhiều đến bệnh viêm bao gân. Vì vậy, nếu muốn khắc phục thì phải dùng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau.

Hiện nay, có rất nhiều biệt dược nên tôi không dám tư vấn cho bác gái nên dùng loại thuốc nào. Tuy nhiên, chị nói các bác sĩ có cho thêm thuốc thì tôi nghĩ đó là thuốc giãn cơ, chống viêm, giảm đau. Do đó, chị nên cho bác sử dụng thuốc mà bác sĩ đã chỉ định. 

Nếu uống thuốc vẫn không giảm thì chị nên đưa bác đi khám lại, bởi vì tình trạng của bác là đa bệnh thái, chưa biết sẽ tiềm ẩn bệnh gì bên trong, vì vậy phải thăm khám đến nơi đến chốn.

NGUỒN THAM KHẢO

Trong tháng 10/2020 vừa qua, Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí có tiếp nhận trường hợp người bệnh nam N.B.D, 60 tuổi, địa chỉ tại Phường Phương Đông, TP. Uông Bí tiền sử uống rượu nhiều năm, đái tháo đường điều trị đều, đến khám trong tình trạng 2 bàn tay co quắp, không duỗi thẳng được, các gân gấp ngón tay 4, 5 bàn tay 2 bên xơ cứng như sợi dây thừng, ấn dọc các gân người bệnh thấy đau. Người bệnh được chẩn đoán bệnh lý Co rút cân gan tay (Co rút Dupuytren). Bệnh đã diến biến hơn 1 năm nay. Lúc đầu người bệnh chỉ đau nhức nhẹ vùng gân lòng bàn tay, sau thấy xuất hiện các nốt xơ chai, người bệnh khó cầm nắm đồ vật cũng như sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên người bệnh chủ quan không đi khám ngay và hiện tại tình trạng bệnh đã cần đến phẫu thuật can thiệp.

Bệnh co rút cân gan tay có biểu hiện bằng sự dầy lên của bao cân gan tay dạng nốt hoặc giống như dây thừng ờ một hoặc hai bàn tay, khiến một hoặc nhiều ngón tay bị co rút, gấp vào lòng bàn tay, mất dần khả năng duỗi ngón.Và thường ảnh hưởng tới các ngón thứ tư (ngón áp út) và thứ năm (ngón út). Đây là một bệnh lý tương đối thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng quá sản bao cân gan tay và những cấu trúc liên quan làm cho bao cân gan tay bị co thắt và xuất hiện các nốt.

Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng, nhưng có thể có yếu tố di truyền và thường xuất hiện tiên phát ở nam giới trên 50 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh co rút Dupuytren cao hơn đối với những người nghiện rượu và những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính (như xơ gan, đái tháo đường, động kinh, lao...). Khởi phát bệnh có thể cấp tính tuy nhiên đa số thường tiến triển chậm và kéo dài.

Các dấu hiệu chính của bệnh co thắt Dupuytren:
- Ở giai đoạn sớm, có thể sờ thấy các nốt xơ nằm dọc theo gân gấp, chúng đau tăng khi sờ nắn. Các nốt này thường bị nhầm làmụn cóchay vết chai.

- Khi bệnh tiến triển, các nốt xơ phát triển, các nhóm sợi xơ dày lên và tạo xơ dính xung quanh gân, tác động làm các ngón tay gấp vào trong, hạn chế co duỗi. Khiến người bệnh khó cầm nắm đồ vật.

- Ở giai đoạn muộn hơn,bàn taycó thể không duỗi thẳng được.

- Thường thì bệnh không gây đau nhưng người bệnh có thể thấy khó chịu khi cố gắng cầm nắm đồ vật. Da trên lòngbàn taycó thể bị nhăn lại.

- Mặc dù bất kì ngón nào cũng có thể bị ảnh hưởng, những ngón 4 và 5 (Ngón áp út và ngón út) là phổ biến hơn cả. Nếu khôngđiều trị, các ngón tay có thể bị co cứng vĩnh viễn. Lớp cângantay có thể bị tổn thương phối hợp.

- Trong một số trường hợp hiếm gặp, gân hoặc các khớp có thể bịviêmvà đau.

Co rút ngón tay là gì

Các hình ảnh đặc trưng của bệnh


Các biện pháp điều trị bệnh:
- Giai đoạn sớm có thể chỉ cần tập vật lý trị liệu và nẹp ngón tay.

- Ở giai đoạn muộn hơn, người bệnh có thể đượctiêm thuốc(collagenase hoặc corticosteroid) vàobàn tayđể làm chậm diễn tiến của bệnh.

- Trường hợp bệnh ảnh hưởng nhiều đến việc thẩm mỹ, cầm nắm và chức năng hoạt độngbàn taythì bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật. Các môbàn taysẽ được tách ra và cắt bỏ bớt. Giúp các ngón tay trở lại vị trí bình thường của chúng, tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái phát.

- Một phương phápđiều trịkhác là xạ trị: Phương pháp này được sử dụng cho trường hợp co rút nhẹ và mô không quá dày. Xạ trị có thể giúp dừng hoặc làm chậm sự dày lên của các mô và thường chỉ được áp dụng một lần

Do vậy, khi xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng đầu tiên của bệnh, người bệnh cần đến các cơ sở y tế sớm nhất có thể để được bác sỹ khám và tư vấn kịp thời. Tại TP. Uông Bí, vui lòng đến khám tại phòng khám Thần kinh – Cơ xương khớp - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí hoặc liên hệ khoa Tâm thần kinh – Cơ xương khớp, số điện thoại: 0387637009 hoặc 02036507237 để được tư vấn về bệnh.