Đau buốt bụng dưới khi mang thai

Khi cơ thể của phụ nữ mang thai thích nghi để thích ứng với sự phát triển của em bé trong bụng, với sự phát triển của ngực, bàn chân và mọi thứ, thai phụ sẽ tăng cân. Hầu hết phụ nữ tăng trung bình từ 11 - 16kg.

Thai phụ cần tăng cân khi mang thai để phát triển và nuôi con khỏe mạnh. Tuy nhiên, trọng lượng tăng thêm có thể khiến thai phụ bị đau cơ. Điều này phổ biến nhất trong ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ.

Trọng lượng tăng thêm, cộng với việc chùng người quá nhiều trong khi cố gắng tìm một tư thế thoải mái cho việc chịu một lực nặng là nâng một đứa trẻ hoặc một vật nặng khác có thể khiến thai phụ bị đau ở bên phải.

Thai phụ có thể cảm thấy đau do bong gân hoặc căng cơ ở bên hông. Đau lưng đôi khi cũng có thể lan rộng và gây ra cơn đau từ giữa đến dưới bên phải.

1.2 Đau dây chằng tròn

Đau dây chằng tròn thường xảy ra trong giai đoạn giữa thai kỳ khi trọng lượng của thai nhi và nước ối tăng lên.

Trong thời kỳ mang thai, tử cung của thai phụ sẽ nở ra giống như một quả bóng khi em bé dần lớn lên. Các dây chằng tròn giống như dây thừng giúp giữ tử cung của thai phụ ở đúng vị trí. Các dây chằng trở nên mềm hơn và căng ra khi tử cung của thai phụ lớn hơn.

Đôi khi dây chằng tròn bị kích thích hoặc quá căng có thể gây ra cơn đau ở phía dưới bên phải của thai phụ và có thể cảm thấy đau nhói hoặc đau âm ỉ. Điều này thường xảy ra trong giai đoạn giữa thai kỳ khi trọng lượng của thai nhi và nước ối tăng lên.

Thai phụ có thể bị đau dây chằng tròn khi rời khỏi giường vào buổi sáng hoặc khi di chuyển quá nhanh. Ngay cả khi ho hoặc hắt hơi mạnh cũng có thể gây đau dây chằng.

Thai phụ có thể giảm cơn đau bên phải này bằng cách đứng, ngồi hoặc nằm ở một tư thế thoải mái hơn. Các động tác kéo giãn nhẹ nhàng, di chuyển chậm và uốn dẻo hông cũng giúp ích cho thai phụ.

1.3 Nguyên nhân tiêu hóa

Tình trạng đầy hơi, táo bón và đầy bụng thường gặp trong thai kỳ và cũng có thể gây đau bên phải.

Các vấn đề khó chịu về tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi nồng độ hormone lên xuống trong thời kỳ mang thai. Thay đổi nội tiết tố đặc biệt phổ biến trong giai đoạn thứ nhất và thứ hai.

Ở giai đoạn sau của thai kỳ, mức độ của các hormone có thể không có tác động như vậy. Tuy nhiên, trong ba tháng cuối, tăng cân có thể gây áp lực lên đường tiêu hóa [dạ dày và ruột]. Cùng với chứng ợ chua, điều này cũng có thể gây ra đầy hơi và đau buốt, nhói ở dạ dày hoặc bên hông.

Giảm đầy hơi và đau bằng cách uống nhiều nước và bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây và rau quả, bánh mì nguyên hạt và mì ống, đậu lăng, gạo lứt, lúa mạch.

Ngoài ra, tránh các loại thực phẩm gây ra khí như sữa và các thực phẩm từ sữa khác, đồ chiên, chất làm ngọt nhân tạo, đậu, súp lơ trắng, bông cải xanh.

1.4 Các cơn co thắt Braxton-Hicks

Các cơn co thắt Braxton-Hicks có thể gây đau bên phải. Ảnh: Internet

Braxton-Hicks là những cơn co thắt giả thường xảy ra trong giai đoạn cuối, nhưng cũng có thể xảy ra sớm hơn trong thai kỳ.

Braxton-Hicks cảm thấy như bị thắt chặt hoặc chuột rút ở vùng bụng dưới của thai phụ, có thể cảm thấy hơi giống như chuột rút trong kỳ kinh nguyệt. Những cơn co thắt này bình thường không gây đau đớn, nhưng cơn co thắt có thể gây đau bên phải.

1.5 Do chuột rút

Cảm giác khó chịu do chuột rút có thể là một phần bình thường của thai kỳ. Chuột rút đôi khi có thể gây ra đau bên phải ở bụng dưới đến giữa.

  • Trong giai đoạn thứ nhất và thứ hai của thai kỳ, có thể bị chuột rút khi bụng thai phụ căng ra.
  • Trong 3 tháng cuối, chuột rút có thể do căng cơ và dây chằng xung quanh vùng bụng và vùng bẹn.

Quan hệ tình dục trong giai đoạn thứ nhất và thứ hai của thai kỳ cũng có thể gây ra cơn đau chuột rút. Bất kỳ loại chuột rút nào cũng có thể gây đau nhức hoặc đau nhói, tuy nhiên chuột rút thường tự khỏi.

2. Các nguyên nhân nghiêm trọng hơn gây đau bên phải khi mang thai

2.1 Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung có thể gây ra đau bụng dữ dội và chuột rút ở bên phải trong giai đoạn đầu của thai kỳ và có thể trước cả khi thai phụ nhận ra rằng mình đang mang thai.

