Đánh giá thuyết học tập xã hội

Học tập là một quá trình cực kỳ phức tạp chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Như hầu hết các bậc cha mẹ đã nhận ra, quan sát có thể đóng một vai trò chủ chốt trong việc xác định cái trẻ học cũng như quá trình học của chúng. Người ta từng ví trẻ con như miếng bọt biển, mỗi ngày chúng đều hấp thu những trải nghiệm mới, làm căng phồng lên miếng bọt biển đó.

Learning is a remarkably complex process that is influenced by a wide variety of factors. As most parents are probably very much aware, observation can play a critical role in determining how and what children learn. As the saying goes, kids are very much like sponges, soaking up the experiences they have each and every day.

Đánh giá thuyết học tập xã hội
Nguồn: Odyssey

Vì học tập là một quá tình phức tạp, nhiều học thuyết tâm lý khác nhau được hình thành để giải thích lý do và cách thức học tập của con người.

Because learning is so complex, there are many different psychological theories to explain how and why people learn.

Nhà tâm lý học Albert Bandura đã đề xuất một học thuyết học tập xã hội cho rằng quan sát, bắt chước, và hình mẫu hóa đóng một vai trò chủ chốt trong quá trình này. Học thuyết của Bandura kết hợp các thành tố từ thuyết hành vi – cho rằng tất cả các hành vi đều được học tập qua quá trình điều kiện hóa, và các học thuyết về nhận thức – tập trung tìm hiểu những tác động mang tính tâm lý như khả năng chú ý và trí nhớ.

A psychologist named Albert Bandura proposed a social learning theory which suggests that observation, imitation, and modeling play a primary role in this process. Bandura’s theory combines elements from behavioral theories, which suggest that all behaviors are learned through conditioning, and cognitive theories, which take into account psychological influences such as attention and memory.

Cách vận hành của học thuyết học tập xã hội? How Does Social Learning Theory Work?

Trong suốt nửa đầu thế kỷ XX, tâm lý học hành vi trở thành trường phái thống lĩnh. Những nhà tâm lý học hành vi đưa ra quan điểm học tập là kết quả của trải nghiệm trực tiếp với môi trường thông qua các quá trình liên tưởng và củng cố. Học thuyết của Bandura mặc dù có gốc rễ từ nhiều khái niệm cơ bản từ thuyết học tập truyền thống, nhưng ông lại tin rằng củng cố trực tiếp không thể có tác dụng với tất cả các dạng thức học tập.

During the first half of the 20th-century, the behavioral school of psychology became a dominant force. The behaviorists proposed that all learning was a result of direct experience with the environment through the processes of association and reinforcement. While Bandura’s theory is also rooted in many of the basic concepts of traditional learning theory, he believed that direct reinforcement could not account for all types of learning.

Ví dụ, trẻ con và người lớn thường học tập được nhiều thức mà họ chẳng có trải nghiệm trực tiếp nào.

For example, children and adults often exhibit learning for things with which they have no direct experience.

Thậm chí nếu bạn chưa bao giờ dùng gậy đánh bóng chày trong đời thì có thể bạn cũng biết phải làm gì nếu có ai đó đưa cho bạn một cái gậy bóng chày và nói bạn thử đánh một cú. Đây là do bạn đã từng nhìn thấy người khác thực hiện hành động này trực tiếp hoặc qua tivi.

Even if you have never swung a baseball bat in your life, you would probably know what to do if someone handed you a bat and told you to try to hit a baseball. This is because you have seen others perform this action either in person or on television. 

Đánh giá thuyết học tập xã hội
Nguồn: PsycholoGenie

Trong khi các thuyết hành vi về học tập cho rằng tất cả các dạng thức học tập đều là kết quả của những liên tưởng hình thành từ quá trình điều kiện hóa, củng cố và trừng phạt, thif thuyết học tập xã hội của Bandura lại cho rằng học tập còn có thể xuất hiện đơn giản bằng cách quan sát hành động của người khác.

