Dạy học phân hóa đối tượng học sinh là gì

Dạy học phân hóa là gì? “Chiến lược Dạy học phân hóa đơn giản là người giáo viên hướng việc dạy học tập trung vào từng cá nhân hoặc một nhóm học sinh thay vì dạy cả một lớp học lớn, kể cả khi mỗi cá nhân trong lớp học đó có năng lực tương đương nhau” – Carol Ann Tomlinson [2000].

Dạy học phân hóa – con đường để nâng cao kết quả học tập của mỗi học sinh

Trong một vài năm qua, bối cảnh lớp học và trường học đã trở nên vô cùng đa dạng. Học sinh chuyên, học sinh trung bình, học sinh thuộc giáo dục đặc biệt, học sinh xuất sắc, học sinh kém và học sinh trung bình đều học cùng một lớp học. Mỗi học sinh lại có những cách học khác nhau, đến từ những nền văn hóa khác nhau, có những cảm xúc và niềm hứng thú khác nhau. Trong từng môn học, mỗi học sinh lại có một xuất phát điểm khác nhau. Nhưng các bài học lại được thiết kế theo một cách giống nhau cho tất cả các trường và các đối tượng học sinh. Mọi người đều nghĩ rằng mọi người trong cùng một lớp học đều học cùng một cách giống nhau. Chính điều đó đã và đang đặt ra những yêu cầu đối với giáo viên trong sự thay đổi về cách tiếp cận cũng như phương pháp giảng dạy… Làm thế nào để những yếu tố đó không khiến giáo viên cảm thấy áp lực và thử thách? Làm thế nào để các thầy cô giáo có thể tạo được môi trường học tập thích hợp cho các học sinh. Câu trả lời chính là Dạy học phân hóa

Dạy học phân hóa và những tác dụng của nó với học sinh:

– Phát huy tối đa năng lực của từng đối tượng học sinh. – Hứng thú với bài học và bài tập được giao. – Giúp giáo viên đánh giá đúng năng lực của học sinh. – Giáo viên có cách hỗ trợ hợp lí cho từng đối tượng nhóm. – Giúp tổ chức các hoạt động phù hợp với phong cách học cá nhân. – Tạo cơ hội học tập công bằng cho tất cả các học sinh. – Để học sinh cảm thấy được khuyến khích hoặc được thách thức. – Để đạt tất cả học sinh đều đạt được mục tiêu bài học. – Để giáo viên có thể bao quát hết cả lớp, cả lớp đều tham gia hoạt động.

Bạn hiểu lí thuyết nhưng lại gặp rất nhiều vấn đề khi thực hành. Ví dụ như:

– Cách phân nhóm theo đúng năng lực. – Cách tổ chức các hoạt động tạo ra cá thể hóa. – Cách hỗ trợ nhóm sao cho phù hợp với từng mức độ nhận thức. – Cách cá thể hóa ở một lớp mà các level không có sự rõ ràng. – Cách kết hợp cá thể hóa vào bài học. – Cách theo dõi mức độ nhận thức của học sinh. – Cách tự đánh giá hoạt động cá thể hóa.

– Cách để đảm bảo được thời gian của bài học .

Nội dung khóa học:

– Khái niệm về dạy học phân hóa và khả năng ứng dụng

– Các hình thức phân hóa trong dạy học

– Ba kĩ thuật dạy học phân hóa cụ thể

– Những lưu ý khi thực hiện dạy học phân hóa

Khóa học này sẽ giúp các bạn giải quyết vấn đề đó, để những hiểu biết của bạn về lí thuyết dạy học phân hóa sẽ có cơ hội đi vào thực tiễn dạy học, tạo nên sự chuyển biến trong kết quả học tập của học sinh.

Trên đây là báo cáo chuyên đề do tổ 1+ 2 + 3, Trường Tiểu học Cẩm La chúng tôi xây dựng. Kính mong sự tham gia đóng góp ý kiến của đồng nghiệp trong Hội đồng sư phạm nhà trường để báo cáo chuyên đề của tổ được hoàn thiện hơn.

Dạy học phân hóa là sự điều chỉnh các kinh nghiệm giáo dục để đáp ứng nhu cầu cá nhân của người học. Đó là điều không có gì mới. Các giáo viên tích cực luôn nhận ra nhu cầu đa dạng của học sinh và điều chỉnh việc giảng dạy cho phù hợp.

