Công việc của giảng viên đại học

- Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

- Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; có trình độ đáp ứng quy định của Luật Giáo dục đại học, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.

- Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động, quy định về vị trí việc làm và nhu cầu sử dụng của cơ sở giáo dục đại học.

- Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ, trừ chức danh trợ giảng; trình độ của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ, tiến sĩ là tiến sĩ. Cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên; phát triển, ưu đãi đội ngũ giáo sư đầu ngành để phát triển các ngành đào tạo.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn và việc bổ nhiệm chức danh giảng viên theo thẩm quyền; tỷ lệ giảng viên cơ hữu tối thiểu của cơ sở giáo dục đại học; quy định tiêu chuẩn giảng viên thực hành/giảng viên của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.

Theo Điều 55 của Luật Giáo dục đại học quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học như sau:

- Giảng dạy, phát triển chương trình đào tạo, thực hiện đầy đủ, bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo được hiểu là một hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng tới cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học. Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

- Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo. Hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học bao gồm các hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và các hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.

- Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên.

- Tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

- Tham gia quản lý và giám sát cơ sở giáo dục đại học, tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác khác.

- Độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học trên nguyên tắc phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội; được ký hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của cơ sở giáo dục đại học mà mình đang làm việc.

- Được bổ nhiệm chức danh của giảng viên, được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

- Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục đại học

Luật Hoàng Anh

Giảng viên là gì? Có nên theo đuổi nghề giảng viên đại học không?

Ngành giáo dục là một trong những ngành nghề cần được đầu tư và phát triển. Môi trường đại học là nơi kết nối giảng viên và sinh viên, tạo ra cơ hội cho nhiều người, vậy vai trò của giảng viên là gì?

Trong môi trường đại học với nhiều đối tượng khác nhau từ sinh viên tới giảng viên đến từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Có thể thấy môi trường đại học là nơi kết nối mạng lưới mối quan hệ và là nơi tạo ra cơ hội cho sinh viên cũng như giảng viên. Sinh viên có cơ hội được học tập và rèn luyện còn giảng viên có cơ hội truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế cho thế hệ sau. Vậy giảng viên đại học được hiểu là gì trong và vai trò của họ như thế nào?

I. Giảng viên đại học là gì?

Giảng viên đại học là người làm trong ngành giáo dục và đào tạo với nhiệm vụ chính là giảng dạy và truyền đạt kiến thức mới mẻ cho thế hệ sau. Trong môi trường đại học, giảng viên cũng được chia làm nhiều cấp bậc tùy theo khả năng cũng như kiến thức chuyên môn của mình, bắt đầu từ trợ giảng, giảng viên chính, phó giáo sư và giáo sư. Cấp bậc của họdựa theo trình độ học vấn và bằng Thạc sĩ là một trong những chứng chỉ thể hiện được học vấn của giảng viên. Có nhiều sinh viên sau khi ra trường muốn theo đuổi ngành giáo dục với vị trí giảng viên đại học thì họ có thể theo học thạc sĩ và được mời ở lại làm tại trường.

Giảng viên đại học là ai?

Vai trò chính của một giảng viên đại học là giảng dạy và truyền đạt cho sinh viên đầy đủ kiến thức về chuyên ngành mà mình phụ trách. Thông thường, môi trường đại học không giống môi trường học tập thời cấp 3, khi sinh viên đủ 18 tuổi, họ đã có ý thức tự giác và giảng viên chỉ là người hướng dẫn và định hướng học sinh cách nghiên cứu và tiếp thu kiến thức, thay vì chỉ từng chút một. Là một giảng viên đại học, nhiệm vụ của họ còn là chỉ dạy cho sinh viên những kiến thức và kinh nghiệm ngoài thực tiễn.

II. Các hạng giảng viên là gì?- Điều kiện để thăng thứ hạng giảng viên

1. Các thứ hạng giảng viên là gì?

Trong những trường đại học công lập, giảng viên được chia theo thứ hàng và được giao phó trách nhiệm công việc trong năng lực của bản thân. Cụ thể thì giảng viên đại học được chia thành 3 cấp hạng: hạng I, hạng II, hạng III.

