Covid tồn tại bao lâu ngoài môi trường

[HNMO] - Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đức, các chủng vi rút corona như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng [SARS], Hội chứng hô hấp Trung đông [MERS-CoV] có thể tồn tại trên các bề mặt như kim loại, kính và nhựa đến 9 ngày. Thế nhưng, với chủng vi rút mới corona gây bệnh viêm đường hô hấp cấp [nCoV],  chưa thể khẳng định điều này vì đây là chủng vi rút mới.

Nhân viên Tổng công ty Transerco lau chùi dây tay cầm, bề mặt bên trong cửa kính

Vi rút corona sống ít nhất 12 giờ trên bề mặt kim loại

Qua việc dịch tài liệu hướng dẫn về cách phòng chống nCoV từ các bác sĩ gia đình Hoa Kỳ, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chia sẻ, vi rút corona có kích thước khá lớn. Do đó, bất kỳ khẩu trang thông thường nào [không chỉ N95] đều có thể lọc được. Tuy nhiên, khi người bị nhiễm bệnh hắt hơi ra môi trường, giọt nước bọt chứa vi rút có thể bắn xa 3m [khoảng 10 feet] và lơ lửng trong không khí trước khi rơi xuống mặt đất. Khi rơi xuống bề mặt kim loại, vi rút sẽ sống ít nhất khoảng 12 giờ. “Vì vậy, hãy luôn nhớ, nếu tiếp xúc với bất kỳ bề mặt kim loại nào phải rửa tay bằng xà phòng thật kỹ”, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nói.

Ngoài bề mặt kim loại, theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, nCoV có thể vẫn hoạt động trên vải trong 6-12 giờ. Bột giặt thông thường cũng có thể diệt được vi rút. Đối với quần áo mùa đông không giặt được hằng ngày, có thể phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời để diệt vi rút.

Còn theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, kể từ khi xâm nhập, nCoV tồn tại trong cơ thể khoảng 3-4 tuần. Ở môi trường bên ngoài, nCoV rất dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng, tia cực tím và nhiệt độ cao, nhưng nếu trong môi trường lạnh, ẩm và bề mặt kim loại, nCoV có thể tồn tại 1-3 ngày.

Ở miền Nam đang có nắng ấm, có thể khống chế sự lây lan và phát tán của vi rút. Trong khi đó, ở miền Bắc, thời tiết đang lạnh, độ ẩm cao, do đó, việc cách ly các ca nhiễm và nghi nhiễm cần được tăng cường hơn.

Phòng ngừa nCoV như thế nào?

Phun hóa chất khử khuẩn phòng bệnh tại trường học.

Theo ông Trần Đắc Phu, chuyên gia cấp cao của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam [Bộ Y tế], nCoV là chủng vi rút mới chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện vi rút corona lây truyền chủ yếu qua 3 phương thức. Cụ thể là lây qua không khí [tiếp xúc giọt nước bọt từ những người ho, hắt hơi, sổ mũi]; lây trực tiếp [khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, thậm chí lây khi bắt tay người bệnh mà không thực hành các biện pháp phòng vệ] và lây truyền khi chạm vào các bề mặt bị nhiễm vi rút rồi đưa lên mắt, mũi, miệng… Thêm một đường lây nữa được các nhà khoa học mới báo cáo, đó là qua đường phân, thường xảy ra trong chăm sóc người bệnh, nhưng chưa có kiểm chứng.

Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, hình thức lây nhiễm nCoV phổ biến nhất là do chạm, tiếp xúc ở nơi công cộng, vì vậy hãy rửa tay thường xuyên. Vi rút chỉ có thể sống trên tay bạn trong 5-10 phút, nhưng trong 5-10 phút đó có rất nhiều hoạt động có thể xảy ra [bạn có thể vô tình dụi mắt hay ngoáy mũi…], những hoạt động này làm nCoV có thể xâm nhập vào cơ thể.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cũng cho biết, thời gian ủ bệnh của nCoV được cho là từ khoảng 2 đến 14 ngày. Trong giai đoạn này, người bệnh không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó kiểm soát. Cách phòng ngừa lây nhiễm cho mỗi cá nhân chúng ta trong những ngày tới hay ít nhất cho đến khi các cơ quan chức năng tuyên bố hết dịch đó là tránh đến chỗ đông người; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, chất khử trùng chứa cồn; tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay không rửa sạch; tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh; làm sạch và khử trùng các vật và bề mặt thường xuyên chạm vào; ăn đồ nấu chín kỹ, uống nước đun sôi kỹ để nguội; tăng cường sức đề kháng.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật - Bác sĩ Truyền nhiễm - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Virus Corona - nguyên nhân gây ra đại dịch COVID 19 có thể trú ngụ ở trong không khí, đồ dùng, hoặc thông qua giọt bắn của người mang bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Bởi vì đường lây truyền của virus corona khá phong phú nên có thể khiến bệnh lây lan thành dịch bệnh nguy hiểm. Vậy để có thể phòng chống dịch bệnh lây lan hiệu quả cần biết đặc điểm và quá trình phát triển của virus COVID 19.

1. Các nguồn lây lan của virus COVID 19

Để biết được thời gian tồn tại của virus corona trong không khí thì cần phải hiểu được con đường lây lan của virus này:

  • Virus corona có thể lây từ người bệnh sang người lành. Con đường lây nhiễm này có thể được hoạt động do quá trình tiếp xúc giữa người bệnh và người lành thông qua dịch tiết từ mũi hoặc miệng hoặc có thể do hắt hơi, ho. Virus trú ngụ trong nước bọt và dịch tiết từ mũi họng sẽ được lây truyền từ người bệnh sang người lành ở khoảng cách dưới 2 mét.
  • Virus corona có thể lây thông qua không khí. Những giọt bắn được tiết ra từ người bệnh có chứa virus có thể bay lơ lửng trong không khí và tồn tại ở môi trường này trong một thời gian nhất định. Vì vậy, những khu vực có môi trường kín như nhà hàng, quán cà phê, rạp chiếu phim có thể là nơi dễ dàng lây truyền cho người lành. Bởi vì những khu vực này thường kín, không gian hẹp và sử dụng điều hoà tạo điều kiện thuận lợi cho virus corona lây trong không khí. .
  • Virus corona có thể lây truyền qua các vận dụng và đồ vật xung quanh. Các giọt bắn có chứa virus COVID 19 rơi vào các vận dụng và người lành có thể cầm, sờ vào sẽ bị nhiễm virus.

Virus corona tồn tại bao lâu trong không khí? Câu hỏi này luôn được mọi người quan tâm để có thể biết cách phòng ngừa lây nhiễm một cách hiệu quả. Corona trong không khí có thể tồn tại theo thời gian tuỳ thuộc vật liệu hay dụng cụ lây nhiễm:

  • Nếu virus corona trong không khí thì có thời gian tồn tại tối đa khoảng 3 giờ.
  • Trên bề mặt đồ vật có chất liệu bằng đồng thì thời gian tồn tại tối đa của virus khoảng 4 giờ.
  • Trên bề mặt giấy bìa cứng, virus corona có thời gian tồn tại tối đa khoảng 1 ngày
  • Với những chất liệu bằng thép không gỉ thì thời gian tồn tại tối đa của virus corona có thể khoảng từ 2 đến 3 ngày.

Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu gần đây cho biết biến thể virus corona có thể tồn tại lâu hơn so với chủng gốc. Chẳng hạn như biến thể Omicron có thể tồn tại tới 8 ngày trên bề mặt nhựa, túi nilon hoặc có thể sống sót trên da người trong khoảng thời gian 21 giờ. Vì vậy, nếu tiếp xúc gần với người mang bệnh hoặc đồ dùng chứa virus thì có nguy cơ nhiễm bệnh tăng cao.