While the behavioral theories of learning suggested that all learning was the result of associations formed by conditioning, reinforcement, and punishment, Bandura’s social learning theory proposed that learning can also occur simply by observing the actions of others.

Học thuyết này của ông bổ sung thêm một thành tố mang tính xã hội, cho rằng con người có thể học được thông tin và hành vi mới bằng cách quan sát người khác. Được biết đến với tên gọi Học tập qua quan sát, dạng học tập này có thể được sử dụng để lý giải hàng loạt các hành vi, bao gồm cả những hành vi không thể được giải thích bằng những thuyêt học tập khác.

His theory added a social element, arguing that people can learn new information and behaviors by watching other people. Known as observational learning, this type of learning can be used to explain a wide variety of behaviors, including those that often cannot be accounted for by other learning theories.

3 điều bạn nên biết về Thuyết học tập xã hội. Three Things You Should Know About Social Learning Theory

Có ba khái niệm cốt lõi trong trọng tâm của thuyết học tập xã hội. Đầu tiên là ý tưởng cho rằng con người có thể học qua quan sát. Tiếp theo là quan điểm cho rằng trạng thái tinh thần bên trong là phần không thể thiếu được của quá trình này. Cuối cùng là học thuyết này nhận ra rằng không phải cứ học được một thứ gì đó là đồng nghĩa với một thay đổi trong hành vi sẽ xuất hiện.

There are three core concepts at the heart of social learning theory. First is the idea that people can learn through observation. Next is the notion that internal mental states are an essential part of this process. Finally, this theory recognizes that just because something has been learned, it does not mean that it will result in a change in behavior.

Bandura giải thích trong cuốn Học thuyết học tập xã hội năm 1977 của mình rằng “Học tập sẽ trở nên cực kỳ gian khổ, nếu không muốn nói là nguy hiểm, nếu con người ta chỉ dựa vào những ảnh hưởng do hành vi mang lại để quyết định mình sẽ làm gì tiếp theo. May mắn thay là hầu hết các hành vi của con người được học tập bằng mắt thông qua các hình mẫu: từ quan sát người khác, ta hình thành ý tưởng về cách thức hành vi được hình thành, và trong những lần liên tưởng về sau, thông tin mã hóa này đóng vai trò như một kim chỉ nam hành động.”

“Learning would be exceedingly laborious, not to mention hazardous, if people had to rely solely on the effects of their own actions to inform them what to do,” Bandura explained in his 1977 book Social Learning Theory. “Fortunately, most human behavior is learned observationally through modeling: from observing others one forms an idea of how new behaviors are performed, and on later occasions this coded information serves as a guide for action.”

Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn những khái niệm này. Let’s explore each of these concepts in greater depth.

  1. Con người có thể học qua quan sát. People can learn through observation.

Một trong số những thí nghiệm nổi tiếng nhất trong lịch sử tâm lý học, Bandura đã mô tả hiện tượng trẻ học và bắt chước những hành vi chúng quan sát được từ người khác. Những đứa trẻ trong nghiên cứu của Bandura quan sát một người lớn cư xử thô bạo một con búp bê Bobo.

In one of the best-known experiments in the history of psychology, Bandura demonstrated that children learn and imitate behaviors they have observed in other people. The children in Bandura’s studies observed an adult acting violently toward a Bobo doll.

Những đứa trẻ này sau đó được để cho chơi cùng búp bê Bobo trong phòng, chúng bắt đầu bắt chước hành vi bạo lực mà chúng quan sát được trước đó.

When the children were later allowed to play in a room with the Bobo doll, they began to imitate the aggressive actions they had previously observed.

Bandura xác định 3 mô hình cơ bản của học tập qua quan sát: Bandura identified three basic models of observational learning:

  • Một hình mẫu sống, tức một thực thể mô tả hoặc thực hiện hành vi.

A live model, which involves an actual individual demonstrating or acting out a behavior.

  • Một hình mẫu hướng dẫn bằng lời nói, ở đây chính là những mô tả và giải thích hành vi.

A verbal instructional model, which involves descriptions and explanations of a behavior.

