Công trình thuỷ điện nào sau đây được xây dụng trên hệ thống sông sêrêpốk

     Dưới bàn tay các anh, những thác nước của Tây Nguyên hùng vĩ không còn chỉ biết tung bọt trắng xóa, đổ ào ào, để rồi cộng với cái nắng, cái gió, tạo nên bản sắc Tây Nguyên nữa. Thác Tây Nguyên hôm nay đã biết qua bàn tay con người, qua những Đrây H’linh, Buôn Kuốp, SêrêPok, Buôntuasha… làm ra dòng điện, mang ánh sáng của Đảng tới từng buôn làng, cho đồng bào Tây Nguyên ta đỡ cực, cho các cô gái Tây Nguyên ta ai cũng xinh đẹp như hoa Pơ lang.


Tại phòng điều khiển trung tâm nhà máy thủy điện Buôn Kuôp   

      Năm 1996, các anh đến với đại ngàn Tây  Nguyên, bắt tay xây dựng nhà máy thủy điện Đrây H’linh 2 và 3 như một khởi đầu cho sự nghiệp xây dựng thủy điện, để đến hôm nay, thi công các nhà máy thủy điện đã trở thành sở trường của Lilama 45 - 3. Vượt qua gần 20 km, con đường độc đạo dẫn chúng tôi vào nhà máy thủy điện Buôn Kuốp, người ta không khỏi ngỡ ngàng bởi sự hiện diện sừng sững của công trình thủy điện lớn thứ 2 Tây Nguyên sau Yaly. Đứng đây, các anh có quyền tự hào để giới thiệu với mọi người thành quả của mình đã đạt được trong những tháng ngày lao động vất vả. 

     Khởi công năm 2003, sau 6 năm xây dựng năm 2009, nhà máy thủy điện hoàn thành. Với công suất 280 MW,  hàng năm cung cấp cho lưới điện Quốc gia 1,4 tỷ KWh. Buôn Kuop là nhà máy thủy điện lớn nhất trong hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Serepok. Năm công trình còn lại trong hệ thống này là Buôn tua sa công suất 85 MW, Serepok 3 công suất 137 MW, Serepok 4 công suất 33KW, Đức Xuyên công suất 58KW và Đrây H’linh công suất 28KW.


     Nhìn gương mặt Nguyễn Văn Việt, một kỹ sư trẻ của Lilama 45-3, người đã từng tham gia xây dựng công trình từ những ngày đầu, thấy được bao khó khăn vất vả các anh phải trải qua. Giữa bạt ngàn Tây Nguyên, ngổn ngang thiết bị của hệ thống ống áp lực, bánh xe công tác, van cung, lưới chắn rác…được chế tạo tại bãi tổ hợp này, để rồi từ đây đưa vào nhà máy lắp đặt. Ở gian máy, từng khối thiết bị Stator, trục, côn, khuỷu được đưa vào vị trí lắp đặt an toàn, chính xác dưới bàn tay thạo nghề của công nhân, cách tổ chức khoa học và linh hoạt của kỹ sư 45-3.

     Có tận mắt chứng kiến thời khắc cả gian máy như vỡ òa trong niềm vui khôn xiết khi chiếc Rotor, trái tim của tổ máy được đưa vào vị trí lắp đặt, mới thấy thế nào là niềm vui, hạnh phúc trong  lao động.

     Đúc rút kinh nghiệm từ thành công của Buôn Kuop, Lilama 45-3 tiếp tục được các đối tác mời tham gia thi công các dự án thủy điện tiếp theo như Buôntuasha, SêrêPốk 3 và 4, Đrây H’linh, Đambo, Krông Hnăng, Đồng Nai 2… để tạo nên một hệ thống các nhà máy thủy điện trên Cao Nguyên đại ngàn, góp phần ổn định lưới điện Quốc gia và phát triển kinh tế của Tây Nguyên và duyên hải miền Trung.

     Rời thủy điện Buôn Kốp, chúng tôi được các anh dẫn đường lên thăm thủy điện Serêpok 4. Nhà máy nằm trên địa bàn 2 tỉnh Đắc Nông và Đắc Lắc với 2 tổ máy, tổng công suất 70 MW do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển điện Đại Hải đầu tư xây dựng. Công trình đã hoàn thành vào tháng 10 -2010 với sản lượng điện trung bình khoảng 336 triệu kwh/năm.

