Công tác sáng kiến, cải tiến kỹ thuật

.

Cập nhật lúc: 06:05, 14/09/2021 [GMT+7]

Những năm gần đây, phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật ở Lâm Đồng có sự chuyển biến mạnh mẽ, mang lại hiệu quả thiết thực. Các sáng kiến tập trung vào giải pháp công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trở thành đòn bẩy quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. 

Hệ thống tưới tự động điều khiển bằng điện thoại của anh Nguyễn Quốc Huy [Xuân Thọ - Đà Lạt] tiết kiệm thời gian, công sức chăm sóc cây trồng

5 năm qua, phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được phát động trên địa bàn toàn tỉnh đã khơi dậy niềm đam mê sáng tạo, sáng kiến, giải pháp hữu ích của các tầng lớp nhân dân. Các hội đồng sáng kiến cấp cơ sở được thành lập tại các sở, ngành, huyện, thành đã triển khai hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật một cách đồng bộ, hiệu quả, đánh giá các sáng kiến cấp cơ sở một cách xác thực, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng công việc, thực hiện nhiệm vụ được giao. Điển hình có thể kể, Liên đoàn Lao động tỉnh đã cụ thể phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật bằng phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” đến cán bộ, công chức, viên chức, lao động; phát động ký kết giao ước thi đua, phát động các đợt thi đua yêu nước nhân “Tháng Công nhân” và các sự kiện chính trị trọng đại, các ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước và của tỉnh. Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh phối hợp tổ chức Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng hàng năm và Hội thi Sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh 2 năm một lần đã thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, ứng dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Tỉnh Đoàn Lâm Đồng có nhiều hoạt động tuyên truyền đến các đối tượng đoàn viên, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh bằng Cuộc vận động sâu rộng “Tuổi trẻ Lâm Đồng tiến quân vào khoa học công nghệ” và Hội thi Tin học trẻ. Các huyện, thành phố: Đơn Dương, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông, Bảo Lâm, Bảo Lộc đã tổ chức các cuộc thi, hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp cơ sở; qua đó trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sáng tạo cho thế hệ trẻ tại địa phương. 

Tùy vào đặc thù từng ngành nghề, các cơ quan, đơn vị tổ chức, thực hiện nhiều phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật như “Năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn” trong khu vực sản xuất kinh doanh, phong trào “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt” và Cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo” trong các đơn vị cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Qua các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều sáng kiến, giải pháp góp phần tiết kiệm chi phí vận hành máy móc, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. 

Chỉ tính riêng năm 2020 vừa qua, toàn tỉnh có 3.485 sáng kiến được công nhận; trong đó, có 2.467 sáng kiến công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 82 sáng kiến công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Cụ thể, 794 sáng kiến được 14/18 sở, ban, ngành công nhận; trong đó, 30 sáng kiến công nhận chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, 558 sáng kiến công nhận chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 34 sáng kiến nhận bằng khen. Tại các địa phương, Hội đồng sáng kiến 11/12 huyện, thành đã công nhận 2.691 sáng kiến; trong đó, 52 sáng kiến công nhận chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, 1.879 sáng kiến công nhận chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 1.267 sáng kiến nhận bằng khen, giấy khen. Các sáng kiến đều tập trung vào giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, giải pháp ứng dụng tiến bộ công nghệ giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lao động, công tác mang lại hiệu quả thiết thực. 

Hội thi Tin học trẻ tạo điều kiện để học sinh các cấp thể hiện sáng tạo trên máy tính

Điển hình, trong năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo có 471 sáng kiến, Sở Y tế 61 sáng kiến, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh 57 sáng kiến, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 47 sáng kiến, Đà Lạt 605 sáng kiến, Di Linh 468 sáng kiến, Bảo Lâm 367 sáng kiến, Bảo Lộc 263 sáng kiến, Đức Trọng 242 sáng kiến. Phong trào thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật ngày càng đi sâu vào các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các lĩnh vực đời sống xã hội; từ đó nâng cao năng suất, chất lượng, cải thiện môi trường làm việc, giải phóng sức lao động, cải cách thủ tục hành chính, từng bước làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xây dựng tác phong công nghiệp trong cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động. 