Trong trường hợp mang thai ngoài tử cung, trứng đã thụ tinh bắt đầu phát triển bên ngoài tử cung. Một thai kỳ bình thường, khỏe mạnh chỉ có thể xảy ra khi còn trong bụng mẹ. Mang thai ngoài tử cung có thể gây hại cho sức khỏe của thai phụ. Tình trạng này có thể gây ra đau bụng dữ dội và chuột rút ở bên phải trong giai đoạn đầu của thai kỳ và có thể trước cả khi thai phụ nhận ra rằng mình đang mang thai.

Có thể có các triệu chứng khác như đau bụng, chảy máu nhẹ hoặc nhiều, chảy máu đỏ hoặc nâu… Thai phụ nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng nào trong số này.

2.2 Sảy thai

Đau dữ dội vùng bụng dưới bên phải cùng với các triệu chứng khác có thể là đang bị sảy thai. Đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ triệu chứng như chảy máu đỏ hoặc đóng cục, đau nghiêm trọng hoặc chuột rút ở bụng dưới của bạn, đau lưng dưới…

Rất có thể thai phụ đã bị sảy thai trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Đôi khi, có thể xảy ra trước khi phụ nữ biết mình đang mang thai.

2.3 Do viêm ruột thừa

Ca phẫu thuật nội soi cắt viêm ruột thừa cho thai phụ tại BV Việt Nam - Thụy Điển, Uông Bí, Quảng Ninh.

Viêm ruột thừa là tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm trong ruột thừa xảy ra ở khoảng 0,05% phụ nữ mang thai. Mặc dù bệnh này không phổ biến trong thai kỳ nhưng thai phụ có thể không nhận ra rằng mình bị viêm ruột thừa vì một số triệu chứng có thể giống như các triệu chứng mang thai khác.

Điều này có thể nguy hiểm vì ruột thừa bị nhiễm trùng có thể sưng lên và vỡ ra nếu không được điều trị. Một ruột thừa vỡ có thể lây lan các chất độc có hại trong cơ thể. Thai phụ có thể bị viêm ruột thừa bất cứ lúc nào trong thai kỳ.

Viêm ruột thừa thường gây đau hạ sườn phải, có thể cảm thấy đau nhói hoặc đau âm ỉ. Thai phụ cũng có thể có các triệu chứng khác như đau bụng xung quanh vùng rốn, buồn nôn, nôn, ăn mất ngon, sốt.

Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong ba tháng giữa, thai phụ có thể có các triệu chứng viêm ruột thừa ít phổ biến hơn như đau từ giữa đến trên bên phải, ợ nóng, bệnh tiêu chảy, mệt mỏi. Thai phụ hãy đến bệnh viện ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng nào trong số này.

2.4 Sỏi mật

Túi mật có thể bị căng khi mang thai, chiếc bao hình quả lê này nằm ở phía trên bên phải của bụng giúp tiêu hóa chất béo từ thực phẩm ăn vào. Đôi khi, chất lỏng bên trong nó là mật có thể tạo thành sỏi cứng.

Sỏi mật thường phổ biến hơn khi bạn mang thai do hệ tiêu hóa của bạn hoạt động chậm lại. Nguy cơ của bạn càng tăng khi bạn mang thai nhiều hơn. Sỏi mật có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ của bạn.

Các triệu chứng của sỏi mật bao gồm đau phía trên bên phải, buồn nôn, nôn mửa, ăn mất ngon, sốt. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này và đôi khi sỏi mật có thể tự khỏi. Thai phụ nên tránh tất cả các loại thực phẩm béo và chiên để ngăn chặn các triệu chứng này.

2.5 Tiền sản giật

Tiền sản giật là một tình trạng liên quan đến thai kỳ. Tình trạng này có một số tác động bao gồm huyết áp cao.

Gần 5 - 8% phụ nữ mang thai bị tiền sản giật hoặc các rối loạn tăng huyết áp liên quan. Nó thường xuất hiện nhất trong giai đoạn thứ hai và thứ ba của thai kỳ.

Tiền sản giật có thể làm tăng huyết áp của phụ nữ mang thai đến mức nguy hiểm, có thể khiến thai phụ có nguy cơ bị đột quỵ. Nó cũng có thể làm hỏng gan, thận hoặc phổi.

Nếu phụ nữ mang thai bị tiền sản giật có thể bị đau ở phía trên bên phải, thường là ngay dưới xương sườn. Hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng nào của tiền sản giật như đau đầu, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng chói, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, sưng tấy [đặc biệt là ở chân], hụt hơi, dễ bầm tím, đi tiểu ít.

3. Phương pháp điều trị đau bên phải khi mang thai

Khi bị đau bên phải, thai phụ nên đi khám để kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân và có hướng xử trí kịp thời

Đau bên phải do căng cơ hoặc dây chằng thường có thể được xoa dịu bằng các phương pháp điều trị tại nhà. Cơn đau do hơi ngạt có thể thuyên giảm nếu thai phụ biết quản lý chế độ ăn.

Giảm đau cơ, đau dây chằng và chuột rút bằng cách thay đổi vị trí, nằm xuống, đi bộ hoặc di chuyển, sử dụng một chai nước nóng hoặc miếng đệm nhiệt, tắm nước ấm, masage…

Trong trường hợp quá đau, thai phụ nên đi khám để kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân và có hướng xử trí kịp thời. Thai phụ không được tự ý mua thuốc và tự điều trị tại nhà có thể nguy hiểm đến cả thai phụ và thai nhi.

Chảy máu sau khi quan hệ tình dục khi đang mang thai có lo lắng?

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bộ Y tế lo ngại Omicron lây lan nhanh dịp Tết Nguyên Đán

Bác sĩ Hồng Nga

Video liên quan

Chủ Đề