Covid 19 bao nhiêu ngày mới phát bệnh

COVID-19 là bệnh do coronavirus, SARS-CoV-2 gây ra. Ở một số người, vi-rút này gây ra bệnh nhẹ, nhưng ở những người khác, chúng có thể gây ra bệnh nặng và tử vong.

Các triệu chứng bệnh liên quan đến COVID-19

Hầu hết những người bị COVID-19 chỉ bị các triệu chứng nhẹ. Quý vị có thể uống thuốc giảm đau thông thường để điều trị các triệu chứng này.

Hãy kiểm tra các triệu chứng bệnh của quý vị

Các triệu chứng bệnh thông thường Các triệu chứng bệnh ít phổ biến hơn Các triệu chứng bệnh trầm trọng

sốt hoặc thân nhiệt cao (nóng)

nhức đầu

thở khó khăn

cảm thấy rất mệt mỏi đau họng môi hoặc mặt tím tái
ho – đôi khi có đờm hụt hơi nhẹ đau hoặc sức ép trong ngực
không còn biết vị và/hoặc ngửi được mùi đau cơ hoặc khớp da lạnh và sần sùi, hoặc nhợt nhạt và có đốm
không còn biết vị và/hoặc ngửi được mùi sổ mũi ngất xỉu hoặc gục ngã
không còn biết vị và/hoặc ngửi được mùi ớn lạnh lẫn lộn
không còn biết vị và/hoặc ngửi được mùi buồn nôn/ói mửa trở nên khó thức dậy
không còn biết vị và/hoặc ngửi được mùi tiêu chảy đi tiểu ít hoặc không đi tiểu

Nếu bị bất kỳ triệu chứng bệnh trầm trọng nào ở trên, quý vị hãy gọi 000 ngay. Hãy nói cho nhân viên tổng đài điện thoại biết quý vị bị COVID-19 kèm các triệu chứng trầm trọng và quý vị cần ambulance.

Gọi 000

Covid 19 bao nhiêu ngày mới phát bệnh
Nếu không nói được tiếng Anh, quý vị hãy yêu cầu ‘ambulance’ và đừng cúp máy để yêu cầu thông dịch viên.

Nếu vẫn bị các triệu chứng liên quan đến COVID-19 hơn 6 tuần lễ sau khi xét nghiệm dương tính, quý vị hãy nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị.

Cách bảo vệ bản thân và những người khác

Mọi người đều có thể góp phần làm giảm đà COVID-19 lây lan. Để bảo vệ người khác và bản thân mình, quý vị nên:

  • giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
  • duy trì khoảng cách đối với người khác và tránh xa người khác 1,5 mét
  • đeo khẩu trang
  • xét nghiệm và cách ly nếu cần.

Tìm hiểu thêm về cách duy trì COVIDSafe.

Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng của quý vị khỏi bị COVID-19 là chích ngừa.

Những người có nguy cơ cao hơn

Một số người có thể bị bệnh/ốm nặng nếu bị COVID-19. Những người có nguy cơ cao hơn có thể là:

  • người cao niên
  • người đã có vấn đề về sức khỏe từ trước
  • người Aboriginal và dân đảo Torres Strait Islander
  • Người khuyết tật.

Xét nghiệm/đi xét nghiệm

Nếu quý vị bị bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến COVID-19, ngay cả triệu chứng nhẹ, quý vị nên xét nghiệm/đi xét nghiệm càng sớm càng tốt. Phát hiện COVID-19 sớm có nghĩa là quý vị có thể giúp ngăn chặn vi-rút lây lan sang bạn bè, gia đình và cộng đồng của quý vị.

Hiện có 2 loại xét nghiệm có thể cho biết quý vị có bị COVID-19 hay không:

  • phản ứng chuỗi polymerase (chỉ có tại các trạm xét nghiệm COVID-19 đi bộ vào hoặc lái xe xuyên qua)
  • xét nghiệm kháng nguyên cấp tốc (thường gọi là RAT).

Quý vị có thể mua xét nghiệm kháng nguyên cấp tốc trực tuyến, tại một số siêu thị, tiệm bán lẻ và trạm xăng dầu để sử dụng riêng.

Nếu quý vị bị các triệu chứng bệnh liên quan đến COVID-19, quý vị có thể được xét nghiệm miễn phí tại trạm xét nghiệm COVID-19 đi bộ vào hoặc lái xe xuyên qua.

