Đánh giá cách tính điểm học kỳ

  • Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần
    1. Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 [từ 0 đến 10], làm tròn đến một chữ số thập phân.
    2. Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ như sau:
      • a] Loại đạt:
        • A [8,5 - 10] Giỏi
        • B [7,0 - 8,4] Khá
        • C [5,5 - 6,9] Trung bình
        • D [4,0 - 5,4] Trung bình yếu
        • Một học phần được xem là đạt [được tích lũy] nếu điểm đánh giá học phần từ điểm D trở lên. Tuy nhiên, các điểm D gọi là các điểm đạt có điều kiện. Sinh viên phải thi lại các điểm D, [đối với điểm dưới 5], hoặc thi cải thiện [ đạt điểm 5 trở lên] để đảm bảo điều kiện về điểm trung bình chung tích lũy qua các năm học.
      • b] Loại không đạt: F [dưới 4,0] Kém
      • c] Đối với những học phần chưa đủ cơ sở để đưa vào tính điểm trung bình chung học kỳ, khi xếp mức đánh giá được sử dụng các kí hiệu sau:
        • I Chưa đủ dữ liệu đánh giá.
        • X Chưa nhận được kết quả thi.
      • d] Đối với những học phần được nhà trường cho phép chuyển điểm, khi xếp mức đánh giá được sử dụng kí hiệu R viết kèm với kết quả.
    3. Việc xếp loại các mức điểm A, B, C, D, F được áp dụng cho các trường hợp sau đây:
      • a] Đối với những học phần mà sinh viên đã có đủ điểm đánh giá bộ phận, kể cả trường hợp bỏ học, bỏ kiểm tra hoặc bỏ thi không có lý do phải nhận điểm 0;
      • b] Chuyển đổi từ mức điểm I qua, sau khi đã có các kết quả đánh giá bộ phận mà trước đó sinh viên được giảng viên cho phép nợ;
      • c] Chuyển đổi từ các trường hợp X qua.
    4. Việc xếp loại ở mức điểm F ngoài những trường hợp như đã nêu ở khoản 3 Điều này, còn áp dụng cho trường hợp sinh viên vi phạm nội quy thi, có quyết định phải nhận mức điểm F.
    5. Việc xếp loại theo mức điểm I được áp dụng cho các trường hợp sau đây:
      • a] Trong thời gian học hoặc trong thời gian thi kết thúc học kỳ, sinh viên bị ốm hoặc tai nạn không thể dự kiểm tra hoặc thi, nhưng phải được trưởng khoa cho phép;
      • b] Sinh viên không thể dự kiểm tra bộ phận hoặc thi vì những lý do khách quan, được trưởng khoa chấp thuận.
      • Trừ các trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quy định, trước khi bắt đầu học kỳ mới kế tiếp, sinh viên nhận mức điểm I phải trả xong các nội dung kiểm tra bộ phận còn nợ để được chuyển điểm. Trường hợp sinh viên chưa trả nợ và chưa chuyển điểm nhưng không rơi vào trường hợp bị buộc thôi học thì vẫn được học tiếp ở các học kỳ kế tiếp.
    6. Việc xếp loại theo mức điểm X được áp dụng đối với những học phần mà phòng đào tạo của trường chưa nhận được báo cáo kết quả học tập của sinh viên từ khoa chuyển lên.
    7. Ký hiệu R được áp dụng cho các trường hợp sau:
      • a] Điểm học phần được đánh giá ở các mức điểm A, B, C, D trong đợt đánh giá đầu học kỳ [nếu có] đối với một số học phần được phép thi sớm để giúp sinh viên học vượt.
      • b] Những học phần được công nhận kết quả, khi sinh viên chuyển từ trường khác đến hoặc chuyển đổi giữa các chương trình.
  • Cách tính điểm trung bình chung
    1. Để tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy, mức điểm chữ của mỗi học phần phải được quy đổi qua điểm số như sau:
      • A tương ứng với 4
      • B tương ứng với 3
      • C tương ứng với 2
      • D tương ứng với 1
      • F tương ứng với 0
      • Trường hợp sử dụng thang điểm chữ có nhiều mức, Hiệu trưởng quy định quy đổi các mức điểm chữ đó qua các điểm số thích hợp, với một chữ số thập phân.
    2. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:

