Công thức tính tần số hoán vị gen

Để giải bài tập di truyền hiệu quả và tránh bỏ sót các trường hợp có thể xảy ra. Bài viết hướng dẫn các em phương pháp giải bài tập về tần số hoán vị gen dựa vào phương pháp phân tích tỉ lệ giao tử mang alen lặn để các em có cái nhìn tổng quát hơn về bài tập di truyền.

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP HOÁN VỊ (P2)

CÁCH TÍNH TẦN SỐ HOÁN VỊ GEN DỰA VÀO PHƯƠNG PHÁP 

PHÂN TÍCH TỈ LỆ GIAO TỬ MANG ALEN LẶN

* Lý thuyết:

Tần số hoán vị gen (HVG) (f) là tỉ lệ phần trăm các loại giao tử hoán vị trên tổng số giao tử được sinh ra 

(

Công thức tính tần số hoán vị gen
%).
+ Tỉ lệ loại giao tử hoán vị =  
Công thức tính tần số hoán vị gen

+ Tỉ lệ giao tử liên kết =  
Công thức tính tần số hoán vị gen

1. Trường hợp xảy ra hoán vị cả 2 bên bố và mẹ

- Được áp dụng cho hầu hết các loài động vật, thực vật, các dòng tự thụ,… trừ ruồi giấm, bướm,…

- Căn cứ vào tỉ lệ xuất hiện kiểu hình mang đồng hợp lặn ở thế hệ sau => tỉ lệ % giao tử mang gen lặn ab => f.

Công thức tính tần số hoán vị gen
 % kiểu hình lặn

- Nếu % ab > 25% => đây phải là giao tử liên kết và các gen liên kết cùng (A liên kết B, a liên kết b).

+ Tần số hoán vị gen = 100% - 2.% ab

+ Kiểu gen: 

Công thức tính tần số hoán vị gen

- Nếu % ab < 25% => đây phải là giao tử hoán vị gen và các gen liên kết chéo (A liên kết b, a liên kết B).

+ Tần số hoán vị gen = 2.% ab

+ Kiểu gen: 

Công thức tính tần số hoán vị gen

2. Trường hợp xảy ra hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ (ruồi giấm, bướm, tằm)

- Trường hợp này tỷ lệ giao tử giới đực và giới cái không giống nhau.

% ab . 50% = % kiểu hình lặn
- Nếu % ab < 25% => đây là giao tử hoán vị 

+ Tần số hoán vị gen: f = % ab .2

+ Kiểu gen: 

- Nếu % ab > 25% => đây là giao tử liên kết

+ Tần số hoán vị gen: f = 100% - 2.% ab

+ Kiểu gen: 

Bài tập tổng hợp:

Lai 2 cá thể đều dị hợp tử về 2 cặp (Aa và Bb), trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu genđồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm 4%. Biết 2 cá thể này cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể thường và không 
có đột biến xảy ra. Kết luận nào sau đây về kết quả của phép lai trên là KHÔNG đúng?

A. Hoán vị gen xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%

B. Hoán vị gen xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 40%

C. Hoán vị gen xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 16%

D. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở cả bố hoặc mẹ với tần số 16%.

Giải:

Ta có (Aa,Bb) x (Aa, Bb) → (ab,ab) = 1/16 = 6,25 % ≠ 4% → quy luật HVG chi phối. Ta xét các trường hợp:

TH1: Hoán vị xảy ra ở 2 bên, tạo hai giao tử hoán vị

ab x ab = 4% 

Công thức tính tần số hoán vị gen
 = 4% → ab = 
Công thức tính tần số hoán vị gen
 = 20% < 25% → giao tử hoán vị 

→ f = 2. % ab = 2.20% = 40%.

Vậy: câu B đúng

Kiểu gen: 

Công thức tính tần số hoán vị gen


TH2: Hoán vị xảy ra ở 2 bên, tạo 1 giao tử liên kết và 1 giao tử hoán vị ab x ab = 4%

Tần số giao tử liên kết =

Công thức tính tần số hoán vị gen
 


Tần số giao tử hoán vị = 
Công thức tính tần số hoán vị gen

Ta có: 

Công thức tính tần số hoán vị gen
 = 4%  
Công thức tính tần số hoán vị gen
 
Công thức tính tần số hoán vị gen
 = 20%

Vậy: câu A đúng 

 Tần số giao tử liên kết = 0,4 & Tần số giao tử hoán vị = 0,1

 Kiểu gen: 

Công thức tính tần số hoán vị gen

TH3: Hoán vị 1 bên
Tần số giao tử ab của bên cá thể không hoán vị = 

Công thức tính tần số hoán vị gen

Tần sô giao tử ab của bên cá thể hoán vị =  
Có: ab x ab = 4%
Công thức tính tần số hoán vị gen
 
Công thức tính tần số hoán vị gen
 = 4% →  = 16%.

Kiểu gen: 

Công thức tính tần số hoán vị gen

Vậy: câu D đúng

Đáp án: C

Mod Sinh 2

1. Cách tính tần số hoán vị gen dựa vào phép lai phân tích cá thể dị hợp hai cặp gen

Kiến thức cần nhớ:Tần số HVG( f) = Tổng tỷ lệ các loại kiểu hình có hoán vị gen

Tỷ lệ loại giao tử hoán vị = f /2

Tỷ lệ giao tử liên kết = (1- f /2)/2

Xác định kiểu gen có hoán vị gen:

(Dựa vào tỷ lệ kiểu hình ở Fa hai kiểu hình có tỷ lệ nhỏ chính là hai kiểu hình mang gen hoán vị).