1.1 Hạng I

Hạng I dùng để chỉ những giảng viên có bằng tiến sĩ với thành tựu là những công trình nghiên cứu học thuật riêng cùng với những chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên. Ngoài ra, tiến sĩ cần trang bị một trong 6 chứng chỉ ngôn ngữ: Anh, Pháp, Đức, Trung, Nhật cùng với chứng chỉ tin học và thêm 1 năm kinh nghiệm với kỹ năngtin học cho công việc chuyên môn.

Ngoài ra, giảng viên đại học cần biên soạn ít nhất 2 giáo trình môn học tùy chuyên ngành và được sử dụng cho quá trình giảng dạy sinh viên. Không những vậy, thành tựu củađược công bố ít nhất 15 bài báo và báo cáo chuyên ngành tại những hội thảo khoa học trong và ngoài nước.

1.2 Hạng II

Với một số người thì cơ hội việc làm cho giảng viên hạng II là những giảng viên có bằng thạc sĩ với chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên II theo chương trình của bộ giáo dục và đào tạo. Song song đó, giảng viên hạng II cũng phải thành thạo ít nhất 1 trong những ngôn ngữ sau: Anh, Pháp, Đức, Trung, Nhật liên quan đến chuyên môn học thuật. Nếu định hướng làm giảng viên ngoại ngữ thì bạn phải đạt trình độ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc. Để lên được giảng viên hạng II, phải làm cố vấn cho ít nhất 5 sinh viên bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ của họ và ít nhất 1 sinh viên bảo vệ thành công công trình nghiên cứu tiến sĩ.

Thăng hạng giảng viên

1.3 Hạng III

Hạng III được dùng để chỉ những giảng viên tốt nghiệp đại học loại giới trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng năng lực giáo dục sư phạm. Với định hướng làm giảng viên ngoại ngữ thì bạn cần sử dụng 1 ngôn ngữ để đọc và tra cứu những tài liệu chuyên môn, kỹ năng giao tiếp căn bản. Năng lực ngoại ngữ thứ 2 cũng phải đạt trình độ bậc 2 trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc. Kèm theo đó là chứng chỉ tin học cơ bản như một kỹ năng mềm, giảng viên đại học cũng cần có sự hiểu biết về khả năng biên soạn giáo án và tài liệu tham khảo cho bộ môn chuyên ngành.

2. Điều kiện để thăng thứ hạng giảng viên là gì?

Trong ngành giáo dục có thông tư quy định và ghi rõ những điều kiện cũng như quy định để một giảng viên đại học có thể thăng thứ hạng từ giảng viên hạng III lên hạng II và từ giảng viên hạng II lên hạng I:

  • Trường đại học có nhu cầu thăng hạng và có thẩm quyền đi dự xét
  • Trong 3 năm làm việc, giảng viên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao với chất lượng công việc và đạo đức nghề nghiệp
  • Đáp ứng tiêu chuẩn của thứ hạng thăng chức nghề nghiệp

Trong cơ hội việc làm, để xét duyệt thăng cấp thì có hai cách đang được sử dụng. Cách thứ nhất là xét duyệt hồ sơ với đầy đủ yêu cầu của thứ hạng thăng chức so với thứ hạng đang giữ và quy định đổi điểm về khoa học. Cách thứ hai là quy đổi điểm từ những công trình khoa học như báo cáo khoa học, kết quả nghiên cứu khoa học và bằng sáng chế, tác phẩm nghệ thuật hay giải thưởng.

Tiêu chí tiên quyết là những nội dung trong công trình nghiên cứu khoa học phải liên quan đến chuyên môn của giảng viên. Với những công trình có nhiều người tham gia thì người chỉ biên sẽ được tính điểm bằng một phần ba điểm, điểm còn lại được tính theo phần trăm đóng góp công trình của người tham gia. Khi không thể xác định được đóng góp cụ thể của từng người thì điểm số được chia đều cho tất cả từ người chủ biên đến những người tham gia trong công trình nghiên cứu khoa học.