  • Một hình mẫu mang tính hình tượng, tức một nhân vật có thật hoặc giả tưởng thực hiện hành vi trong phim ảnh, sách báo, chương trình truyền hình hoặc phương tiện truyền thông trực tuyến.

A symbolic model, which involves real or fictional characters displaying behaviors in books, films, television programs, or online media.

Đánh giá thuyết học tập xã hội
NGuồn: The Medtimes India

Như bạn thấy, học tập qua quan sát không phải lúc nào cũng phải có việc quan sát một ai đó thực hiện một hành động nào đó. Nghe lời hướng dẫn, như khi nghe ứng dụng Podcast, việc học tập vẫn có thể hình thành. Chúng ta cũng học thông qua đọc, nghe, hoặc xem hành động của những nhân vật trong phim hoặc sách.

As you can see, observational learning does not even necessarily require watching another person engage in an activity. Hearing verbal instructions, such as listening to a podcast, can lead to learning. We can also learn by reading, hearing, or watching the actions of characters in books and films.

Và có thể bạn cũng tưởng tượng ra, đây chính là dạng học tập qua quan sát gây nên luồng tranh cãi giữa những bậc phụ huynh và các nhà tâm lý học liên quan đến tác động của văn hóa truyền thông đại chúng đương đại lên trẻ em. Nhiều người lo rằng trẻ em có thể học theo những hành vi xấu như thói hung hăng gây hấn từ các trò chơi video, phim ảnh, các chương trình truyền hình và các video trực tuyến.

As you can imagine, it is this type of observational learning that has become a lightning rod for controversy as parents and psychologists debate the impact that pop culture media has on kids. Many worry that kids can learn bad behaviors such as aggression from violent video games, movies, television programs, and online videos.

  1. Các trạng thái tinh thần đóng vai trò quan trọng đối với quá trình học tập. Mental states are important to learning.

Chỉ quan sát hành động của người khác không phải lúc nào cũng đủ để đưa đến học tập. Trạng thái tinh thần và động lực hiện tại cũng đóng một vai trò quan trọng giúp xác định liệu hành vi nào đó có được học tập hay không.

Just observing someone else’s actions is not always enough to lead to learning. Your own mental state and motivation play an important role in determining whether a behavior is learned or not.

Mặc dù các học thuyết về hành vi cho rằng chính những củng cố từ bên ngoài là cái tạo nên học tập nhưng Bandura lại nhận ra rằng củng cố không phải lúc nào cũng đến từ các nguồn lực bên ngoài.

While the behavioral theories of learning suggested that it was external reinforcement that created learning, Bandura realized that reinforcement does not always come from outside sources.

Bandura lưu ý rằng các củng cố bên ngoài từ môi trường không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng lên hành vi và quá trình học tập. Ông mô tả củng cố từ bên trong là một dạng tưởng thưởng suất phát từ nội tâm bên trong con người, như lòng tự hào, sự thỏa mãn, và cảm nhận về thành tựu đạt được. Nó đặt trọng tâm vào những suy nghĩ và nhận thức mang tính nội tại, kết nối các thuyết học tập với các thuyết về sự phát triển nhận thức. Mặc dù có khá nhiều sách vở đặt chung các học thuyết học tập xã hội vào với các thuyết hành vi, nhưng Bandura lại mô tả hướng tiếp cận của mình theo một cách riêng và gọi nó là một “học thuyết học tập xã hội.”

Bandura noted that external, environmental reinforcement was not the only factor to influence learning and behavior. He described intrinsic reinforcement as a form of internal reward, such as pride, satisfaction, and a sense of accomplishment. This emphasis on internal thoughts and cognitions helps connect learning theories to cognitive developmental theories. While many textbooks place social learning theory with behavioral theories, Bandura himself describes his approach as a ‘social cognitive theory.’

  1. Học tập không phải nhất thiết lúc nào cũng đưa đến sự thay đổi trong hành vi. Learning does not necessarily lead to a change in behavior.

