Đẻ có can thiệp là gì năm 2024

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Trong một số trường hợp đặc biệt, việc sử dụng phương pháp giục sinh là điều cần thiết để tránh những tai biến có thể xảy ra trong quá trình sinh em bé. Đây là phương pháp chỉ được dùng đến khi có chỉ thị của bác sĩ thông qua việc siêu âm, xét nghiệm lâm sàng khi có dấu hiệu bất ổn xảy ra với thai phụ hoặc thai nhi.

1. Kích thích chuyển dạ bằng thuốc là gì?

Kích thích chuyển dạ bằng thuốc hay còn gọi là dục sinh là phương pháp can thiệp bằng thuốc nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dạ để kết thúc thai kỳ thông qua ngả âm đạo.

Hiện có hai phương pháp khởi phát chuyển dạ bằng thuốc chủ yếu và an toàn là truyền oxytocin tĩnh mạch và đặt cerviprim - là một Prostaglandin E2.

Sau khi được tiêm thuốc giục sinh, mẹ bầu sẽ cảm nhận được một số dấu hiệu sau đây:

  • Những cơn co thắt mạnh xuất hiện dồn dập và mạnh mẽ, đồng thời những dấu hiệu chuyển dạ khác như đau lưng, chuột rút... ập đến khiến mẹ cảm thấy đau đớn, toát mồ hôi lạnh và khó thở.
  • Cổ tử cung của mẹ sẽ mở nhanh hơn và khi đạt đến mức 10cm thì cũng đồng nghĩa với việc em bé đã sẵn sàng ra ngoài.
    Đẻ có can thiệp là gì năm 2024

Thuốc giục sinh giúp cổ tử cung mở nhanh hơn, thuận lợi cho việc sinh nở

2. Rủi ro có thể gặp khi giục sinh bằng thuốc

Nhìn chung, các biện pháp giục sinh khá an toàn nhưng nó vẫn có thể gây ra một số rủi ro nhất định:

  • Nguy cơ sinh mổ cao: Nếu các phương pháp giục sinh không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ.
  • Ở lại bệnh viện lâu hơn: Nếu giục sinh, bạn phải ở lại bệnh viện lâu hơn khi chuyển dạ và sinh nở. Nếu bạn phải sinh mổ sau khi giục sinh thì thời gian ở lại bệnh viện của bạn sẽ càng lâu.
  • Con cơ thắt mạnh: Giục sinh có thể khiến các cơn co thắt mạnh và liên tục hơn so với chuyển dạ tự nhiên. Do đó, nhiều khả năng bạn phải gây tê ngoài màng cứng hoặc một số loại thuốc khác để kiểm soát các cơn đau.
  • Nhiễm trùng thai nhi: Sau khi dùng thuốc giục sinh, nếu vỡ túi ối có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu bạn không sinh trong vòng một hoặc hai ngày.

3. Khi nào nên kích thích chuyển dạ bằng thuốc?

Chỉ định giục chuyển dạ bằng thuốc khi:

  • Kích thích chuyển dạ bằng thuốc khi thai phụ quá ngày dự sinh 2 tuần (thai già tháng) nhưng không có dấu hiệu chuyển dạ hoặc có nhưng diễn ra quá chậm.
  • Khi túi ối đã vỡ, nhưng cơn chuyển dạ vẫn chưa đến, bạn cần sử dụng thuốc giục sinh để giảm nguy cơ lây nhiễm từ dạ con qua cơ thể bé, đặc biệt là khi màng ối bị rách.
  • Người mẹ bị tiền sản giật trong thời gian mang thai có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của cả mẹ, hạn chế máu và chất dinh dưỡng truyền sang cho bé.
  • Người mẹ mắc phải bệnh mãn tính hoặc cấp tính như bệnh cao huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh về thận.
  • Người mẹ bị đa ối hoặc gặp phải một số vấn đề ở tử cung.
  • Có những trường hợp khác cần phải sử dụng đến thuốc kích đẻ như thai chậm phát triển hoặc không phát triển; thai bất thường nhiễm sắc thể; thiếu ối mạnh; thai lưu.