II. Những yêu cầu để trở thành giảng viên đại học

Trong ngành giáo dục giảng viên đại học là một trong những ngành nghề đòi hỏi và yêu cầu vô cùng cao. Giảng viên đại học là người làm trong ngành giáo dục với vai trò chính là hướng dẫn và định hướng sinh viên đi đúng đường, truyền đạt cho sinh viên những kiến thức cần thiết cho sinh viên tự mình bước đi.

1. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn là một yêu cầu không thể thiếu của bất kỳ ai làm trong ngành giáo dục và đặc biệt là giảng viên đại học. Để trở thành một giảng viên đại học chính thức thì hình thức tuyển chọn là kiểm tra viết qua trắc nghiệm và bài luận, kèm theo đó là kiểm tra miệng. Với một số chuyên ngành thì có những bài thi kiểm tra kỹ năng chuyên môn như khoa học máy tính, thí sinh cần vượt qua những bài kiểm tra trình độ về công nghệ thông tin, còn chuyên ngành ngoại ngữ phải vượt qua bài kiểm tra trình độ C tùy theo ngôn ngữ.

Trình độ học vấn của giảng viên

Với những vị trí như giáo sư hay giảng viên cao cấp thì yêu cầu có phần cao hơn và khắt khe hơn. Ví dụ như công chức cao cấp thì vai trò của họ là lãnh đạo hay tổ chức định hướng và đào tạo đại học, chịu trách nhiệm với một số chuyên ngành nhất định, ứng viên với cơ hội việc làm cần có:

  • Bằng tiến sĩ với chuyên ngành giảng dạy, có kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp cấp đại học, sau đại học
  • Trình độ chuyên môn cao với đầy đủ trách nhiệm, kiến thức theo tiêu chuẩn chuyên môn của một giảng viên
  • Sở hữu ít nhất 3 công trình nghiên cứu được công nhận

2. Kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm đầu tiên là có đạo đức tốt. Một người làm ngành giáo dục phải đưa đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu vì họ là người sẽ tạo ra tương lai của quốc gia bằng cách truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm sống cho thế hệ sinh viên sau này. Một người giảng viên không có đạo đức và lối sống lành mạnh thì liệu rằng họ có thể truyền đạt định hướng tốt đẹp cho sinh viên.

Ngoài ra, một giảng viên cần có tinh thần trách nhiệm cao và tính kỷ luật khắt khe. Tính kỷ luật giúp họ có thể phát huy kỹ năng quản lý với học sinh của mình. Thử hỏi, nếu một giảng viên lúc nào cũng tới trễ thì có thể yêu cầu sinh viên của mình đúng giờ được không. Chính vì vậy tinh thần kỷ luật là điều tiên quyết. Bên cạnh đó là tinh thần trách nhiệm cao. Là một người giảng dạy, họ phải có trách nhiệm với kiến thức mà họ truyền đạt, vì vậy để không bị lạc hậu so với sự phát triển chóng mặt như hiện nay thì kỹ năng nghiên cứu cung vô cùng cần thiết.

Kỹ năng mềm tiếp theo là tinh thần học hỏi, không chỉ sinh viên mà giảng viên cũng cần học hỏi kiến thức cũng như phương thức giảng dạy mới nhằm theo kịp sự tiến bộ của thời đại, đồng thời thay đổi để thích nghi và tận dụng kỹ năng lắng nghe để thấu hiểu sinh viên. Thực tế, ở môi trường đại học thì giảng viên cũng như những người bạn của sinh viên, không có ranh giới hay sự phân định giữa hai đối tượng. Tại môi trường đại học thì giảng viên là một người hướng dẫn giúp đưa ra lời khuyên và là người bạn đồng hành cùng sinh viên.

IV. Mức lương của giảng viên đại học là bao nhiêu?

1. Phân loại lương giảng viên

Hiện nay, mỗi cấp bậc giảng viên sẽ có mức lương khác nhau, ví dụ như giảng viên chính thức, giảng viên hợp đồng, giảng viên viên chức hay giảng viên đã về hưu,... Mức lương cũng sẽ phụ thuộc vào một số tiêu chí khác như bậc lương, hệ số lương, nếu nhóm ngạch cùng bậc lương càng cao, đồng nghĩa với mức lương được hưởng càng cao.