      • Trong đó:
      • A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy
      • ai là điểm của học phần thứ i
      • ni là số tín chỉ của học phần thứ i
      • n là tổng số học phần.
      • Điểm trung bình chung học kỳ để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ chỉ tính theo kết quả thi kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy để xét thôi học, xếp hạng học lực sinh viên và xếp hạng tốt nghiệp được tính theo điểm thi kết thúc học phần cao nhất trong các lần thi.

Điểm trung bình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá năng lực của học sinh, sinh viên. Hãy cùng muahangdambao.com tìm hiểu chi tiết cách tính điểm trung bình môn trong bài viết sau đây nhé!

Nội dung chính

  • Tại sao cần phải tính điểm trung bình?
  • Cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT theo quy định mới nhất 2021
  • Cách tính điểm trung bình môn học kỳ
  • Cách tính điểm trung bình môn cả năm
  • Cách tính điểm trung bình môn trong Excel
  • Cách xếp loại các môn học đánh giá bằng nhận xét
  • Xếp loại học kỳ
  • Xếp loại cả năm
  • Cách xếp loại học lực của học sinh
  • Xếp loại giỏi
  • Xếp loại khá
  • Xếp loại trung bình
  • Xếp loại yếu
  • Xếp loại kém
  • Xét công nhận danh hiệu học sinh
  • Cách tính điểm trung bình môn Đại học theo tín chỉ
  • Cách tính và quy đổi điểm trung bình học kỳ, năm học
  • Cách tính điểm trung bình tích lũy
  • Cách chuyển đổi điểm sang hệ số 4

Tại sao cần phải tính điểm trung bình?

Điểm trung bình môn hay điểm tổng kết là số điểm được tổng hợp lại từ các bài kiểm tra thường xuyên [như kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, bài thực hành, bài thu hoạch], kiểm tra định kì và học kì.

Điểm trung bình môn giúp đánh giá năng lực học tập của học sinh

Số điểm này phản ánh khách quan quá trình và kết quả học tập của học sinh, giúp giáo viên đánh giá được năng lực và trình độ học tập của mỗi người. Bên cạnh đó, số điểm này cũng thường được sử dụng để xét học bạ vào các trường đại học.

Cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT theo quy định mới nhất 2021

  • Cách tính điểm trung bình môn học kỳ

Điểm trung bình môn học kỳ [viết tắt là ĐTBmhk] là trung bình cộng của điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên, giữa kì và cuối kì.

Sau đây là cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1, học kỳ 2 [hk2] theo quy định mới nhất. Công thức tính điểm trung bình môn học kỳ như sau:

ĐTBmhk = [TĐĐGtx + 2 x ĐĐGgk + 3 x ĐĐGck] : [Số ĐĐGtx + 5]

Trong đó:

  • Điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên [viết tắt là ĐĐGtx] được tính hệ số 1;
  • Điểm kiểm tra, đánh giá giữa kỳ [viết tắt là ĐĐGgk] được tính hệ số 2;
  • Điểm kiểm tra, đánh giá cuối kỳ [viết tắt là ĐĐGck] được tính hệ số 3.

Điểm trung bình môn có thể dùng để xét học bạ vào đại học

Cách tính điểm trung bình môn cả năm

Điểm trung bình môn cả năm là trung bình cộng của điểm trung bình các môn học kỳ 1 và học kỳ 2, trong đó điểm trung bình môn học kỳ 2 được tính hệ số 2.

Điểm trung bình cả năm = Điểm trung bình học kỳ I + 2 x Điểm trung bình học kỳ II = kết quả /3

Lưu ý:điểm trung bình môn học kỳ và cả năm là số nguyên hoặc số thập phân được làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất.

