Công nghệ màn hình cảm ứng nào có chi phí sản xuất đắt nhất

Theo Notebookcheck, báo cáo mới nhất từ TechInsights cho thấy Galaxy S20 Ultra 5G có giá 528,5 USD để sản xuất. Con số này đề cấp đến giá linh kiện [BoM] và không bao gồm chi phí tiếp thị cũng như Nghiên cứu và Phát triển [R&D].

Con số này cao hơn so với chi phí BoM của Galaxy S10+ có giá 420 USD, trong khi của Galaxy S9+ là 379,5 USD. Được biết, chi phí BoM của OnePlus 7 Pro chỉ 324 USD và Mi 10 mới của Xiaomi là 440 USD.

Dữ liệu từ TechInsights cho thấy mảng camera của Galaxy S20 Ultra là đắt nhất, đạt 107,5 USD. Vị trí tiếp theo thuộc về chip Snapdragon 865 có giá 81 USD. Màn hình cảm ứng OLED 6,9 inch QHD+ tần số quét 120 Hz ở vị trí thứ ba với chi phí 67 USD. Tại Việt Nam, phiên bản Galaxy S20 Ultra sử dụng chip Exynos 990 do chính công ty phát triển nên có khả năng rẻ hơn.

Giá bán lẻ Galaxy S9+ là 840 USD khi ra mắt, tức chi phí BoM chỉ chiếm 45%, còn Galaxy S10+ có giá khi ra mắt là 999 USD, tức chi phí BoM cũng chỉ chiếm 45% con số đó. Còn với Galaxy S20 Ultra, chi phí BoM chỉ chiếm 38%.

Dựa vào những con số trên có thể thấy rằng tỷ suất lợi nhuận của Samsung đã tăng đột ngột so với các điện thoại cao cấp trước đó của họ.

Tin liên quan

Khi nói về công nghệ cảm ứng nói chung và màn hình cảm ứng nói riêng, sự đa dạng cũng như phức tạp của chủ đề này có thể khiến nhiều người phải nản chí. Như bài viết trước DNC đã cùng quý bạn đọc tìm hiểu về màn hình cảm ứng hồng ngoại và ứng dụng. Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng so sánh 2 công nghệ màn hình cảm ứng gần như phổ biến nhất hiện này: cảm ứng hồng ngoại và cảm ứng điện dung.

Màn hình cảm ứng hồng ngoại và màn hình cảm ứng điện dung là gì?

Như bài viết trước đã phân tích, màn hình cảm ứng hồng ngoại là màn hình được phủ trên bề mặt bởi một tấm lưới tia hồng ngoại đan xen ngang dọc dày đặc lẫn nhau, nhận diện cảm ứng bằng cách xác định các tọa độ xảy ra ngắt quãng tia hồng ngoại trên tấm lưới này. Hiểu theo một cách đơn giản, màn hình sẽ được bao quanh bởi một chiếc khung viền chứa hàng loạt hệ thống đèn LED hồng ngoại [hay còn gọi là khung cảm ứng hoặc khung tương tác] chiếu ra các tia hồng ngoại mắt thường không thể nhìn thấy được với bố cục ngang dọc đan xen như một chiếc lưới.

Trong khi đó, màn hình cảm ứng điện dung thay vì một tấm lưới hồng tia hồng ngoại thì lại được phủ bởi một mạng lưới điện. Tấm nền của dòng màn hình này được cấu tạo bởi một chất cách điện, thường là thuỷ tinh, và được phủ thêm hệ thống dây dẫn trong suốt thường là oxit thiếc indi [ITO]. Khi người dùng chạm ngón tay [một chất dẫn điện] vào tấm nền sẽ dẫn đến trường tĩnh điện của màn hình bị biến dạng, hay nói cách khác chính là sự thay đổi điện dung, thì bộ cảm biến của màn hình sẽ xác định vị trí xảy ra nhiễu loạn đó chính là vị trí cảm ứng.

Chính vì đặc điểm cấu tạo này nên màn hình cảm ứng điện dung chỉ có thể được sử dụng với các vật có khả năng dẫn điện như ngón tay hoặc bút stylus điện dung. Ví dụ rõ ràng nhất đó chính là các loại màn hình smartphone, màn hình tablet với cấu tạo điện dung sẽ không thể được sử dụng với các vật liệu như găng tay, bút bi hay các vật cách điện nói chung.

