Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản là gì

Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng tổ chức sản xuất hàng hóa lớn gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất, phát triển chế biến nông lâm thủy sản và cơ giới hóa nông nghiệp.. Trong bài viết dưới đây Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về vấn đề các mức ưu đãi đầu tư đối với ngành nghề nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.

Cơ sở pháp lý để trả lời câu hỏi về mức ưu đãi đầu tư đối với ngành nghề nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề mức ưu đãi đầu tư đối với ngành nghề nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản là các văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật đầu tư năm 2014;
  • Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
  • Thông tư 83/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP;
  • Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013;
  • Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
  • Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
  • Căn cứ Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
  • Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012;
  • Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 12/2015/NĐ-CP

Ngành nghề nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản có được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư không?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư thì: Ngành nghề nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản [mục A về Ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư – Phụ lục I] là đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 và Điều 16 Luật Đầu tư.

Mức ưu đãi đầu tư cụ thể đối với ngành nghề nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản như thế nào?

Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với nghề nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản

Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 13 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 và Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 Điều 1 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 thì chính sách ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau như sau:

“Điều 13. Ưu đãi về thuế suất

Áp dụng thuế suất 10% đối với:

  1. Thu nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; nuôi trồng nông, lâm, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất, khai thác và tinh chế muối, trừ sản xuất muối quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này; đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm; Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Điều này được tính từ năm đầu tiên dự án đầu tư mới của doanh nghiệp có doanh thu…
3. Áp dụng thuế suất 15% đối với: thu nhập của doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.”

Như vậy,

  • Áp dụng thuế suất 10% đối với:
    • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới về nuôi trồng nông lâm thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn
    • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông lâm thủy sản và thực phẩm.
  • Áp dụng thuế suất 15% đối với: thu nhập của doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi này được tính từ năm đầu tiên dự án đầu tư mới của doanh nghiệp có doanh thu.

Ngành chế biến, bảo quản, sản xuất nông lâm thủy sản tuy là ngành truyền thống nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia – Nguồn ảnh minh họa: Internet

Ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với nghề nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 83/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP thì đối với dự án đầu tư thuộc ngành nghề nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản thì được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa tạo ra tài sản cố định, bao gồm:

  • Thiết bị, máy móc;
  • Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nước chưa sản xuất được; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy;
  • Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
  • Nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc quy định tại điểm a khoản này;
  • Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.

Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 [năm] năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất trong ngành nông lâm thủy sản.

Ưu đãi về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với nghề nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản

  • Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 83/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định như sau:
    “Điều 6. Hướng dẫn về ưu đãi thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Mục A Phụ lục I hoặc đầu tư tại địa bàn có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục II Nghị định số 118/2015/NĐ-CP được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.”

Theo đó, đối với Dự án đầu tư thuộc ngành nghề nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản [thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư] thì sẽ được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

  • Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP thì miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê đối với Đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, căn cứ điểm c khoản 3 Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP thì nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản sẽ được miễn tiền thuê đất 11 năm sau khi miễn 3 năm thời gian xây dựng cơ bản.
  • Trường hợp, dự án đầu tư nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản [thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư] tại địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê [theo điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP].

Tóm tắt tư vấn về vấn đề mức ưu đãi đầu tư đối với ngành nghề trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ và phát triển rừng

Với những phân tích ở trên, có thể tóm tắt ý kiến tư vấn về mức ưu đãi đầu tư đối với ngành nghề nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản là: Nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản là ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP. Theo đó, Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề trên sẽ được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế sử dụng đất nông nghiệp, tiền thuê đất…. như trên.

Trên đây là các vấn đề liên quan tới mức ưu đãi đầu tư đối với ngành nghề trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ và phát triển rừng. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết ong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp và luật đầu tư. Công ty Luật Thái An sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

Dịch vụ đăng ký doanh nghiệp và dịch vụ đăng ký đầu tư của Luật Thái An

Hiện nay ở Việt Nam, vấn đề xây dựng chung cư cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh này, nhà đầu tư cần nắm chắc các quy định của pháp luật. Hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An để sử dụng Dịch vụ đăng ký doanh nghiệp và Dịch vụ đăng ký đầu tư với thủ tục hồ sơ nhanh gọn, chi phí hợp lý nhất. Bạn hãy tham khảo bài viết sau:

Công nghiệp chế biến thủy sản là gì?

Công nghệ chế biến thủy sản là ngành đào tạo kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành thuộc các lĩnh vực thu mua, kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên liệu, sản phẩm và chế biến sản phẩm thủy sản phục vụ xuất khẩu và cho các hệ thống siêu thị nhà hàng trong nước.

Công nghệ chế biến nông sản là gì?

Chế biến nông sản là gì? Chế biến nông sản là ngành công nghiệp nói chung và thuộc ngành công nghiệp thực phẩm nói riêng. Các loại thực phẩm, rau củ quả sẽ được ứng dụng các công nghệ, dây chuyền chế biến theo quy trình nghiêm ngặt phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng và thị hiếu trong thị trường.

Ngành công nghệ chế biến thủy sản lấy bao nhiêu điểm?

Điểm chuẩn ngành Công nghệ chế biến thuỷ sản năm 2023.

Chế biến nông lâm thủy sản là gì?

- Chế biến nông lâm thủy sản là làm biến đổi các nguyên liệu nông lâm thủy sản, thành các sản phẩm khác nhau, nhằm duy trì và nâng cao chất lượng của chúng khỏi bị biến chất và hao hụt về số lượng. Duy trì những đặc tính ban đầu của nông, lâm, thủy sản.

Chủ Đề