     Nhớ lại những ngày đầu lên đây, cả công trình chỉ có gần 300 cán bộ kỹ sư và công nhân tham gia thi công. Một khối lượng công việc khổng lồ lại đè lên vai những người thợ Lilama 45-3, nhưng bằng bản lĩnh, trách nhiệm họ đã thi công 3 ca liên tục không kể nắng, mưa, lễ, Tết để công trình hoàn thành đúng tiến độ từng hạng mục công trình.

     Từng khối thiết bị được đưa vào vị trí - Những lưng áo thấm đẫm mồ hôi - Những gương mặt xạm đen vì nắng gió - Tất cả vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc, thắp sáng núi rừng Tây Nguyên.


Lilama.com.vn

18:28, 29/12/2020

Một trong những tiềm năng to lớn của sông Mê Công đang được các nước trong khu vực khai thác mạnh mẽ là thủy điện.

Theo đánh giá của Ủy hội sông Mê Công, tiềm năng thủy điện toàn lưu vực sông Mê Công có thể khai thác vào khoảng 53.900 MW, trong đó phần thượng lưu sông Mê Công thuộc lãnh thổ Trung Quốc – sông Lang Thương là 23.000 MW. Còn lại phần hạ lưu thuộc bốn quốc gia Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam là 30.900 MW, trong đó Việt Nam là 2.000 MW.

Một đoạn sông Sê San được chặn dòng làm thủy điện

Lưu vực sông Mê Công ở Việt Nam có diện tích khoảng 71.000 km2 , chiếm hơn 8% diện tích toàn lưu vực. Ở Tây Nguyên, các sông Sê San, Sêrêpôk là 2 sông nhánh chính phía bờ trái của sông Mê Công. Trong đó, sông Sêrêpốk có chiều dài dòng chính 291 km, phần lớn diện tích lưu vực nằm trong tỉnh Đắk Lắk [khoảng 10.400 km2], phần còn lại nằm ở các tỉnh Đắk Nông, Gia Lai và Lâm Đồng. Do dòng sông rất dài, được hợp bởi nhiều con sông, suối nhỏ bắt nguồn và được nuôi dưỡng trong những cánh rừng đại ngàn nên có lưu lượng nước rất lớn, tạo nên một nguồn lợi to lớn về thủy điện. Trên địa bàn tỉnh hiện có 24 nhà máy thủy điện đang hoạt động với tổng công suất 957 MW, trong đó, 14 công trình có hồ chứa, hạ du ảnh hưởng trực tiếp đến các huyện Lắk, Buôn Đôn, Krông Ana và TP. Buôn Ma Thuột. Để công trình thủy điện thực sự phát huy hiệu quả, công tác quản lý, vận hành công trình hồ đập bảo đảm an toàn cho vùng hạ du các công trình thủy điện trên sông Sêrêpốk được đặc biệt chú trọng.

Đơn cử, tại Nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah do Công ty Thủy điện Buôn Kuôp quản lý, vận hành, hồ chứa có dung tích gần 800 triệu m3, công tác bảo đảm an toàn hồ đập công trình được thực hiện một cách nghiêm ngặt nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ hồ và các cơ quan chức năng từ điều tiết nước đến xả lũ, trong đó, quy định cụ thể cơ chế phối hợp, ứng phó trong các tình huống cụ thể. Theo đó, trong mùa mưa lũ, mỗi khi hồ Buôn Tua Srah xả với lưu lượng lên đến 50 m3/s, chủ hồ có trách nhiệm thông báo đến Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, UBND các xã bị ảnh hưởng trước thời điểm xả 30 phút; đồng thời, phát thông báo trên các trạm cảnh báo được bố trí dọc theo sông vùng hạ lưu hồ. Trong trường hợp xả điều tiết lũ với lưu lượng lên 600 m3/s, chủ hồ thường xuyên thông báo diễn biến cơn lũ đến cơ quan chức năng của tỉnh, huyện và các xã bị ảnh hưởng để có biện pháp ứng phó hữu hiệu trong trường hợp khẩn cấp, đột xuất. Tùy tình hình thực tế, đơn vị sẽ sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc một cách nhanh nhất.