Phương pháp giục chuyển dạ bằng thuốc giục sinh chống chỉ định trong trường hợp:

  • Khung xương chậu người mẹ hẹp; có sẹo mổ ở tử cung; herpes sinh dục đang hoạt động.
  • Những phụ nữ đã từng sinh mổ hoặc đã từng phẫu thuật tử cung trước đây. Các cơn co thắt mạnh có thể khiến nhau thai tách ra khỏi thành tử cung (bong nhau thai).
  • Người mẹ có bệnh lý mạn tính trầm trọng, ung thư cổ tử cung.
  • Mang đa thai và đã sinh nở nhiều lần.
  • Thai nhi có ngôi ngang, ngôi mông, thai to.
  • Nhau tiền đạo và nhau bám thấp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Sáng 19/12, sản phụ Lộc Thị Hường (sinh năm 1997, ở Nghệ An) đã được ra viện sau 5 ngày sinh con tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Đây là trường hợp đầu tiên sinh con trong số 14 ca đã được mổ can thiệp y học bào thai (đưa dụng cụ vào buồng ối để can thiệp điều trị bệnh sau đó đóng lại chờ thai tiếp tục phát triển đến đủ tháng) tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Đẻ có can thiệp là gì năm 2024
Bác sỹ Sim thăm khám cho sản phụ Hường lần cuối trước chị ra viện.

Theo lời sản phụ Hường, khi thai ở tuần thai 12, chị đi khám tại một phòng khám tư trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, nhân viên y tế thông báo chị mang song thai, một thai đã lưu, nhưng sẽ dần teo đi, thai còn lại phát triển bình thường nên sản phụ không cần quá lo lắng. Nhưng sự thật lại ngược lại, càng về sau khối thai chẩn đoán bị lưu càng to nhanh, thai bình thường ngày càng chậm lớn và có dấu hiệu thiếu máu bào thai.

Trước diễn biến bất thường của thai nhi, chị Hường vô cùng lo lắng, tìm hiểu qua một số phương tiện truyền thông, biết được Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đang triển khai kỹ thuật can thiệp bào thai, vợ chồng chị lặn lội tìm đến để thăm khám và bàng hoàng khi phát hiện bản thân mắc hội chứng sản khoa nguy hiểm hiếm gặp là truyền máu song thai chung một bánh rau với biến chứng thai không tim.

Lúc đầu sau khi biết tin chị và chồng rất lo sợ không đủ điều kiện chữa trị bệnh lý phức tạp để sinh linh bé bỏng được chào đời bởi hoàn cảnh hai vợ chồng đều làm công nhân thu nhập thấp lại đang nuôi con nhỏ.

Tuy nhiên, trong cái rủi lại có điều may, hai vợ chồng chị thở phào khi nhận được thông báo từ bác sỹ, hội chứng truyền máu song thai chung một bánh rau mà chị mắc phải nằm trong chương trình điều trị miễn phí của Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Vậy là hành trình làm mẹ của chị Hường lại bắt đầu le lói hi vọng.

Kể lại quá trình theo dõi thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chị Hường rất vui và xúc động cho biết chị được trực tiếp PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện và BSCKI.Nguyễn Thị Sim, Phó giám đốc Trung tâm Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh mổ can thiệp bào thai cho mình.

Sau mổ chị lai nhận được sự chăm sóc rất tận tâm, trách nhiệm, tỉ mỉ của bác sỹ trực tiếp điều trị Nguyễn Thị Sim và toàn thể đội ngũ các nhân viên y tế của các khoa phòng.

Đặc biệt, theo lời chị Hường, biết được hoàn cảnh gia đình khó khăn của gia đình, chị thường xuyên phải khoai, cháo qua ngày, lãnh đạo Bệnh viện là PGS.TS. Nguyễn Duy Ánh rất quan tâm, từ chỉ đạo chăm sóc điều trị, diễn biến thai kỳ tới vấn đề dinh dưỡng cho thai phụ.

