Côn trùng chui vào tai phải làm sao

Bị kiến, côn trùng chui vào tai là một "tai nạn" mà nhiều người mắc phải. Mặc dù không quá nguy hiểm, thế nhưng nếu không được xử lý đúng cách, bạn sẽ có thể gặp phải một số di chứng ngoài ý muốn. Vậy khi bị kiến, côn trùng chui vào tai chúng ta phải làm gì? Mời bạn tham khảo bài viết này để biết được cách xử lý côn trùng chui vào tai của META.vn nhé!

Dấu hiệu bị côn trùng bay vào tai như thế nào?

Theo chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng [nguyên Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai], người bị kiến, côn trùng chui vào tai thường sẽ xuất hiện triệu chứng như đột ngột đau dữ dội một bên tai mặc dù trước đó không có bệnh gì liên quan đến tai. Ngoài ra, những cơn đau này thường dữ dội xen kẽ với khoảng thời gian âm ỉ. Nguyên nhân gây nên những cơn đau này chính là do côn trùng chích, đốt hoặc chân có gai đâm vào tai. Một số người còn có cảm giác như có con gì bò trong tai kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Điều gì xảy ra nếu không xử lý đúng cách khi côn trùng bò vào tai?

Khi bị kiến, côn trùng chui vào tai, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ tai bị chảy nước, thậm chí là chảy máu, rách màng nhĩ...

Ngoài ra, nếu không được xử lý đúng cách, kịp thời thì có thể dẫn đến những bệnh về tai như viêm tai hay gây cảm giác đau nhức, khó chịu. Một số loại côn trùng hút máu còn có thể tấn công làm thủng màng nhĩ và dẫn tới nguy cơ mất thính lực.

Vậy nếu chẳng may bị kiến, côn trùng bay vào tai, bạn sẽ xử lý như thế nào? Dưới đây là những mẹo xử lý của chúng tôi để bạn có thể tham khảo.

Cách xử lý côn trùng chui vào tai

Xử lý côn trùng chui vào tai bằng dầu khoáng hoặc dầu ôliu

Dùng dầu khoáng [dầu thường dùng để massage cho em bé] hoặc dầu ôliu là cách để xử lý côn trùng chui vào tai nhanh chóng và hiệu quả. Bạn chỉ cần nghiêng đầu về bên ngược lại sao cho bên lỗ tai có côn trùng chui vào hướng lên trên. Sau đó, bạn đổ một ít dầu vào lỗ tai bị côn trùng bay vào. Lúc này, côn trùng sẽ bị ngộp và nổi lên rồi thoát ra ngoài. Khi côn trùng đã ra khỏi lỗ tai, bạn nghiêng đầu về bên lỗ tai vừa có côn trùng chui vào để cho chảy ra hết, đồng thời không cần rửa lại tai.

Sử dụng ánh sáng

Phần lớn các loại kiến và côn trùng đều có tính hướng sáng, vì vậy, bạn có thể tận dụng đặc tính này để khiến chúng chủ động chui ra khỏi lỗ tai nhé. Với cách làm này, bạn có thể dùng đèn chiếu vào tai hoặc thắp ngọn nến trước lỗ tai. Ngay lập tức, côn trùng sẽ chui ra khỏi tai nếu chúng còn sống.

Cách xử lý côn trùng chui vào tai bằng rượu hoặc oxi già

Bạn cũng có thể tận dụng rượu và oxi già để "đuổi" lũ côn trùng ra khỏi lỗ tai. Cách làm này hết sức đơn giản, bạn chỉ cần lấy một miếng bông nhỏ rồi thấm một chút rượu hoặc oxi già. Tiếp đến, bạn để miếng bông bên ngoài tai rồi nhẹ nhàng nhỏ 1 vài giọt rượu hoặc oxi già trên miếng bông vào trong tai. Lúc này, côn trùng sẽ tự động chui ra ngoài nếu như chúng còn sống.

>> Xem thêm: Cách chữa trị hết nấc cụt cho người lớn nhanh, đơn giản nhất

Lưu ý khi xử lý côn trùng bay vào tai tại nhà

Trong quá trình xử lý tình huống côn trùng chui vào tai, bạn cần lưu ý một vài điểm sau đây:

  • Bạn tuyệt đối không sử dụng bông ngoáy tai hay bất cứ thứ gì để ngoáy vào bên trong tai bởi điều này sẽ vô tình làm cho côn trùng bị đẩy sâu vào bên trong gây khó khăn cho việc xử lý.
  • Nếu côn trùng ở sâu bên trong tai thì bạn không nên cố lấy chúng ra bởi càng cố lấy ra sẽ càng làm cho côn trùng chui vào sâu hơn. Một số trường hợp sẽ có thể làm tổn thương màng nhĩ hoặc dẫn tới nhiễm trùng tai.
  • Nếu đã áp dụng những cách trên mà không lấy côn trùng ra khỏi tai được thì bạn nên tới ngay Khoa Tai Mũi Họng của các bệnh viện để các bác sĩ có thể xử lý kịp thời, tránh những tổn thương đáng tiếc có thể xảy ra.