Các bộ xét nghiệm kháng nguyên cấp tốc miễn phí cho người có thẻ giảm giá

Quý vị có thể nhận được các bộ xét nghiệm kháng nguyên cấp tốc miễn phí nếu quý vị có một trong các thẻ giảm giá do Commonwealth cấp dưới đây:

  • Thẻ Commonwealth Seniors Health
  • Thẻ vàng, trắng hoặc cam Department of Veteran's Affairs
  • Thẻ Health Care
  • Thẻ Low Income Health
  • Thẻ Pensioner Concession.

Quý vị có thể nhận được tối đa 10 bộ xét nghiệm kháng nguyên cấp tốc trong thời gian 3 tháng (tối đa 5 trong 1 tháng) tại nhà thuốc tây cộng đồng có phát các bộ xét nghiệm này.

Khi nào cần xét nghiệm

Nên xét nghiệm COVID-19 nếu quý vị:

  • bị các triệu chứng liên quan đến COVID-19
  • là người tiếp xúc gần với người có kết quả xét nghiệm dương tính
  • chuyên viên y tế, hoặc bộ y tế tiểu bang hoặc lãnh thổ địa phương của quý vị đã khuyên làm như vậy
  • đi học hoặc đi làm tại nơi có chương trình giám sát COVID-19.

Quý vị là người tiếp xúc gần nếu quý vị:

  • sống chung nhà với người có kết quả xét nghiệm dương tính
  • đã tiếp xúc với người bị COVID-19 từ 4 giờ đồng hồ trở lên trong nhà, trong môi trường chăm sóc sức khỏe hoặc cư xá cao niên
  • bộ y tế tiểu bang hoặc lãnh thổ quý vị cư ngụ thông báo rằng quý vị là người tiếp xúc gần.

Các yêu cầu về việc tự cách ly và xét nghiệm đối với người tiếp xúc gần với người bị COVID-19 tùy thuộc tiểu bang hoặc lãnh thổ quý vị cư ngụ. Nếu quý vị là người tiếp gần với người bị COVID-19, hãy truy cập trang mạng của bộ y tế tiểu bang hoặc lãnh thổ quý vị cư ngụ để biết những quy định nào áp dụng cho quý vị.

Sau xét nghiệm của quý vị

Sau khi làm xét nghiệm, quý vị nên cách ly tại nhà cho đến khi có kết quả. Nếu kết quả xét nghiệm của quý vị âm tính, quý vị không cần phải cách ly.

Tìm hiểu thêm về xét nghiệm COVID-19.

Nên làm gì nếu kết quả xét nghiệm của quý vị dương tính

Nếu kết quả xét nghiệm COVID-19 của quý vị dương tính, quý vị phải cách ly tại nhà ngay lập tức.

Nếu quý vị đi xét nghiệm tại trạm xét nghiệm đi bộ vào hoặc lái xe xuyên qua, bộ y tế địa phương sẽ liên lạc với quý vị.

Nếu quý vị làm xét nghiệm kháng nguyên cấp tốc tại nhà, hãy thông báo cho cơ quan y tế địa phương để họ có thể theo dõi những người có thể cần giúp đỡ. Làm theo lời khuyên sức khỏe tại địa phương của quý vị để đăng ký như trường hợp dương tính COVID-19.

Các yêu cầu về việc tự cách ly và xét nghiệm đối với người tiếp xúc gần với người bị COVID-19 tùy thuộc tiểu bang hoặc lãnh thổ quý vị cư ngụ. Nếu quý vị là người tiếp gần với người bị COVID-19, hãy truy cập trang mạng của bộ y tế tiểu bang hoặc lãnh thổ quý vị cư ngụ để biết những quy định nào áp dụng cho quý vị.

Chích ngừa COVID-19

Nếu quý vị bị COVID-19 và đã khỏi bệnh, quý vị vẫn nên tiêm liều vắc-xin COVID-19 kế tiếp để duy trì tình trạng chích ngừa COVID-19 'đầy đủ' của mình.

Người đã bình phục sau khi bị COVID-19 nên tiêm liều vắc-xin kế tiếp 3 tháng sau khi bị bệnh.

Cách ly

Cách ly có nghĩa là:

  • ở nhà – đừng đi làm hoặc đi học, đi đến các khu vực công cộng hoặc di chuyển trên phương tiện chuyên chở công cộng, taxi hoặc dịch vụ đi chung xe.

Quý vị nên tách riêng với người khác trong nhà. Ở trong phòng riêng, thông thoáng, cách xa người khác.