Ví dụ 1:Khi lai cây thân cao, chín sớm (dị hợp tử hai cặp gen) với cây thân thấp, chín muộn (đồng hợp lặn) Fa thu được 35% cây thân cao, chín sớm: 35% cây thân thấp, chín muộn: 15% cây thân cao, chín muộn: 15% cây thân thấp, chín sớm. Xác định quy luật di truyền các gen nói trên?

Giải:

Fa xuất hiện 4 loại kiểu hình,

Tỷ lệ phân li kiểu hình là 35 : 35 : 15 :15

=> Tỷ lệ khác 1:1:1:1 và 1:1 => các gen không phân li độc lập với nhau

=>Vậy hai cặp gen quy định tính trạng di truyền theo hoán vị gen.

Ví dụ 2:Cho F1 dị hợp hai cặp gen, kiểu hình hoa kép, tràng hoa đều lai với cây hoa đơn, tràng hoa không đều, kết quả thu được ở thế hệ lai gồm:

1748 cây hoa kép, tràng hoa không đều

1752 cây hoa đơn, tràng hoa đều

751 cây hoa kép, tràng hoa đều

749 cây hoa đơn, tràng hoa không đều

Tìm tần số hoán vị gen?

Giải:

Đây là phép lai phân tích f = (751+749)/1748 + 1752 +751 +749 = 0.30 = 30%

2. Cách tính tần số hoán vị gen dựa vào phương pháp phân tích tỷ lệ giao tử mang gen lặn ab

a). Trường hợp xảy ra hoán vị cả hai bên

Kiến thức cần nhớ :

- Được áp dụng cho thực vật, dòng tự thụ, hầu hết các loại động vật ( trừ ruồi giấm, bướm, tằm…)

- Trường hợp này ta căn cứ vào tỷ lệ xuất hiện kiểu hình manghai tính trạng lặnở thế hệ sau suy ratỷ lệ % giao tử mang gen lặn ab => f .

- Nếu loại giao tửab lớn hơn 25%thì đây phải làgiao tử liên kết genvà các gen liên kết cùng (A liên kết với B, a liên kết với b).

- Nếu loại giao tửab nhỏ hơn 25%thì đây phải làgiao tử hoán vị genvà các gen liên kết chéo (A liên kết b, a liên kết B)

Ví dụ 1:Khi lai giữa P đều thuần chủng, đời F1 chỉ xuất hiện kiểu hình cây quả tròn, ngọt. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có 4 kiểu hình theo tỷ lệ như sau:

66% cây quả tròn, ngọt

9% cây quả tròn, chua

9% cây quả bầu dục, ngọt

16% cây quả bầu dục, chua

Biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng. Xác định tần số hoán vị gen?

Giải:

Kiểu hình lặn có kiểu gen ab//ab = 16% = 0.4 ab x 04 ab => ab phải là giao tử liên kết => f = 100% - 40% x 2 = 20%.

Giải:

Ví dụ 3:Cặp bố mẹ đem lai có kiểu gen AB/ab x Ab/aB. Hoán vị gen xảy ra ở 2 bên với tần số bằng nhau, kiểu hình quả vàng, bầu dục có kiểu gen là ab/ab. Kết quả nào dưới đây phù hợp với tỉ lệ kiểu hình quả vàng, bầu dục ở đời con?

A. 5,25%.

B. 7,29%.

C.12,25%.

D.16%.

Giải

AB/ab x Ab/aB, suy ra ab/ab = ab (LK) x ab (HV). Dựa vào bảng biến thiên ta có f – f2/4

Xét A: f – f2/4 = 0.0525, f2– f + 0.24 = 0, giải ta được f1= 0,3; f2= 0,7 ( loại). ĐA: A

b) Trường hợp xảy ra hoán vị gen ở một trong hai bên bố hoặc mẹ (ruồi giấm, bướm, tằm)

Kiến thức cần nhớ :

- Trường hợp này tỷ lệ giao tử giới đực và giới cái không giống nhau.

- Từ tỷ lệkiều hình mang hai tính trạng lặnở thế hệ sau ta phân tích hợp lí vềtỷ lệ giao tử mang gen abcủa thế hệ trước => f:

+ Nếuab là giao tử hoán vịthì f = ab .2

+ Nếuab là giao tử liên kếtthì f = 100% - 2 . ab

Ví dụ:Ở loài ruồi giấm đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng đời F1 chỉ xuất hiện loại kiểu hình thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F1 giao phối, đời F2 có 4 loại kiểu hình sau:

564 con thân xám, cánh dài

164 con thân đen, cánh cụt

36 con thân xám, cánh cụt

36 con thân đen, cánh dài

Xác định tần số hoán vị gen?

Giải:

Ở loài ruồi giấm hiện tượng hoán vị gen chỉ xảy ra ở ruồi cái không xảy ra ở ruồi đựC. Đời F2 xuất hiện kiểu hình mang hai tính trạng lặn thân đen, cánh ngắn ab//ab = 20.5% = 1/2 giao tử ♂ ab x 41% giao tử ♀ ab => Loại giao tử ♀ ab = 41% lớn hơn 25% đây là giao tử liên kết => f = 100% - 41% x 2 = 18%.