Dạy học phân hóa là gì

Dạy học phân hóa là sự điều chỉnh các kinh nghiệm giáo dục để đáp ứng nhu cầu cá nhân của người học. Đó là điều không có gì mới. Các giáo viên tích cực luôn nhận ra nhu cầu đa dạng của học sinh và điều chỉnh việc giảng dạy cho phù hợp. Thông qua các buổi học một kèm một, các hoạt động nhóm nhỏ, các khóa học cá nhân, bài tập đọc và dự án, giáo viên đang giải quyết sự đa dạng của các cấp độ học sinh, sở thích, điểm mạnh, điểm yếu và mục tiêu trong lớp học.

Tuy nhiên, dạy học phân hóa là công việc khó khăn và tốn thời gian, và quy mô lớp học đang tăng lên mọi lúc, khiến việc dạy học phân hóa trở nên khó khăn hơn. Công nghệ mới có thể hỗ trợ giáo viên và tăng cường các nỗ lực bằng cách đề xuất những điểm cần tập trung vào người học hoặc toàn bộ lớp học. Điều này được thực hiện bằng cách cung cấp cho giáo viên các thông tin về điểm mạnh và điểm yếu của người học. Những tiến bộ này cho phép giáo viên tận dụng tối đa thời gian trên lớp, khiến học sinh không bị choáng ngợp trước các nhiệm vụ học tập và không bị chán nản trong học tập.

Vai trò của dạy học phân hóa.

5 ví dụ về dạy học phân hóa

  1. Bộ câu hỏi đọc hiểu khác nhau để trả lời cho một cuốn sách nhất định [được lựa chọn bởi giáo viên hoặc học sinh].
  2. Một khóa học cá nhân với các tài liệu hỗ trợ hoặc phát triển năng lực cá nhân.
  3. Đánh giá linh hoạt, dễ hơn hoặc khó hơn tùy thuộc vào cách học sinh thực hiện.
  4. Tương tác cá nhân 1 – 1 với học sinh, bài học được thiết kế xoay quanh những thử thách cụ thể với đối tượng.
  5. Học sinh được nhóm thành các nhóm nhỏ, dựa trên điểm mạnh và điểm yếu để có thể dạy kèm cho nhau.

5 ví dụ KHÔNG phải dạy học phân hóa

  1. Phân công học sinh giỏi để dạy học sinh gặp khó khăn.
  2. Cho học sinh giỏi không phải làm bài tập về nhà.
  3. Phân nhóm học sinh vào các lớp khác nhau dựa trên khả năng của chúng.
  4. Để học sinh giỏi ra khỏi lớp sớm hoặc cho chúng thêm thời gian chơi khi làm xong nhiệm vụ.
  5. Đơn giản là cho phép học sinh chọn cuốn sách của riêng chúng để đọc.

Đó là những ví dụ để các thầy cô có thể hiểu một các sơ lược về dạy học phân hóa. Việc áp dụng các chiến thuật dạy học phân hóa sẽ giúp việc giảng dạy của các thầy cô có thể chạm được đến mọi đối tượng học sinh trong lớp.

Dạy học phân hóa đối tượng là gì?

Dạy học phân hóa là định hướng trong đó giáo viên tổ chức dạy học tùy theo đối tượng, nhằm đảm bảo yêu cầu giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý, nhịp độ, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác nhau của những người học. Trên cơ sở đó, giáo viên có thể phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh.

Dạy học phân hóa nội tại là gì?

Phân hóa nội tại là hình thức dạy học vận dụng các biện pháp phân hóa thích hợp trong một lớp học thống nhất với cùng một kế hoạch học tập, cùng một nội dung chương trình, sách giáo khoa.

Học phân hóa là gì?

Dạy học phân hóa [DHPH] là cách thức dạy học có tính đến sự khác biệt của người học [cá nhân] hoặc nhóm người học. Ở tiểu học, DHPH thường được thể hiện ở việc lấy chuẩn kiến thức, kĩ năng làm nền cơ bản.

Các phương pháp dạy học tích cực là gì?

Dạy học tích cực là cách nói về phương pháp dạy học giáo dục, là cách dạy học theo hướng phát huy tinh thần học tập tích cực, tư duy và sáng tạo của học sinh. Phương pháp dạy học tích cực là hướng đến nhiều hoạt động khác nhau trong học tập, phát triển tính sáng tạo của học sinh.

Chủ Đề