Vậy làm cách nào ta xác định được khi nào ta học được một cái gì đó? Trong nhiều trường hợp, học tập có thể được quan sát thấy ngay khi hành vi mới được thể hiện. Khi bạn dạy một đứa trẻ đi xe đạp, bạn có thể nhanh chóng xác định được việc học tập có xảy ra hay không khi đứa trẻ có thể tự đi mà không cần bạn vịn giữ.

So how do we determine when something has been learned? In many cases, learning can be seen immediately when the new behavior is displayed. When you teach a child to ride a bicycle, you can quickly determine if learning has occurred by having the child ride his or her bike unassisted.

Nhưng đôi khi, ta thực sự vẫn có thể học được một số thứ dù cho quá trình học tập này không quan sát rõ ràng được. Một số người theo thuyết hành vi tin rằng học tập đưa đến một thay đổi hành vi mang tính lâu dài thì học tập qua quan sát lại mô tả rằng con người có thể học được những thông tin mới mà không có bất kỳ hành vi mới nào được thể hiện.

But sometimes we are able to learn things even though that learning might not be immediately obvious. While behaviorists believed that learning led to a permanent change in behavior, observational learning demonstrates that people can learn new information without demonstrating new behaviors.

Học tập qua quan sát xảy ra như thế nào? How Does Observational Learning Happen?

Ta cần lưu ý rằng không phải tất cả các hành vi quan sát được đều được học thành công. Tại sao? Các yếu tố liên quan đến cả mô hình học tập và đối tượng người học cũng đóng một vai trò quyết định liệu quá trình học tập xã hội có diễn ra thành công hay không. Một số yêu cầu và tiến trình nhất định cũng cần được tuân theo.

It is also important to note that not all observed behaviors are effectively learned. Why not? Factors involving both the model and the learner can play a role in whether social learning is successful. Certain requirements and steps must also be followed.

Những tiến trình dưới đây có liên quan đến quá trình tạo dựng mô hình và học tập qua quan sát: The following steps are involved in the observational learning and modeling process:

  • Chú tâm: Để học bạn cần chú tâm vào nó. Bất kỳ thứ gì làm xao nhãng sự tập trung của bạn cũng sẽ tạo hiệu ứng tiêu cực lên học tập qua quan sát. Nếu hình mẫu học tập thú vị hoặc có tình huống mang tính mới mẻ thì khả năng rất cao là bạn sẽ tập trung nhiều hơn vào việc học.

Attention: In order to learn, you need to be paying attention. Anything that distracts your attention is going to have a negative effect on observational learning. If the model is interesting or there is a novel aspect of the situation, you are far more likely to dedicate your full attention to learning.

  • Khả năng ghi nhớ: Khả năng lưu trữ thông tin cũng là một cấu phần quan trọng trong quá trình học tập. Việc ghi nhớ có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, nhưng khả năng truy xuất lại thông tin về sau và xử lý dựa trên thông tin đó là yếu tố mang tính sống còn đối với học tập qua quan sát.

Retention: The ability to store information is also an important part of the learning process. Retention can be affected by a number of factors, but the ability to pull up information later and act on it is vital to observational learning.

  • Mô phỏng hành vi: Một khi bạn đã tập trung vào mô hình và lưu trữ được thông tin, giờ là lúc thực sự thực hiện hành vi bạn quan sát được. Càng luyện tập nhiều hành vi được học bạn sẽ cải thiện và tăng cường kỹ năng nhiều hơn.

Reproduction: Once you have paid attention to the model and retained the information, it is time to actually perform the behavior you observed. Further practice of the learned behavior leads to improvement and skill advancement.

  • Động lực: Cuối cùng, để học tập qua quan sát được thành công, bạn phải có động lực để bắt chước lại hành vi đã được hình mẫu hóa.

Motivation: Finally, in order for observational learning to be successful, you have to be motivated to imitate the behavior that has been modeled.

