Đánh giá người khác qua đôi giày năm 2024

2. Một đôi giày được bày bán ở quầy hàng rong ngoài chợ chỉ có giá vài trăm ngàn đồng. Cùng là đôi giày đó, được người ta mang vào cửa hàng to đẹp bên trong những trung tâm thương mại sang trọng và đắt tiền, giá trị của nó có thể lên tới vài triệu đồng. Cho nên, vị trí của bạn ở đâu đóng vai trò cực kỳ mật thiết với giá trị của bạn sau này.

3. Một đôi giày có vừa chân hay không, sẽ quyết định việc nó có thể được người ta sử dụng hay không. Chỉ khi thuận lòng vừa ý, đôi bên có sự phù hợp và tương thích với nhau, nó mới đạt được giá trị lớn nhất của mình. Cho nên, chúng ta phải học được rằng, sự thấu hiểu và kết nối với nhau là điều không thể bỏ qua.

4. Một đôi giày có giá trị tiền triệu hay vài chục triệu, quý giá đắt đỏ đến mấy mà thiếu đi một chiếc thì cũng trở thành đồ bỏ đi, không đáng lấy một xu. Cho nên, chúng ta phải hiểu rằng, cái gì hoàn chỉnh thì mới có giá trị, một nửa kia của cuộc đời đóng vai trò quan trọng thế nào.

5. Một đôi giày có hình thức cũ kỹ thường bị hạ giá rất rẻ vì đã không bắt kịp với xu hướng chung, thị hiếu chung của tất cả khách hàng. Cho nên, việc đổi mới chính mình, không ngừng cập nhật thêm những tri thức là một điều đóng vai trò trụ cột trong việc hình thành giá trị của bản thân.

6. Một đôi giày bị tồn kho nhiều năm và không ai để ý, thậm chí bán hạ giá cũng không được mua thì chỉ có thể bị đem ra bãi rác vứt đi. Cho nên, nắm chắc thời cơ của mình là tiền đề để tạo dựng mọi thành công. Một khi để lỡ, chúng ta sẽ không thể mua được liều thuốc nào có tên là "Giá như".

7. Cùng một đôi giày như vậy, chất liệu như vậy, thương hiệu như vậy và giá tiền như vậy, có người đi ba, bốn năm vẫn như mới, có người chỉ đi vài tháng đã mài mòn rách nát. Chính vì thế, chúng ta phải học được tầm quan trọng của việc có một người chủ tốt sẽ thay đổi tương lai của chính mình như thế nào.

8. Một đôi giày được sản xuất ở cùng một nơi nhưng chưa chắc đã bán cùng một địa điểm, cùng một thương hiệu hãy cùng một mẫu mã. Chính vì thế, phải hiểu ra rằng duyên phận đóng vai trò quan trọng đến thế nào. Có những người như bèo nước gặp nhau, chỉ lướt qua nhau một lần, không để lại bất cứ dấu ấn gì nhưng có những người có thể trở thành quý nhân phù trợ cả cuộc đời và tương lai sau này của chúng ta.

9. Bất kỳ hình thức của đôi giày có mới đến đâu, sau một thời gian sử dụng, nó đều sẽ trở nên cũ kỹ. Mức độ cũ kỹ tùy thuộc vào sự trân trọng của người dùng. Cho nên, chúng ta phải hiểu ra giá trị của sự trân trọng đối với mỗi sự vật, sự việc xung quanh, với người khác và với bản thân mình.

10. Cho dù một đôi giày được thiết kế hoàn hảo đến đâu, chắc chắn nó vẫn sẽ có sự sai sót hoặc khuyết điểm ở đâu đó mà không thể tránh khỏi. Thay vì lãng phí vứt đi cả đôi giày, chúng ta vẫn có thể nhìn vào ưu điểm của nó mà lựa chọn bỏ qua. Chính vì vậy, sự bao dung là yếu tố không thể thiếu của cuộc đời.

11. Cho dù một đôi giày có vẻ ngoài tốt đến thế nào đi nữa, không được người ta yêu thích khi sử dụng thì vẫn có thể bị chủ nhân lãng quên trong tủ, hàng năm ròng không buồn đụng đến. Chính vì thế, chất lượng nội hàm bên trong con người đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

12. Một đôi giày có giá đắt đỏ đến bao nhiêu, một khi không vừa chân, không làm thỏa mãn được nhu cầu của người dùng, nó cũng mất đi ý nghĩa và giá trị của chính nó. Vì thế, quan trọng nhất vẫn là sự thích hợp, hài hòa giữa đôi bên.

13. Bất kể người ta đánh giá đôi giày đó tốt đến nhường nào hay chê bai ra sao, chỉ có bản thân tự mình trải nghiệm, chúng ta mới có thể đưa ra những kết luận chính xác nhất cho mình. Vì thế, sống trên đời, phải học được cách hòa đồng và chung sống để có sự đánh giá tốt nhất với những người xung quanh.

Từ thói quen đi giày và đôi giày, bạn có thể đưa ra nhận dạng sơ bộ dành cho đối phương về: Tính cách, thu nhập, danh tính cùng một số thông tin khác.