So sánh chi tiết màn hình cảm ứng hồng ngoại và màn hình cảm ứng điện dung

Lắp đặt và chi phí sửa chữa bảo trì

Màn hình cảm ứng hồng ngoại chắc chắn được cấu tạo đơn giản hơn so với màn hình cảm ứng điện dung, bởi vì được trang bị hệ thống khung đèn LED bao quanh viền màn hình, đồng nghĩa với việc nếu chẳng may tấm nền màn hình có bị hỏng, thì vẫn có thể tháo rời bộ khung cảm ứng ra để tích hợp với một chiếc màn hình khác.

Còn đối với màn hình cảm ứng điện dung thì lại ngược lại, vì hệ thống cảm ứng được xây dựng ngay trên màn hình từ thiết kế đầu tiên, nếu màn hình bị hỏng, vỡ hay nứt thì khả năng cao là bộ cảm ứng cũng sẽ hỏng theo. Chính vì thế nên các loại màn hình smartphone hay tablet khi màn hình bị hư hại nặng thì gần như sẽ không cảm ứng được nữa, và chi phí sửa chữa sẽ cực kỳ cao.

Tốc độ phản hồi, độ nhạy cảm ứng

Về khoản này, có thể nói màn hình cảm ứng điện dung chiếm ưu thế khá lớn so với màn hình cảm ứng hồng ngoại. Điều này chủ yếu cũng bắt nguồn từ cấu tạo của hai loại màn hình này.

Màn hình cảm ứng hồng ngoại tuy cấu tạo đơn giản hơn và giá thành rẻ hơn, nhưng độ nhạy cảm ứng sẽ không thể so được với màn hình cảm ứng điện dung. Bộ cảm biến của màn hình cảm ứng điện dung được tích hợp ngay trên màn hình, tức là toạ độ điểm chạm hay điểm nhiễu loạn điện dung sẽ gần bộ cảm biến hơn và sẽ được xác định với tốc độ gần như không có độ trễ.

Trái ngược thì màn hình cảm ứng hồng ngoại lại trang bị bộ cảm biến ở bên viền màn hình, trên bộ khung cảm ứng, tức là sẽ mất nhiều thời gian hơn để xác định được điểm nhiễu loạn trên bề mặt màn hình do khoảng cách xa hơn.

Ứng dụng thực tế

Chính vì những đặc điểm kể trên nên màn hình cảm ứng điện dung thường được tích hợp trên smartphone và tablet nhờ tốc độ phản hồi cảm ứng cực tốt dù chi phí cao. Còn màn hình cảm ứng hồng ngoại thì chủ yếu sử dụng cho các màn hình cỡ lớn, màn hình ngoài trời, màn hình tương tác dùng trong hội trường, văn phòng, lớp học.

Đâu là loại màn hình cảm ứng tốt hơn?

Nếu so sánh hai loại màn hình cảm ứng này để tìm ra đâu là loại tốt hơn thì sẽ là một điều khá vô ích và thiếu cơ sở. Bởi vì đơn giản cả hai loại màn hình ngay từ khi được sản xuất ra đều mang chức năng và định hướng ứng dụng hoàn toàn khác nhau. Màn hình cảm ứng điện dung đắt đỏ, phức tạp, dễ hỏng nhưng hiện đại, độ nhạy cao nên được sử dụng cho các thiết bị cá nhân với nhu cầu hiển thị nhỏ, phù hợp để chơi game, vẽ vời với độ phức tạp cao. Còn màn hình cảm ứng hồng ngoại sẽ được chủ yếu sử dụng trong các loại màn hình cỡ lớn, đặc biệt như màn hình tương tác, sử dụng trong môi trường tập thể, giáo dục và doanh nghiệp, với chi phí sửa chữa, bảo trì thấp hơn, lắp đặt dễ dàng hơn và trải nghiệm tương tác giữa nhiều người trên màn hình tối ưu hơn.