Củng cố và trừng phạt đóng một vai trong quan trọng trong động lực. Mặc dù việc trực tiếp trải nghiệm những yếu tố tạo nên động lực này là rất hiệu quả nhưng bản thân việc quan sát người khác trải nghiệm cũng mang lại hiệu quả không kém. Ví dụ, nếu bạn thấy một học sinh nào đó được thưởng vì đến lớp sớm thì bạn có thể sẽ xuất hiện sớm hơn một vài phút mỗi ngày.

Reinforcement and punishment play an important role in motivation. While experiencing these motivators can be highly effective, so can observing others experiencing some type of reinforcement or punishment. For example, if you see another student rewarded with extra credit for being to class on time, you might start to show up a few minutes early each day.

Đánh giá thuyết học tập xã hội
Nguồn: Slideplayer

Một số ứng dụng của học thuyết học tập xã hội. A Few Applications for Social Learning Theory

Thuyết học tập xã hội có khá nhiều ứng dụng trong thực tế. Ví dụ, nó được dùng để giúp các nhà nghiên cứu hiểu được cách thức bạo lực và hung hăng được truyền đi thông qua học tập qua quan sát. Bằng cách nghiên cứu bạo lực qua truyền thông, các nhà nghiên cứu có thể có được cái nhìn đầy đủ hơn về những yếu tố có thể khiến trẻ thực hiện những hành động hung hăng mà chúng xem trên truyền hình và phim ảnh.

Social learning theory can have a number of real-world applications. For example, it can be used to help researchers understand how aggression and violence might be transmitted through observational learning. By studying media violence, researchers can gain a better understanding of the factors that might lead children to act out the aggressive actions they see portrayed on television and in the movies.

Nhưng học tập xã hội có thể được sử dụng để dạy mọi người về các hành vi tích cực. Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng thuyết này để tìm hiểu và nắm bắt những cách thức mà các hình mẫu tích cực có thể được sử dụng để khuyến khích những hành vi mong muốn và hỗ trợ thay đổi xã hội.

But social learning can also be utilized to teach people positive behaviors. Researchers can use social learning theory to investigate and understand ways that positive role models can be used to encourage desirable behaviors and to facilitate social change.

Kết luận. Final thoughts

Ngoài ảnh hưởng lên các nhà tâm lý học khác, học thuyết học tập xã hội của Bandura có hàm ý ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực giáo dục. Ngày nay, cả giáo viên và học sinh đều nhận ra tầm quan trọng của các mô hình hành vi phù hợp. Những chiến lược như khuyến khích trẻ và giúp chúng xây dựng niềm tin vào năng lực của bản thân trong lớp học đều có gốc rễ từ học thuyết học tập xã hội.

In addition to influencing other psychologists, Bandura’s social learning theory has had important implication in the field of education. Today, both teachers and parents recognize how important it is to model appropriate behaviors. Other classroom strategies such as encouraging children and building self-efficacy are also rooted in social learning theory.

Theo quan sát của Bandura, cuộc sống có thể sẽ cực kỳ khó khăn và thậm chí nguy hiểm nếu bạn phải học mọi thứ từ những trải nghiệm của chính bản thân. Chính vì cuộc sống của bạn có gốc rễ từ những trải nghiệm mang tính xã hội nên không có gì ngạc nhiên khi việc quan sát người xung quanh lại đóng vai trò sống còn như vậy; nó quyết định cách bạn lĩnh hội được những kiến thức và kỹ năng mới. Bằng cách hiểu rõ hơn cách thức hoạt động của học thuyết học tập xã hội, bạn có thể hiểu tường tận hơn về vai trò của quan sát, chính nó định dạng những thứ ta biết và những điều ta làm.

As Bandura observed, life would be incredibly difficult and even dangerous if you had to learn everything you know from personal experience. So much of your life is rooted in your social experiences, so it is no surprise that observing others plays such a vital role in how you acquire new knowledge and skills. By better understanding how social learning theory works, you can gain a greater appreciation for the powerful role that observation can play in shaping the things we know and the things we do.

Nguồn: https://www.verywell.com/social-learning-theory-2795074

Như Trang.