Đạt giải nhì tiếng Anh là gì

Hiếm khi mình là người đi hỏi, nhưng mà vấn đề này quả thật cũng khó.

Cho mình hỏi "giải nhì học sinh giỏi thành phố Hà Nội [dành cho khối không chuyên]" thì dịch sang tiếng Anh là gì?

Lí do chính mình không dịch được là vì chưa tìm ra được một kì thi hoặc cơ cấu thi ở Anh/Mĩ có tính chất tương ứng với thi học sinh giỏi tỉnh thành ở VN. Cộng thêm chữ "khối không chuyên" nữa.

Nhân tiện xin đưa ra thành quả [sau một lúc hí hoáy google nhưng vẫn không xong việc]:
  • "Trường chuyên" [như kiểu trường Hà Nội - Amsterdam] phải được dịch là magnet school chứ không phải là "high school for the gifted" như nhiều người thường bảo. Thuật ngữ trên là của người Mĩ, còn nếu bên Anh quốc thì là specialist school, còn nếu dịch word-by-word từ tiếng Nga thì là specialized school.
  • Các cuộc thi cấp tỉnh phải được dịch là "provincial merit competition". Và cho dù bạn đạt giải ở một thành phố như Hà Nội hoặc tp HCM thì vẫn nên dùng chữ provincial như trên, thay vì city, đơn giản vì HN và HCM là đơn vị hành chính cấp tỉnh. Nếu là cấp quốc gia thì dịch thành "national merit competition". Thực ra cách dịch này cũng cần được đặt câu hỏi. Cụm từ "merit competition" ở trên là mình lấy từ trang tiểu sử trường HN-Ams, và dù sao thì mình vẫn tin 1 trang do người bản xứ viết hơn.
  • "Giải nhì" trong 1 kì thi ở mức độ trên được dịch là "second prize". Giải khuyến khích là "honorable mention".
  • Chữ "Olympiad" vốn được dùng trong các kì thi nổi tiếng như kì thi toán quốc tế [International Mathematics Olympiad - IMO] chỉ được dành cho kì thi cấp quốc gia, hoặc chí ít là cấp vùng miền. Mình search ra được kì thi toán mở rộng Hà Nội được dịch là "Hanoi Open Mathematics Olympiad".
  • Vì lí do trên nên dù mình search được ra kì thi học sinh giỏi cấp quốc gia của Liên Xô [Soviet Student Olympiad] thì cũng vẫn bó tay, vì cấp tỉnh thành thì không được dùng chữ olympiad.
walrus bình luận:
Hiếm khi mình là người đi hỏi, nhưng mà vấn đề này quả thật cũng khó.

Cho mình hỏi "giải nhì học sinh giỏi thành phố Hà Nội [dành cho khối không chuyên]" thì dịch sang tiếng Anh là gì?

Lí do chính mình không dịch được là vì chưa tìm ra được một kì thi hoặc cơ cấu thi ở Anh/Mĩ có tính chất tương ứng với thi học sinh giỏi tỉnh thành ở VN. Cộng thêm chữ "khối không chuyên" nữa.

Nhân tiện xin đưa ra thành quả [sau một lúc hí hoáy google nhưng vẫn không xong việc]:
  • "Trường chuyên" [như kiểu trường Hà Nội - Amsterdam] phải được dịch là magnet school chứ không phải là "high school for the gifted" như nhiều người thường bảo. Thuật ngữ trên là của người Mĩ, còn nếu bên Anh quốc thì là specialist school, còn nếu dịch word-by-word từ tiếng Nga thì là specialized school.
  • Các cuộc thi cấp tỉnh phải được dịch là "provincial merit competition". Và cho dù bạn đạt giải ở một thành phố như Hà Nội hoặc tp HCM thì vẫn nên dùng chữ provincial như trên, thay vì city, đơn giản vì HN và HCM là đơn vị hành chính cấp tỉnh. Nếu là cấp quốc gia thì dịch thành "national merit competition". Thực ra cách dịch này cũng cần được đặt câu hỏi. Cụm từ "merit competition" ở trên là mình lấy từ trang tiểu sử trường HN-Ams, và dù sao thì mình vẫn tin 1 trang do người bản xứ viết hơn.
  • "Giải nhì" trong 1 kì thi ở mức độ trên được dịch là "second prize". Giải khuyến khích là "honorable mention".
  • Chữ "Olympiad" vốn được dùng trong các kì thi nổi tiếng như kì thi toán quốc tế [International Mathematics Olympiad - IMO] chỉ được dành cho kì thi cấp quốc gia, hoặc chí ít là cấp vùng miền. Mình search ra được kì thi toán mở rộng Hà Nội được dịch là "Hanoi Open Mathematics Olympiad".
  • Vì lí do trên nên dù mình search được ra kì thi học sinh giỏi cấp quốc gia của Liên Xô [Soviet Student Olympiad] thì cũng vẫn bó tay, vì cấp tỉnh thành thì không được dùng chữ olympiad.
Click to expand...

Văn hóa khác nhau, cách tổ chức cũng khác nhau cho nên dịch cho thật chính xác là không thể nào . Ở mỹ không có trường chuyên từ khối trung học trở xuống . Chỉ có trường có tiếng hơn trường khác vì do nhiều lý do : có thể trường đó lâu đời, danh tiếng được tạo dựng qua bao nhiêu thế hệ ; có thể do nhóm người điều hành trường giỏi, cải cách nhiều, thay đổi cho hợp với thực tại ; có thể được nhiều "fund" [chữ này mình chả biết dịch ra tiếng Việt sao cho đúng], do đó họ có nhiều chương trình giúp học sinh nhiều hơn ; cũng có thể do khu đó phát triển, các gia đình [cha mẹ có học thức / kiến thức / công việc tốt v.v] dọn về vùng đó và con của họ thuộc thành phần có trí nên sau một thời gian thì trường đó nổi tiếng hơn lên ; có nhiều lý do lắm . Nhưng cách phân bố học sinh của các trường công là dựa theo địa chỉ của cha mẹ ở [chỉ có một số nhỏ vì lý do công việc hay gì đó thì xin được chuyển tới trường để cho thuận tiện đi lại, đón đưa] . Đa số các trường trung học [tính từ lớp 9-12] đều có các lớp "honor", "AP" dành cho các học sinh giỏi hơn các học sinh khác . Đặc biệt là chưa thấy chuyện trường cử học sinh đại diện đi thi tranh giành giải gì đó với các trường khác mà chỉ có các hội [club - ví dụ là Math club, science club, v.v], do học sinh tự tổ chức [và có 1 vài giáo viên làm cố vấn] và tham gia các giải thi , nhưng không bao giờ là đại diện cho toàn trường . Do đó nếu lão muốn dịch thì mình chỉ có thể nói "good luck" thôi chứ chả cách nào giúp nổi

Video liên quan

Chủ Đề