Ngoài ra, cách tính điểm trung bình môn Toán, Ngữ văn và các bộ môn khác cũng tương tự như trên.

Cách tính điểm trung bình môn trong Excel

Công cụ này được thực hiện bởi Thạc sĩ Đoàn Trọng Bình Phó Hiệu trưởng trường THPT Hương Sơn [Hà Tĩnh], nguồn tại website hatinh.edu.vn.

Các thầy cô truy cập vào link dưới đây để tải file Excel cách tính điểm trung bình môn cấp 2, cấp 3 và giải nén.

  • Tải file Excel tính điểm TB môn

Trong file này sẽ có 1 file doc hướng dẫn sử dụng và 1 file Excel để thầy cô nhập điểm cho các môn học.

  • Nhập Họ tên học sinh, trong đó học sinh nữ thì nhấn X, còn học sinh nam thì bỏ trống.
  • Nhập điểm số môn học theo dạng từ 0 đến 100: ví dụ, điểm TB môn là 7,0 thì nhập 70. Điểm trung bình của cả học kỳ sẽ tự động hiển thị.

Ngoài ra, các thầy cô giáo có thể tính điểm trung bình môn online thông qua các phần mềm tính điểm trung bình môn.

Cách xếp loại các môn học đánh giá bằng nhận xét

Các môn học đánh giá bằng nhận xét được xếp loại thành:

Xếp loại học kỳ

  • Đạt yêu cầu [Đ]: Có 2/3 trong tổng số bài kiểm tra trở lên đạt mức Đ, trong đó có bài kiểm tra học kỳ.
  • Chưa đạt yêu cầu [CĐ]: các trường hợp khác còn lại.

Xếp loại cả năm

  • Đạt yêu cầu [Đ]: hai học kỳ xếp loại Đ hoặc học kỳ I CĐ, học kỳ II Đ.
  • Chưa đạt yêu cầu [CĐ]: hai học kỳ xếp loại CĐ hoặc học kỳ I Đ, học kỳ II CĐ.

Cách xếp loại học lực của học sinh

Xếp loại giỏi

  • Điểm trung bình môn từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên; riêng học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải có điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;
  • Không có môn học nào bị điểm trung bình dưới 6,5;
  • Các môn học đánh giá bằng nhận xét được xếp loại Đ.

Xếp loại học lực của học sinh theo điểm trung bình môn

Xếp loại khá

  • Điểm trung bình môn từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ từ 6,5 trở lên; riêng học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải có điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;
  • Không có môn học nào bị điểm trung bình dưới 5,0;
  • Các môn học đánh giá bằng nhận xét đều đạt loại Đ.

Xếp loại trung bình

  • Điểm trung bình môn từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ từ 5,0 trở lên; riêng học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải có điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;
  • Không có môn học nào bị điểm trung bình dưới mức 3,5;
  • Các môn học đánh giá bằng nhận xét đều xếp loại Đ.

Xếp loại yếu

Điểm trung bình môn từ 3,5 trở lên và không có môn học nào bị điểm trung bình dưới 2,0.

Xếp loại kém

Các trường hợp khác còn lại.

Bên cạnh đó, với trường hợp có kết quả một môn học duy nhất thấp hơn mức quy định của một loại học lực và bị xếp thấp xuống thì sẽ được điều chỉnh như sau:

  • Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc cá nhân đạt loại giỏi nhưng vì kết quả của một môn học mà phải xuống loại trung bình thì được xếp loại khá.
  • Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc cá nhân đạt loại giỏi nhưng vì kết quả của một môn học mà phải xuống loại yếu thì được xếp loại trung bình.
  • Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc cá nhân đạt loại khá nhưng vì kết quả của một môn học mà phải xuống loại yếu thì được xếp loại trung bình.
  • Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc cá nhân đạt loại khá nhưng vì kết quả của một môn học mà phải xuống loại kém thì được xếp loại yếu.