Nếu không thể cách ly trong phòng riêng, quý vị nên:

  • tránh những nơi chung đụng trong nhà càng nhiều càng tốt
  • đeo khẩu trang khi di chuyển qua nơi chung đụng
  • lau sạch bất kỳ bề mặt nào quý vị sờ/chạm vào
  • nếu có thể, quý vị hãy sử dụng phòng tắm riêng mà người khác không sử dụng chung. Nếu dùng chung phòng tắm với người khác, quý vị hãy lau sạch bất kỳ bề mặt nào quý vị sờ/chạm vào và xả bồn cầu sau khi đậy nắp
  • đừng để khách vào nhà quý vị, trừ trường hợp họ đang cung cấp các dịch vụ y tế hoặc chăm sóc cá nhân cần thiết, hoặc các dịch vụ khẩn cấp
  • sắp xếp để tất cả hàng tạp hóa và các mặt hàng thiết yếu khác sẽ giao đến nhà quý vị.

Những người thường sống chung nhà với quý vị có thể ở đó nếu họ không thể sống ở nơi khác trong thời gian này.

Cho con bú sữa mẹ nếu quý vị bị COVID-19

Nếu cảm thấy đủ khỏe, quý vị có thể tiếp tục cho con bú sữa mẹ. Cờ thể sẽ truyền kháng thể từ quý vị sang con quý vị.

Nếu lo lắng hoặc có thắc mắc, quý vị có thể gọi cho Đường dây Trợ giúp về cho Con Bú Sữa Mẹ. Đường dây trợ giúp này hoạt động 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần.

1800 686 268

 Nếu cần thông dịch viên, quý vị hãy gọi cho Dịch vụ Thông Phiên dịch 131 450 và yêu cầu họ gọi cho Breastfeeding Helpline.

Nếu con quý vị bị COVID-19

Khi con quý vị nhận được chẩn đoán bị COVID-19, quý vị và gia đình quý vị điều đó có thể cảm thấy bị căng thẳng rất nhiều. Rất hiếm khi trẻ em bị bệnh nặng khi bị COVID-19. Hầu hết trẻ em sẽ không bị triệu chứng bệnh, hoặc chỉ bị các triệu chứng bệnh nhẹ.

Nếu lo lắng về các triệu chứng bệnh của con mình, quý vị hãy liên lạc với bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nếu con quý vị bị các triệu chứng bệnh trầm trọng, hãy gọi 000 ngay lập tức. Nếu không nói được tiếng Anh, hãy yêu cầu 'ambulance' và đừng cúp máy để xin thông dịch viên.

Những thuốc uống điều trị COVID-19

Những thuốc uống điều trị COVID-19 là cách điều trị COVID-19 từ mức độ nhẹ đến trung bình ở người lớn. Đây là những loại thuốc uống dưới dạng viên nén hoặc viên nang.

Những thuốc uống điều trị COVID-19 không phù hợp với tất cả mọi người. Quý vị chỉ có thể mua loại thuốc uống này nếu có toa bác sĩ.

Tìm hiểu thêm về những cách điều trị COVID-19.

Nhờ ở đâu giúp đỡ

National Coronavirus Helpline cung cấp thông tin và lời khuyên về những gì cần làm nếu quý vị có kết quả xét nghiệm dương tính COVID-19. Đường dây này hoạt động 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần.

1800 020 080

Nếu cần thông dịch viên, quý v hãy gọi cho National Coronavirus Helpline và  bấm số 8.

Hỗ trợ về tài chính

Hỗ trợ về tài chính có sẵn nếu quý vị cần. Truy cập Services Australia và bấm vào‘Translate’ để tìm thông tin bằng ngôn ngữ của quý vị.

Hỗ trợ về sức khỏe thể chất và tâm thần

Nếu có thẻ Medicare, quý vị có thể sử dụng các dịch vụ telehealth (y tế viễn liên) qua điện thoại hoặc video.

Nếu đang bị các vấn đề sức khỏe tâm thần trầm trọng do COVID-19 gâ ra, quý vị có thể có thêm các buổi chăm sóc sức khỏe tâm thần bổ sung.

Muốn đặt cuộc hẹn telehealth (y tế viễn liên) hoặc đặt hẹn sử dụng các buổi chăm sóc sức khỏe tâm thần, hãy gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị.

Nếu quý vị cần giúp đỡ bây giờ

Nếu quý vị cần giúp đỡ ngay bây giờ, hiện có các dịch vụ sức khỏe tâm thần khác nhau mà quý vị có thể liên lạc:

Nếu không cảm thấy an toàn khi ở nhà do bạo hành gia đình, quý vị hãy liên lạc với cảnh sát ở tiểu bang hoặc lãnh thổ quý vị cư ngụ hoặc gọi 1800 RESPECT (1800 737 732).

Các tài liệu