Các nhà tâm lý học tại Đại học Kansas [Mỹ] đã thực hiện một thí nghiệm như sau: Họ tuyển 63 sinh viên đại học, yêu cầu cung cấp ảnh chụp những đôi giày khác nhau mà họ đang sử dụng. Sau đó, họ phải điền vào phiếu câu hỏi về tính cách, giới tính, địa vị xã hội, nghề nghiệp,… Ngoài ra, họ phải liệt kê thêm những đôi giày sử dụng thường xuyên.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Từ kiểu dáng, màu sắc, độ mới và cả giá thành của những đôi giày có thể phán đoán được tính cách, tâm tư nguyện vọng, sở thích cá nhân và một số đặc điểm khác của người mang chúng.

Vậy cụ thể cách đánh giá tính cách người đối diện qua đôi giày họ mang như thế nào?

Độ sạch và mới của giày

Nếu giày của một người luôn được giữ sạch sẽ, gọn gàng và mới tinh thì đó là người có xu hướng cầu toàn. Tức là họ theo đuổi sự hoàn hảo trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Nhà tâm lý học Basco cho rằng những người có khuynh hướng cầu toàn có những đặc điểm sau: Làm việc có nguyên tắc, có kế hoạch; Thường chú ý đến chi tiết; Có ham muốn chiếm hữu và kiểm soát . Trong y học, những người này thường được gọi là "ám ảnh bắt buộc".

Màu sắc của đôi giày

Đối với giày có nhiều màu, các nhà nghiên cứu lấy màu chủ đạo làm tiêu chuẩn. Tâm lý học nhấn mạnh rằng sự lựa chọn màu sắc của mọi người về mặt khách quan là một biểu tượng. Nhưng về mặt chủ quan, nó thực sự là một phản ứng hành vi. Màu sắc, sắc thái có liên quan chặt chẽ đến tính cách của một người.

- Những người thích màu đỏ là người hướng ngoại, có nghị lực, lòng can đảm và khát vọng sống. Họ có hứng thú với mọi thứ.

- Những người thích màu vàng sống tích cực, ưa mạo hiểm, lạc quan. Họ thích kết bạn, thích giao lưu phát triển mối quan hệ cá nhân.

- Những người thích màu xanh lam thường dè dặt, hướng nội. Cảm xúc của họ được che giấu và ít thể hiện ra bên ngoài. Họ chú ý đến logic và quy tắc. Họ cũng sẽ không dễ dàng thay đổi suy nghĩ của mình khi đã quyết định một việc gì đó.

- Những người thích màu xanh lá cây mang lại cho mọi người cảm giác an toàn. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối các mối quan hệ giữa các cá nhân và có thể hoà hợp với những người xung quanh.

- Những người thích màu tím thường đa cảm, hay lo lắng, nhạy cảm và tỉ mỉ. Họ sống nội tâm, có khả năng kiểm soát và chế ngự những lo lắng và phiền muộn trong nội tâm.

- Những người thích màu đen thích yên tĩnh, không hoà đồng, phòng thủ, kiên trì. Họ làm việc nguyên tắc, có uy tín cao.

- Những người thích màu trắng thường tốt bụng, dễ hoà đồng với người khác, ít nói và dễ bộc lộ cảm xúc. Họ cũng có rất nhiều ưu điểm nổi bật khác.

- Những người thích màu xám là người hướng nội, ổn định, chín chắn, chu đáo. Họ không thích thể hiện cảm xúc ra bên ngoài.

Kiểu dáng giày

1. Đối với đàn ông

Những người thích đi giày thể thao, giày hợp thời trang có xu hướng hoạt bát, có khát khao thể hiện bản thân mạnh mẽ, thích theo đuổi sự mới lạ. Họ thường chú ý nhiều hơn đến những gì người khác nghĩ về họ. Họ cũng hy vọng được người khác ghi nhận.

Những người thích đi giày da và giảy vải có xu hướng trưởng thành và ổn định hơn. Họ ít quan tâm đến yếu tố thời trang mà chú trọng nhiều vào sự thoải mái. Họ sẽ chú ý nhiều hơn đến cảm xúc sâu bên trong và không quá để tâm vào những lời nói của người khác.

2. Đối với phụ nữ

Những người thích đi giày thể thao bề ngoài có vẻ hoà đồng nhưng thực chất họ cảnh giác và có tâm hồn nhạy cảm. Bạn bè bình thường sẽ khó đoán ra được tâm tư, tình cảm cô ấy.

Những người thích đi giày cao gót có tính cách trưởng thành và hào phóng. Họ thông minh, rất tận tâm và chăm chỉ trong cuộc sống cũng như trong công việc. Họ yêu cầu cao đối với mọi người xung quanh và đôi khi có tính khí nóng nảy. Bởi họ là người cầu toàn, khó hài lòng.

Những người thích đi giày bệt với kiểu dáng đơn giản có tính cách nhạy cảm, thường kìm nén cảm xúc. Đặc biệt trong vấn đề giáo dục gia đình, họ là người nghiêm khắc.

Những người thích đi bốt yêu tự do, cá tính độc lập, không thích gò bó. Họ thích thể hiện mình. Kiểu phụ nữ này thường có ngoại hình nổi bật hoặc là khá thông minh, có năng lực. Họ dễ trở thành đối tượng ngưỡng mộ của người khác giới.

Mỗi người sẽ chọn giày theo sở thích của mình. Và giày cũng phản ánh thế giới nội tâm của chủ nhân ở mức độ nhất định. Vì vậy, việc nắm bắt tính cách thông qua cách chọn giày tương đối chính xác.

Chủ Đề