Làm thế nào để phòng tránh côn trùng chui vào tai?

Dưới đây là một số biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng bị kiến, côn trùng bay vào tai mà bạn có thể tham khảo:

  • Nên ngủ trên giường thay vì nằm ngủ ở dưới đất.
  • Không nên ăn uống hay mang thức ăn lên trên giường, tránh làm vương vãi ra.
  • Bạn nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ nhỏ [đặc biệt là trẻ sơ sinh] sau khi cho bé bú sữa, đồng thời thường xuyên thay quần áo, ga, gối để tránh thu hút kiến và côn trùng.
  • Thường xuyên vệ sinh, lau dọn nhà cửa. Bạn có thể sử dụng máy hút bụi hoặc trang bị các loại máy lọc không khí để tạo nên môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ nhằm hạn chế các loại côn trùng ẩn náu trong nhà.
 Xem thêm

>>> Xem thêm: Cách trị rệp giường cắn an toàn, hiệu quả

Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ nắm được cách xử lý côn trùng chui vào tai hiệu quả để không xảy ra những trường hợp đáng tiếc. Nếu có nhu cầu sử dụng các thiết bị phục vụ cho việc vệ sinh, làm sạch nhà cửa, bạn vui lòng truy cập website META.vn hoặc liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại bên dưới:

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

>>> Tham khảo thêm:

[PLO]- Côn trùng chui vào tai là một trong những tai nạn "trời ơi" nhất mà người gặp phải nhiều lúc không biết phải xử trí sao cho đúng.

Trong nhiều trường hợp, người bị côn trùng chui vào tai không thể ngủ được, khóc lóc vì khó chịu và đau, còn người xung quanh thì rối tung lên. Vậy đó, chỉ vì một con vật nhỏ nào đó vô tình chui vào tai mà làm rất nhiều người mất ăn mất ngủ.

Trong một số trường hợp, côn trùng chui vào tai xong mà nó lăn ra... bất tỉnh, sẽ không còn là chuyện lớn nữa. Bằng không thì là có chuyện rắc rối nếu nó cứ liên tục lượn ra lượn vô, lâu lâu đụng phải cái màng nhĩ thì khổ chủ chỉ còn biết kêu trời.

Những lúc không may bị côn trùng chui vào tai, trước tiên bạn nên cố gắng bình tĩnh hoặc trấn an người bị côn trùng tấn công.


Nếu bị côn trùng chui vào tai mà có hiện tượng bất thường như đau, chảy máu, bạn nên sớm tới gặp bác sĩ để được xử lý đúng cách. Hình minh họa

Trong những trường hợp này, tuyệt đối các bạn không được dùng cây bông gòn, tăm bông ngoáy vào tai. Làm như vậy có thể làm cho côn trùng hoảng sợ, chạy sâu vào trong, vòng vòng trên cái màng nhĩ. Và biết đâu đấy, trong khi bạn cố gắng thọc cho côn trùng ra thì lại thọc trúng màng nhĩ của mình. Đương nhiên, đó là điều rất đáng tiếc.

Tốt nhất trong trường hợp này, bạn nên nghiêng người về bên lỗ tai có côn trùng, lắc lắc cái đầu để côn trùng chui ra ngoài. Không được lấy tay đập vào lỗ tai, sẽ rất có hại.

Nếu sau khi lắc đầu rồi mà côn trùng vẫn không chịu chui ra, các bạn nên thực hiện theo những bước sau:

Lấy chai dầu ăn thực vật mà bạn dùng nấu ăn, hoặc chai dầu em bé [dầu khoáng] hay dùng để mát xa cho em bé, rồi nghiêng đầu về bên ngược lại, để bên lỗ tai có con côn trùng hướng lên trên. Sau đó đổ một ít dầu vào lỗ tai có côn trùng làm côn trùng sẽ chết ngộp.

Để thành công hơn, bạn nên kéo dái tai về phía sau một xíu, để dầu có thể vào thẳng ống tai, giết chết côn trùng. Côn trùng bị ngộp chết sẽ nổi lên và ra khỏi lỗ tai theo dầu. Khi nó ra được rồi, bạn nghiêng đầu về bên lỗ tai vừa có côn trùng đi ra, để cho dầu ra hết và không cần rửa dầu trong ống tai.

Trong trường hợp côn trùng chui vào tai mà bạn biết chắc nó đã... bất tỉnh, không cục cựa gì, bạn cố gắng lắc đầu mà nó không lăn ra, thì bạn nên đỗ ít nước và ống tai để lấy nó ra.