Trong năm 2020, Hội đồng sáng kiến tỉnh Lâm Đồng đã công nhận 107 sáng kiến có hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng cấp tỉnh. 

Điển hình nhất là Sở Y tế Lâm Đồng năm qua đã tập trung vào nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị, dự phòng dịch bệnh, phục vụ, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Với nguồn kinh phí dành cho hoạt động nghiên cứu, sáng kiến là 765 triệu đồng, Sở đã tổ chức nghiệm thu và công nhận 61 đề tài, sáng kiến, giải pháp khoa học có phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng trong ngành y tế, phục vụ công tác khám chữa bệnh [42 đề tài nghiên cứu, 19 sáng kiến, giải pháp]; trong đó, công nhận 24 đề tài sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng cấp cơ sở, 37 đề tài, giải pháp có phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng cấp ngành Y tế Lâm Đồng. Từ những thành quả nghiên cứu khoa học và phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao kiến thức, phổ biến kinh nghiệm, áp dụng có hiệu quả thành tựu khoa học kỹ thuật để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng công tác quản lý, chất lượng dịch vụ y tế, cải thiện hiệu quả điều trị và phòng bệnh cho Nhân dân. Trong năm 2021, ngành tiếp tục dự toán đầu tư cho hoạt động này 1,1 tỷ đồng thực hiện các đề tài, giải pháp có tính khoa học, tính cấp thiết, tính thực tiễn và khả năng ứng dụng cao, nhất là phục vụ cuộc chiến chống dịch COVID -19 hiện nay.

ThS. Võ Thị Hảo - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật của tỉnh luôn được gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, động viên từng ngành, từng đơn vị, từng địa phương hoàn thành nhiệm vụ được giao. Qua phong trào, toàn tỉnh đã phát hiện nhiều mô hình hay, nhân tố mới, cách làm hiệu quả để nhân rộng tạo sự lan tỏa, làm cho phong trào ngày càng đi vào thực tiễn, khơi dậy khả năng sáng tạo của mỗi tập thể, cá nhân và mang lại hiệu quả thiết thực phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

QUỲNH UYỂN

Than Thống Nhất: Tập trung công tác tuyển sinh đào tạo và giữ chân thợ lò

Tuyển than Cửa Ông: Tập trung cao độ cho sản xuất

TKV sản xuất gần 19 triệu tấn than trong 5 tháng đầu năm

Tuyển than Cửa Ông: Hiện đại hóa công nghệ pha trộn, chế biến than

Than Dương Huy: Nỗ lực nâng cao hiệu quả sản xuất than hầm lò

Dự án khai thác hầm lò dưới mức -150 mỏ Mạo Khê ra than

Than Mông Dương tăng cường bảo vệ tài nguyên, ranh giới mỏ

Than Khe Chàm nỗ lực vượt khó, đẩy mạnh sản xuất

Chủ tịch TKV làm việc với Công ty Than Khe Chàm

Than Cửa Ông: Thi đua lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh

  • 07:45 | Thứ Tư, 24/11/2021

[QBĐT] - Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lần thứ IX-năm 2021 đã thu hút sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của các cơ quan, trường học, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Qua đó, đã xuất hiện nhiều sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật được ứng dụng vào thực tiễn đời sống, mang lại những hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội thi có 61 giải pháp tham gia với các lĩnh vực: Công nghiệp, xây dựng, giao thông, thủy lợi; nông-lâm-ngư nghiệp, môi trường; giáo dục-đào tạo, công nghệ thông tin và y dược. Ngoài các đơn vị thường xuyên có giải pháp tham gia hội thi trong các lần trước như: Trường đại học Quảng Bình, Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Lệ Thủy, Công ty Điện lực Quảng Bình, Bệnh viện đa khoa huyện Lệ Thủy…, hội thi lần này đã có thêm một số đơn vị lần đầu tham gia, như: Công ty cổ phần [CP] xi măng Sông Gianh [4 giải pháp], Công ty CP vật liệu xây dựng Việt Nam [2 giải pháp], Viettel Quảng Bình [2 giải pháp], Xí nghiệp May Hà Quảng [1 giải pháp]...

Qua quá trình đánh giá, Ban tổ chức hội thi công nhận 23 giải pháp đạt giải, gồm những giải pháp đáp ứng được các tiêu chí về sự mới mẻ, sáng tạo, tính khoa học, khả năng áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao.