2. Các hệ sống lương, bậc lương của giáo viên

Hệ số lương và cấp bậc lương cũng được quy định vô cùng cụ thể và rõ ràng theo quy định của Chính phủ. Trong quy định đã phân rõ nhóm ngạch công nhân viên chức và nhóm giảng viên đại học được đưa ra mức lương theo từng nhóm:

Phân loại giảng viên

Nhóm giảng viên cao cấp thuộc viên chức loại A3 với hệ sống lương cùng mức lương hiện hành có sự phân định khác nhau về các cấp bậc được hưởng. Nhóm viên chức loại A2 là nhóm giáo viên chính được chia làm nhiều cấp bậc khi hưởng lương và nhóm viên chức loại A1 là nhóm giảng viên khác.

3. Cách tính lương giảng viên đại học

3.1 Hệ thống bảng tính lương giảng viên đại học

  • Viên chức loại A3 là những giáo sư, giảng viên cao cấp với mức lượng dao động trong khoảng 9 triệu đến 12 triệu.
  • Viên chức loại A2 là Phó giáo sư hay giảng viên chính thức được hưởng mức lương dao động từ 7 triệu đến 10 triệu.
  • Viên chức loại A1 là giảng viên được hưởng mức lương từ 3 triệu đến 6 triệu đồng.

3.2 Phụ cấp

Ngoài mức lương chính thức của giảng viên đại học, họ còn được hưởng thêm những mức phụ cấp như:

  • Phụ cấp khu vực cho những giảng viên vùng sâu vùng xa có khí hậu xấu: 160.000 đến 1.000.000
  • Phụ cấp đặc biệt cho những giảng viên tại khu vực xa đất liền hoặc biên giới có điều kiện sinh hoạt khó khăn với mức 20% - 100% số lương theo hệ số
  • Phụ cấp thu hút cho những giảng viên làm việc tại khu kinh tế mới hay cơ sở kinh tế ở đảo xa với mức phụ cấp từ 20% - 70% lương tính theo hệ số lương.

V. Có nên chọn nghề giảng viên

Trong thời gian gần đến kỳ thi đại học như hiện nay, sinh viên băn khoăn giữa nhiều định hướng học tập hay định hướng nghề nghiệp. Chính vì vậy, để định hướng sự nghiệp đi đúng sự đam mê của bản thân thì bạn cần hiểu được bản chất của từng công việc cũng như ngành nghề riêng để tìm kiếmcơ hội việc làmphù hợp.

Giảng viên đại học được xem là một nghề cao quý vì là người được kính trọng bởi sinh viên và phụ huynh bởi vai trò quan trọng của họ trong việc định hướng cho người trẻ. Nghề giảng viên đã góp phần góp phần phát triển tương lai cũng như sự nghiệp cho thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, bạn phải là một người có niềm đam mê với việc giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho sinh viên.

Nghề giảng viên tiếp xúc nhiều với sinh viên nên mọi cử chỉ, lời nói nên được chú ý, đồng thời giúp họđược tiếp cận với những thông tin mới hơn, trẻ trung hơn. Bên cạnh đó đây cũng là một nghề cần bổ sung kiến thức liên tục và học tập liên tục vì kiến thức là vô hạn, dù là giảng viên thì cũng cần cập nhật và bổ sung kiến thức để tránh lạc hậu. Nghe thì không có gì áp lực, nhưng đây là một trong những nghề chịu áp lực công việc lớn vì tính chất công việc liên quan trực tiếp đến quản lý và đào tạo con người.

VI. Giảng viên và giáo viên có khác nhau không

Trong ngành giáo dục, giảng viên và giáo dục đều là những người trực tiếp giảng dạy và truyền đạt kiến thức góp phần đào tạo ra nhân tài cho đất nước. Vừa xây dựng tình cách cho con người, đặc biệt là sinh viên, ảnh hưởng đến an ninh xã hội. Vậy có thể nói giảng viên và giáo viên là những người quyết định sự phát triển của một quốc gia. Đối tượng giảng dạy của giáo viên là học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12, yêu cầu trình độ của giáo viên ở mức trung cấp, cao đăng, đại học.