Công ty Cổ phần Thiết bị DNC phân phối chính thức Máy chiếu, Màn hình tương tác thông minh, bảng tương tác thông minh, Khung tương tác thông minh, bục giảng thông minh.
Với các thương hiệu nổi tiếng như: Gaoke, PK Pro, Boxlight, Motion Magix, PKLNS..
Chúng tôi cam kết mang lại cho khách hàng : Giá tốt nhất – Sản phẩm chính hãng – Dịch vụ nhanh nhất
Để được tư vấn lắp đặt và sử dụng sản phẩm Quý khách hàng liên hệ: 0243.796.0283/0915.807.986

 

MÀN HÌNH CẢM ỨNG LÀ GÌ ?

MÀN HÌNH CẢM ỨNG – Nâng cao giá trị thương hiệu của bạn

Công nghệ cảm ứng mới lạ gì đối chúng ta nhưng ứng dụng màn hình cảm ứng trong việc quảng cáo lại là nét độc đáo và tân tiến nhất trong thời đại cạnh tranh bằng công nghệ. Chúng ta có thể gặp nó ở mọi nơi, gần gũi nhất là những chiếc điện thoại smartphone, những chiếc Laptop, ngoài ra chúng còn xuất hiện ở các máy tính tiền, máy post hay ATM,... Vậy màn hình cảm ứng là gì? Có các loại nào? Và ứng dụng của nó trong các lĩnh vực như thế nào? Thì chúng ta cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

Màn hình cảm ứng là gì?

Màn hình cảm ứng hay còn gọi là màn hình chuyên dụng, là các màn hình LCD, Led,Oled được tích hợp một lớp cảm ứng thay cho bề mặt bên ngoài của màn hình. Lớp cảm ứng là một ma trận xác định vị trí chạm lên trên màn hình.

màn hình cảm ứng

E.A. Johnson là người đầu tiên phát minh ra công nghệ màn hình cảm ứng vào năm 1965. Sau đó, máy tính bảng áp dụng công nghệ này đã được cấp bằng sáng chế vào năm 1969. Màn hình cảm ứng là loại màn hình có thể đáp ứng lại sự điều khiển của người dùng thông qua thao tác tiếp xúc của ngón tay hay những chiếc bút cảm ứng. Màn hình cảm ứng có các loại như cảm ứng điện dung, điện trở, hồng ngoại, sóng âm…, nhưng đối với điện thoại di dộng, smartphone hay máy tính bảng, hai công nghệ cảm ứng điện dung và điện trở được sử dụng nhiều hơn cả.

Cấu tạo của màn hình cảm ứng

Cấu tạo màn hình cảm ứng sẽ gồm nhiều lớp, nhưng lớp dưới cùng sẽ buộc là tấm nền hỗ trợ hiển thị. Tấm nền sẽ được phủ một hợp chất làm từ hỗn hợp dẻo, và có cấu tạo tùy vào màn hình mềm hoặc cứng khác nhau. Phía trên tấm nền hiển thị là yếu tố để tạo độ sáng, tấm nền IPS hoặc TFT được đặt tiếp theo, sau đó đến lớp cảm ứng và mặt trên cùng có thể là cường lực hoặc nhựa để bảo vệ màn hình. Lớp bảo vệ ở mặt trên cùng phổ biến nhất hiện nay đa phần đều là Gorilla Glass [Corning sản xuất] và Dragontrail [từ Asashi Glass] , một loại kính mỏng, cấu tạo bởi hợp kim kiềm và aluminosilicate với độ bền cao hơn nhiều lần so với kính thông thường, có thể bảo vệ màn hình khỏi các chấn động thiết bị sẽ tiếp xúc trong quá trình sử dụng.

cấu tạo màn hình cảm ứng

Các loại Màn hình cảm ứng thông dụng

Màn hình cảm ứng điện trở [resistive touchscreen] là thiết bị đang dùng nhiều nhất vì chúng có từ lâu và rẻ nhất. công nghệ cảm ứng dựa trên áp lực của tay, bút cảm ứng hay bất kì vật nhọn nào tác động lên màn hình. Cấu tạo của loại màn hình cảm ứng này gồm một tấm kính hoặc nhựa acrylic mỏng bao phủ hai lớp tương tác là lớp dẫn xuất điện và lớp cảm biến điện trở. Hai lớp này được phân tách bởi một lớp đệm gồm các điểm và khoảng trống mà mắt thường không thể nhìn thấy được.