Đặc biệt, trong lĩnh vực y, dược, các giải pháp dự thi đã tập trung nghiên cứu nhiều phương thức mới hỗ trợ trong công tác khám và điều trị bệnh; nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, cải tiến nhiều máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh của người dân.

Giải pháp “Làm đồ trang sức và trang trí bằng chai nhựa, túi nilon và lưới cũ” được kỳ vọng tạo thêm việc làm cho người khuyết tật, góp phần hạn chế rác thải nhựa và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường.

Tiêu biểu là giải pháp “Sản phẩm mới thuốc dược liệu viên hoàn nhỏ giọt [VHNG] Quancardio điều trị tim mạch” của nhóm tác giả thuộc Công ty CP Dược phẩm Quảng Bình. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả, thuốc dược liệu VHNG Quancardio góp phần điều trị và phòng ngừa rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim, cholesterol máu cao; đồng thời làm thông thoáng huyết quản động mạch, làm chậm tiến triển của bệnh xơ vữa động mạch vành.

Thuốc dược liệu VHNG Quancardio là dạng bào chế VHNG đầu tiên sản xuất tại Việt Nam được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành sản phẩm, đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất GMP-WHO và được sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại, tự động hóa, năng suất cao. Việc nghiên cứu thành công thuốc dược liệu VHNG Quancardio sẽ mở ra hướng nghiên cứu mới về ứng dụng công nghệ bào chế VHNG trong sản xuất thuốc dược liệu cổ truyền nói riêng và có thể cả thuốc tân dược, đặc biệt là những sản phẩm chứa dược chất có dược tính cao.

Các giải pháp trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, môi trường đã tập trung nghiên cứu các vấn đề thiết thực trong sản xuất, cải tiến quy trình sản xuất, phòng chống sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Các giải pháp này đều xuất phát từ những trăn trở của nông dân nên mang tính sáng tạo và ứng dụng cao, qua đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất và từng bước khẳng định trình độ lao động sáng tạo của nông dân.

Tiêu biểu là giải pháp “Cải tiến trống mài của máy mài các loại củ, quả” của tác giả Đặng Thanh Lâm [ở xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy]. Đây là giải pháp có nhiều ưu điểm vượt trội như: Điện năng tiêu thụ ít, tận dụng hết lượng tinh bột và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

Giải pháp “Làm đồ trang sức và trang trí bằng chai nhựa, túi nilon và lưới cũ” của tác giả Cao Thị Thanh Thủy [Khoa Cơ bản, Trường đại học Quảng Bình] là giải pháp được kỳ vọng tạo thêm việc làm cho người khuyết tật, góp phần hạn chế rác thải nhựa và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường.

“Các sản phẩm được làm thủ công, đẹp nhờ vào kỹ thuật tạo hình theo độ cong tự nhiên của cánh hoa bằng nhiệt, nếp gấp. Để làm ra các sản phẩm này không đòi hỏi phải đầu tư mua sắm nhiều trang thiết bị khác hoặc sử dụng công nghệ phức tạp”, giảng viên Cao Thị Thanh Thủy chia sẻ.

“Hầu hết các giải pháp tham gia hội thi là những sáng kiến, sáng tạo kỹ thuật xuất phát từ thực tiễn hoạt động sản xuất, lao động và công tác, được các chuyên gia đánh giá cao và có khả năng áp dụng rộng rãi, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, cơ quan, địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Hội thi nhằm ghi nhận và tôn vinh các tập thể, cá nhân có những sáng tạo, giải pháp kỹ thuật hữu ích, các sáng kiến hay ứng dụng vào thực tiễn của đời sống; đồng thời tuyển chọn các công trình, giải pháp tiêu biểu tham gia hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ XVI”, ông Nguyễn Chí Thắng, Giám đốc Sở KH-CN, Phó Trưởng ban Thường trực hội thi trao đổi thêm.

Qua 9 lần tổ chức, hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình đã có 443 giải pháp tham gia với 173 giải pháp đoạt giải. Các giải pháp được xây dựng từ thực tiễn lao động, sản xuất và học tập, trong đó nhiều giải pháp có giá trị, đã được áp dụng thành công và mang lại những hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh.

Hương Trà

Video liên quan

Chủ Đề