Sự khác biệt của giảng viên và giáo viên

Giáo viên là người giảng dạy cho học viên những bài học về cuộc sống và những kiến thức khoa học, đồng thời họ cũng là người lên kế hoạch giảng dạy, tiến hành phát triển tư duy cho học sinh nhờ vào chương trình giảng dạy của nhà trường. Giáo viên cũng là người đánh giá chất lượng học sinh dựa vào những đề thi để phát triển năng lực cũng như định hướng tính cách học sinh nên kỹ năng mềm của giảng viên cũng vô cùng quan trọng.

Giảng viên là người đi sâu vào quá trình xây dựng và định hướng nhân cách, tập trung chủ yếu vào đào tạo chuyên ngành cho học viên. Tuy nhiên, giảng viên đại học cũng lồng ghép những bài học kinh nghiệm thực tế để giảng dạy trực tiếp cho sinh viên. Đối tượng giảng dạy của giảng viên là sinh viên sau 12, trình độbắt buộc phải là thạc sĩ, tiến sĩ hay phó giáo sư.

VII. Kết luận

Ngành giáo dục luôn là lĩnh vực được ưu tiên phát triển tại bất cứ quốc gia nào. Đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì ngành giáo dục cần được đầu tư để tiếp cận với những nền giáo dục văn minh và phát triển hơn. Chính vì vậy, những giảng viên trong và ngoài nước cũng cần những khóa học chuyên sâu để có thể nâng cao khả năng cũng như kinh nghiệm giảng dạy của bản thân. Đây là cơ hội việc làm cho những sinh viên định hưỡng theo giảng dạy.

Xem tiếp: Ngành tâm lý học giáo dục là gì? Mô tả vị trí công việc trong tương lai

Tag:

Kỹ năng mềm giáo dục và đào tạo giáo viên Quy trình tuyển giáo viên giảng viên đại học Giảng viên là gì

Bài viết nhiều người đọc

  • Từ A- Z quy trình bảo lưu kết quả học tập đại học mới nhất

  • Shipper nên lựa chọn hãng giao hàng nào để có thể làm việc?

  • Trợ lý và thư ký khác nhau như thế nào?

  • Hướng dẫn cách trình bày tiểu luận trong word theo chuẩn của bộ GD&ĐT

  • Những kỹ năng cần thiết của kiến trúc sư trong phát triển sự nghiệp

  • Hồ sơ thi tuyển công chức cần có những gì? Kinh nghiệm thi công chức

  • [Hé lộ] Thư giới thiệu của giáo viên chuyên nghiệp nhất mà bạn đang tìm kiếm

  • Công việc của giáo viên tiếng Anh hiện nay là như thế nào?

123job.vn - Dream jobs, great places to work, high salary

123job.vn - Trao cơ hội cho hàng triệu người với những công việc mơ ước với môi trường làm việc chuyên nghiệp và mức lương tốt nhất.

Với sứ mệnh: Cung cấp các thông tin việc làm, review công ty hấp dẫn, dịch vụ tư vấn tuyển dụng xác thực và chất lượng cho nhà tuyển dụng và người lao động, chúng tôi luôn tận tâm tận lực, không ngừng sáng tạo nhằm đem lại chất lượng dịch vụ hàng đầu, giúp tất cả mọi người có được một công việc phù hợp nhất.

Tự hào: Là trang tuyển dụng uy tín, là cầu nối của hàng triệu người tìm việc và nhà tuyển dụng.

Giá trị cốt lõi:

  • Luôn chủ động và sáng tạo, lấy công nghệ làm nền tảng cốt lõi để phát triển dịch vụ.
  • Chuyên nghiệp & tận tâm với khách hàng và người tìm việc bằng những dịch vụ tốt nhất.
  • Làm việc chính trực, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, không vụ lợi cá nhân và luôn đặt lợi ích của công ty lên hàng đầu.

Nếu bạn đang muốn kết nối với những nhà tuyển dụng uy tín hàng đầu Việt Nam, đừng ngần ngại hãy TẠO CV NGAY để tăng gấp 5 lần cơ hội có được công việc với mức lương tốt nhất nhé!

Video liên quan

Chủ Đề