màn hình cảm ứng điện trở

Màn hình cảm ứng điện dung [capacitive touchscreen] tỏ ra hấp dẫn hơn. Trước kia chúng khá đắt nhưng hiện nay giá đã giảm xuống và xuất hiện trong điện thoại iPhone, màn hình của máy tính dạng bảng Dell Latitude XT... Lớp cảm ứng này xuất hiện sau. Nguyên lý của loại cảm ứng này sử dụng trên việc thay đổi điện dung bề mặt khi chạm trên ma trận điện dung. Ưu điểm của cảm ứng điện dung là không cần lực tác động lên lớp cảm ứng nên rất nhạy và cảm nhận được nhiều điểm [tối thiểu 3 điểm] cùng tại một thời điểm.

màn hình quảng cáo điện dung

Màn hình cảm ứng hồng ngoại [infrared touchscreen] đang là công nghệ gây tiếng vang lớn trên máy tính dạng bàn cà phê của Microsoft. Theo lý thuyết, hình ảnh trên bề mặt nó được chiếu từ phía dưới cùng với ánh sáng hồng ngoại. Phía dưới bề mặt này có các camera hồng ngoại có thể "nhìn" thấy chuyển động bên trên để khi ánh sáng phản chiếu bởi vật thể [như ngón tay, bút...], các hình ảnh đó được xử lý và dịch thành chuyển động.Đây là loại cảm ứng xuất hiện đầu tiên với việc sử dụng một ma trận các tia hồng ngoại không nhìn thấy đan xen trên bề mặt của màn hình hiển thị. Bộ thu nhận tín hiệu hồng ngoại tính toán để xác định vị trí được nhấn và gửi tín hiệu cho bộ xử lý.

Màn hình cảm ứng quảng cáo

Không chỉ dừng lại ở những ứng dụng thông thường như máy tính tiền, điện thoại, máy tính bảng, trạm ATM,… mà màn hình cảm ứng còn được thiết lập quảng cáo trong đó. Việc quảng cáo bằng màn hình cảm ứng đem lại mốt số lợi ích vượt trội như:

  • Tăng sự tự trải nghiệm cho khách hàng với sản phẩm khi thao tác trực tiếp trên màn hình
  • Tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp so với các đối thủ không sử dụng
  • Tăng hiệu quả truyền thông khi khách hàng trải nghiệm bằng phương thức truyền đạt mới
  • Giảm thiểu thời gian của khách hàng và nhân viên tư vấn. Từ đó, giảm được chi phí nhân sự lâu dài cho doanh nghiệp
  • Một số khu vực còn trang bị màn hình cảm ứng hiển thị thông tin bản đồ, giúp khách hàng thuận tiện trong việc di chuyển

Qua bài viết này, chúng ta đều thấy được những sự bức phá trong công nghệ ngày một phát triển. Màn hình cảm ứng không chỉ dừng lại ở những đặc tính thông dụng, mà còn được áp dụng rộng rãi và đột phá mạnh trong lĩnh vực quảng cáo truyền thông. Đem lại nhiều lợi ích thông dụng cho doanh nghiệp.

Future Tech Digital Signage[FTDS] là nhà phân phối màn hình quảng cáo uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh với nhiều năm kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam, FTDS muốn mang đến cho khách hàng nhiều trải nghiệm với giá cả tốt nhất của các hãng nổi tiếng trên thế giới như LG, Samsung.

màn hình quảng cáo FTDS

FTDS luôn cam kết với khách hàng rằng tất cả các sản phẩm tại đây đều là hàng chính hãng, chất lượng và uy tín sản phẩm luôn là ưu tiên hàng đầu tại công ty chúng tôi. Ngoài ra, với đội ngũ nhân viên tư vấn và bộ phận kỹ thuật với kiến thức được trang bị tốt nhất đảm bảo rằng khách hàng sẽ có được một trải nghiệm dịch vụ hết sức chất lượng và nhiệt tình nhất.

Video liên quan

Chủ Đề