Ngoài ra, có những cách khá đơn giản khác mà dân gian vẫn hay kháo nhau đó là: Khi biết côn trùng chui vào tai, chỉ cần rọi đèn vào nó sẽ tự chui ra, hoặc đặt cây nến ở đầu lỗ tai bị côn trùng chui vào, côn trùng thấy nóng sẽ tự chui ra ngoài.

Lưu ý: Nếu người bị côn trùng chui vào tai mà thấy có bất thường ở tai như thấy dịch hay máu chảy ra từ tai, có nghĩa là màng nhĩ đã thủng thì không áp dụng những cách trên. Lúc này, bạn nên nhanh chóng tới bệnh viện gần nhất để bác sĩ xử lý đúng cách.

Bác sĩ Đông Y Nguyễn Hữu Trường

HẢI ÂU ghi

Nếu bị côn trùng chui vào tai, nạn nhân và người nhà cần phải bình tĩnh xử lý, nếu không sẽ rất dễ bị tổn thương màng nhĩ do côn trùng gây ra và do con người tác động vào.

Bị côn trùng chui vào tai khi đang vui chơi hoặc đang ngủ là tai nạn rất hay xảy ra không chỉ với trẻ nhỏ mà ngay cả đối với những người trưởng thành. Đối với những trường hợp này, nếu không biết cách sơ cứu thì nguy cơ bị hỏng tai hoặc tổn thương màng nhĩ là điều khó tránh khỏi.

Theo các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, trong nhiều trường hợp bị côn trùng chui vào tai, nếu không nhanh chóng đưa ra các biện pháp sơ cứu kịp thời và chính xác thì sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường.

Nếu bị côn trùng chui vào tai, nạn nhân và người nhà cần phải bình tĩnh xử lý. Trường hợp không thể lấy côn trùng ra, cần phải đưa nạn nhân đến viện càng nhanh càng tốt. [Ảnh minh họa].

Thậm chí, nhiều trường hợp do quá cẩn thận nên đưa nạn nhân vào viện để cấp cứu, nhưng trong trường hợp côn trùng là loại bọ cánh cứng, có chân cứng hoặc chân sắc nhọn như: bọ cánh cam, mọt…thì khi đưa đến viện cũng dễ xảy ra những tổn thương đáng tiếc.

Vậy, nếu gặp trường hợp côn trùng chui vào tai, cần phải làm những động tác gì? Chia sẻ về vấn đề này, BS Nguyễn Thành Nam [Viện Tai Mũi Họng] cho biết, khi bị côn trùng chui vào tai, trước hết nạn nhân cũng như người nhà phải hết sức bình tĩnh để xử lý, bởi nếu cuống cuồng chọc ngoáy để cố lấy côn trùng ra, không những không có kết quả mà còn làm tổn thương đến màng nhĩ.

Theo đó, biện pháp đầu tiên khi sơ cứu là phải nhỏ ôxy già hoặc nước ấm vào tai [có thể nhỏ rượu nhẹ, nhưng hạn chế sử dụng], dùng biện pháp này sẽ xảy ra hai trường hợp. Thứ nhất, côn trùng khi bị sặc nước sẽ tự tìm đường ra. Thứ hai, côn trùng có thể sẽ chết trong tai vì bị sặc.

Trong trường hợp côn trùng chết trong tai vì bị sặc nước, nạn nhân cần phải từ từ dốc hết nước ở trong tai ra, sau đó dùng đèn dọi vào tai rồi dùng kẹp y tế để gặp côn trùng ra.

Lưu ý, không nên dùng tăm bông hoặc vật nhọn để khều côn trùng từ trong tai ra, vì như vậy sẽ khiến côn trùng bị nát hoặc đẩy côn trùng vào sâu trong tai.

Trong trường hợp côn trùng bị nát hoặc không lấy được côn trùng ra, người nhà cần phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để có can thiệp y khoa kịp thời, nhằm tránh trường hợp bị viêm nhiễm do xác côn trùng còn ở trong tai.

Để phòng tránh tai nạn do côn trùng chui vào tai, BS Nam khuyến cáo, cần phải vệ sinh sạch sẽ nhà ở, đặc biệt là không ăn ở giường ngủ. Bởi, những đồ ăn rơi ra giường sẽ thu hút các loại côn trùng đặc biệt là kiến.

Ngoài ra, khi ngủ nên mắc màn, không ngủ dưới sàn nhà, cần phải để ý phản hoặc thang giường tránh bị mối mọt. Bởi mối mọt cũng là loại côn trùng rất nhỏ, có thể chui vào tai được khi ngủ.

Nguồn: giadinhvn.vn

Video liên quan

Chủ Đề