Đặc biệt, công tác vận hành, điều tiết cố sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị quản lý công trình trên lưu vực sông. Từ năm 2011 đến nay, Nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah đã thực hiện quy chế phối hợp vận hành với các công trình nằm ở thượng lưu và hạ lưu hồ Buôn Tua Srah gồm: Thủy điện Sêrêpôk 4, Krông Nô 2, 3. Việc phối hợp này giúp điều tiết lưu lượng nước phục vụ chạy máy sản xuất điện của các nhà máy, đồng thời, chia sẻ thông tin vận hành trong mùa lũ, cung cấp thông số về mực nước hồ, lưu lượng xả tràn. Nhờ vậy, công tác dự báo và tính toán lưu lượng lũ về hồ Buôn Tua Srah được thực hiện một cách hiệu quả để từ đó đưa ra phương án xả lũ tốt nhất, bảo đảm an toàn cho người và tài sản vùng hạ du.

Lũ lụt gây thiệt hại hoa màu vùng hạ du

Bên cạnh đó còn phải kể đến vai trò của chính quyền địa phương trong công tác bảo đảm an toàn cho người và tài sản trong khu vực hạ du các công trình. Chẳng hạn như xã Ea Rbin [huyện Lắk] có khoảng 500 ha thuộc vùng hạ du thủy điện Buôn Tua Srah bị ảnh hưởng trực tiếp khi hồ này xả lũ. Trong thời gian qua, địa phương đã phối hợp với nhà máy điều tiết nước theo tình hình thủy văn ở từng thời điểm. Đồng thời yêu cầu nhà máy thủy điện xây dựng 2 cống ngăn ngập tại địa bàn bị ảnh hưởng để khi nhà máy xả nước gây ngập lụt thì dừng chạy máy để mở cống thoát nước nhằm tránh gây tổn thất hoa màu cho người dân. Ngoài ra, chính quyền xã cũng phối hợp với các nhà máy thủy điện, trường học để tuyên truyền cho người dân, học sinh về bảo vệ các trạm thủy văn trên lưu vực, trạm cảnh báo, bảng chỉ dẫn và cọc tiêu báo lũ hạ du hồ chứa; thường xuyên thông tin đến người dân về thời gian, lưu lượng xả lũ, điểm ngập và điểm tránh lũ theo phương án phòng chống lũ lụt đã được phê duyệt...

Các công trình thủy điện trên lưu vực sông  Sêrêpốk do nhiều chủ đầu tư xây dựng và quản lý. Để nâng cao hơn nữa tính an toàn của các công trình thủy điện trên lưu vực sông, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn với địa phương có liên quan, kiểm tra thực địa hiện trạng dòng chảy thoát lũ ở hạ lưu và xử lý các vi phạm ảnh hưởng tới khả năng thoát lũ của công trình .

Hoa Hồng [Tổng hợp]

Hiện nay, do thiếu nguồn nước nên sản lượng điện của các nhàmáy thuỷ điện lớn, vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giảm nghiêm trọng, chỉbằng khoảng một nửa so cùng kỳ năm ngoái.

Hiệnmực nước của hồ chứa của công trình thuỷ điện Buôn Tua Srah chỉ đạt 476,29 mét, thấp hơn cùng kỳ năm 2012 là 1,27 mét [đang tiệm cận mực nước chết], với dung tích nước chỉ còn 202 triệu mét khối [dung tích hữu ích của hồ theo thiết kế là 522,6 triệu mét khối]. Đây là hồ tích nước có vai trò điều tiết nước cho hệ thống các nhà máy thuỷ điện bậc thang trên dòng sông Sêrêpốk hoạt động. Tuy nhiên, do nắng hạn, lưu lượng nước của hồ này liên tục giảm, nên hàng loạt các nhà máy thuỷ điện như Buôn Kuốp, Đray H’Linh, Sêrêpốk 3, Sêrêpốk 4 đều giảm nhanh sản lượng điện. Bên cạnh đó, 9 nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ trên địa bàn có tổng công suất 58 MW, nhưng hoạt động cũng chỉ mới đạt khoảng một nửa công suất so với thiết kế.

Video liên quan

Chủ Đề