Xem thêm:Thế nào là 2 tam giác đồng dạng? Tổng hợp lý thuyết và bài tập áp dụng

Xét công nhận danh hiệu học sinh

  • Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kì hoặc cả năm, nếu đạt hạnh kiểm tốt và học lực giỏi.
  • Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kì hoặc cả năm, nếu đạt hạnh kiểm và học lực từ loại khá trở lên.
  • Học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong rèn luyện, học tập được Hiệu trưởng tặng giấy khen.

Xét danh hiệu học sinh dựa theo học lực và hạnh kiểm

Cách tính điểm trung bình môn Đại học theo tín chỉ

Cách tính và quy đổi điểm học phần

Điểm học phần là tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất và xếp loại điểm chữ.

  • A: từ 8,5 đến 10,0;
  • B: từ 7,0 đến 8,4;
  • C: từ 5,5 đến 6,9;
  • D: từ 4,0 đến 5,4.
  • F: dưới 4,0 [không đạt].

Một số trường hợp đặc biệt không tính điểm trung bình, không phân mức mà sử dụng các điểm chữ xếp loại:

  • I: Điểm chưa hoàn thiện vì được cho phép hoãn thi, kiểm tra;
  • X: Điểm chưa hoàn thiện vì chưa đủ dữ liệu;
  • R: Điểm học phần được miễn học, công nhận tín chỉ.

Cách tính điểm trung bình môn đại học theo tín chỉ

Cách tính và quy đổi điểm trung bình học kỳ, năm học

Để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như sau:

  • A quy đổi thành 4;
  • B quy đổi thành 3;
  • C quy đổi thành 2;
  • D quy đổi thành 1;
  • F quy đổi thành 0.

Đối với các trường áp dụng cách quy đổi điểm trung bình theo thang điểm 4, sinh viên sẽ tính điểm thành phần và điểm trung bình học phần theo thang điểm 10, sau đó được xếp loại học phần bằng điểm chữ và quy đổi thành thang điểm 4 tương ứng để tính điểm trung bình học kỳ và cả năm.

Còn với các trường đang đào tạo theo niên chế và sử dụng thang điểm 10, cách tính điểm trung bình dựa trên điểm học phần theo thang điểm 10, không quy đổi thành điểm chữ.

Cách tính điểm trung bình tích lũy

Điểm trung bình tích lũy được tính bằng tổng điểm của các môn nhân với số tín chỉ tương ứng và chia cho tổng số tín chỉ của tất cả các môn. Kết quả này được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

Công thức tính điểm trung bình tích lũy

Trong đó:

  • A là điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình tích lũy
  • ai là tổng điểm của học phần thứ i
  • ni là tổng số tín chỉ của học phần thứ i
  • n là tổng số các học phần.

Lưu ý, các môn học không tính điểm trung bình là: Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng.

Cách chuyển đổi điểm sang hệ số 4

Xếp loại Điểm số [Thang điểm 10] Điểm chữ [Thang điểm 4] Điểm số [Thang điểm 4]
Đạt Giỏi Từ 9,0 đến 10 A+ 4,0
Từ 8,5 đến 8,9 A 3,7
Khá Từ 7,8 đến 8,4 B+ 3,5
Từ 7,0 đến 7,7 B 3,0
Trung bình Từ 6,3 đến 6,9 C+ 2,5
Từ 5,5 đến 6,2 C 2,0
Trung bình yếu Từ 4,8 đến 5,4 D+ 1,5
Từ 4,0 đến 4,7 D 1,0
Không đạt Kém Dưới 4,0 F 0

Xem thêm:Dung môi là gì? Những điều cần biết về dung môi

Trên đây là tổng hợp các cách tính điểm trung bình môn năm 2020, 2021. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã nắm được công thức và tính toán điểm trung bình một cách nhanh chóng và chính xác nhất!

Chủ Đề