3. Cách phòng tránh lây nhiễm virus SARS-CoV2

Việc tìm hiểu đặc điểm cũng như thời gian tồn tại của virus corona có thể giúp mọi người phòng tránh dịch bệnh đạt hiệu quả. Một số phương pháp có thể áp dụng giúp phòng tránh lây nhiễm COVID 19 bao gồm:

  • Tiêm phòng vắc xin đầy đủ và đúng chỉ định. Có lẽ tiêm vắc xin COVID hiện là biện pháp tốt nhất giúp hạn chế quá trình lây lan của virus SARS-CoV 2 cùng với các biến chủng của loại virus này. Hơn nữa, vắc xin có thể còn có tác dụng giúp bảo vệ người dân tránh được những biến chứng nặng của bệnh đồng thời hạn chế nguy cơ tử vong cao.
  • Sử dụng khẩu trang thường xuyên có thể giúp tránh lây lan virus gây bệnh kể cả khi đã hoặc chưa tiêm vắc xin. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn loại khẩu trang ôm khít mặt sao cho thoải mái và đúng cách để nâng cao hiệu quả phòng chống virus lây truyền.
  • Giữ khoảng cách an toàn trên 2 mét để hạn chế lây nhiễm virus corona. Trong trường hợp chăm sóc người bệnh nhiễm COVID thì cần phải trang bị khẩu trang và dụng cụ đầy đủ để tránh nhiễm virus từ người bệnh. Đồng thời thường xuyên thực hiện khử khuẩn để bảo vệ bản thân và người bệnh.
  • Tránh tập trung ở những nơi đông người. Những nơi tụ tập đông người chính là nguồn lây lan virus rất nhanh đặc biệt ở những khu vực có không gian khí, có sử dụng điều hoà. Thêm vào đó, ở bên ngoài hãy để cho không khí được lưu thông bằng cách mở cửa và sử dụng quạt.
  • Rửa tay thường xuyên giúp loại bỏ virus có thể lây lan vào tay và nhiễm vào người. Do virus corona có thể tồn tại trên các bệnh mặt đồ vật, vì vậy chúng ta nên thực hiện rửa tay bằng xà phòng thật kỹ trong khoảng 20 giây. Trường hợp người bệnh ho, hắt hơi ở nơi công cộng thì cần phải che miệng, và khử trùng vị trí này bằng dung dịch khử khuẩn.
  • Vệ sinh và khử trùng bề mặt đồ dùng, vật dụng xung quanh chẳng hạn như tay nắm cửa, điều khiển tivi, bàn ghế,... Khi trong nhà có người mắc COVID thì cần thực hiện khử trùng bằng dung dịch sát khuẩn.

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn một số thiết bị lọc không khí để lọc sạch bụi mịn trong ngôi nhà của mình:

  • Sử dụng màng lọc khí có thể ngăn chặn virus, vi khuẩn trong không khí. Đồng thời công nghệ lọc còn giúp cho không khí trong lành và tươi mát, giúp bảo vệ sức khỏe gia đình.
  • Vòng đeo nhỏ gọn với trọng lượng 40 gam có chứa titanium với 2 triệu ion âm giúp gắn các virus, vi khuẩn trong không khí và biến những hạt bụi mịn thành các khối lớn hơn, nặng hơn và có thể rơi xuống dưới đất. Ngoài ra, thiết bị cũng như mặt nạ vô hình với những ion âm có khả năng loại bỏ hiệu quả các thành phần ô nhiễm nhỏ trong không khí, bảo vệ người sử dụng không hít phải không khí ô nhiễm cũng như các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Đặt lịch nhanh chóng và theo dõi lịch hẹn thuận tiện hơn qua ứng dụng MyVinmec. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Cách nào làm sạch bụi mịn PM2.5?
  • Rửa thực phẩm có khiến đồ ăn an toàn hơn không?
  • Vì sao chúng ta bị dị ứng thời tiết?

Chủ Đề