“Không như các sản phụ khác, tôi được ở miễn phí một mình một phòng với đầy đủ phương tiện sinh hoạt cần thiết. Trong phòng còn thường xuyên có hoa tươi. Đặc biệt, khi được nhận thùng sữa dành riêng cho thai phụ từ Giám đốc Bệnh viện tôi rất xúc động và biết ơn trước sự quan tâm và tận tình, xuất phát từ tấm lòng của PGS.TS Nguyễn Duy Ánh và các nhân viên y tế tại đây dành cho hai mẹ con tôi”, chị Hường xúc động nói.

Đến hôm nay khi mẹ tròn, con vuông và được ra viện chị Hường cảm thấy bản thân rất may mắn khi đã tìm tới Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. “Nếu cứ tin lời chẩn đoán của vị bác sỹ kia tôi không hình dung ra chuyện gì sẽ xảy ra”, người mẹ trẻ không kìm được nước mắt kể lại.

Thông tin thêm về trường hợp sản phụ Lộc Thị Hường, BSCKI.Nguyễn Thị Sim cho hay, với trường hợp song thai chung bánh rau, tức chung nguồn dinh dưỡng mà sản phụ Hường gặp phải, nếu không được chẩn đoán sớm sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm. Ở trường hợp sản phụ Hường là biến chứng song thai không tim.

“Một thai dù đã lưu nhưng vẫn hút chất dinh dưỡng từ thai đang phát triển, khiến thai đang phát triển có nguy cơ lưu vì mất máu”, bác sỹ Sim giải thích.

Trước biến chứng sản khoa nguy hiểm mà sản phụ Hường gặp phải, các bác sỹ đã tiến hành hội chẩn và thực hiện mổ can thiệp bào thai cấp cứu. Ca mổ can thiệp nhằm cắt đứt hoàn toàn dinh dưỡng, nguồn sống cho thai lưu, giữ cho thai nhi còn lại trong bụng lâu nhất có thể.

Đẻ có can thiệp là gì năm 2024

Một ca can thiệp bào thai do các bác sỹ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thực hiện. Ảnh: Thu Linh

Cũng theo chuyên gia này, sau ca can thiệp, sản phụ Hường được nằm lại viện để dưỡng thai vì cổ tử cung quá ngắn, cơ địa yếu, có nguy cơ đẻ non.

“Quá trình giữ thai rất gian nan, thậm chí phải dùng những loại thuốc đắt nhất thế giới mới giúp sản phụ tránh được nguy cơ đẻ non. May mắn, đến tuần thai thứ 33, sản phụ chuyển dạ và nhanh chóng được mổ lấy thai ngay trong đêm”, Phó giám đốc Trung tâm Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh kể lại.

Dù chuyển dạ lúc nửa đêm nhưng các bác sỹ Bệnh viện vẫn chuẩn bị kỹ càng cả ê kíp gây mê hồi sức, ê kíp sản khoa và ekip sơ sinh nhằm đảm bảo mẹ tròn con vuông.

Sau khi mổ lấy thai nhi khỏe mạnh, các bác sỹ mới tiến hành lấy khối thai không tim, khối thai phù to gấp đôi thai khỏe mạnh, khối thai tròn, trơn trượt. Do đó, đòi hỏi bác sỹ có trình độ tay nghề cao, cẩn trọng từng chút bởi nếu không cẩn thận, khối thai sẽ khiến sản phụ vỡ tử cung, chảy máu. “Hiện tại, em bé của sản phụ Hường phát triển tốt, có thể ra viện trong tuần tới”, bác sỹ Sim vui vẻ cho biết.

Tâm huyết với kỹ thuật nhân văn

Nói về kỹ thuật can thiệp bào thai, PGS.TS.Nguyễn Duy Ánh cho rằng, can thiệp bào thai là kỹ thuật hiện đại nhất trong lĩnh vực y học bào thai hiện nay, có thể can thiệp được ở hầu hết các cơ quan của bào thai, thậm chí cả não, tim, màng phổi.

Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chia sẻ thêm, trước đây, nếu không thực hiện kỹ thuật can thiệp bào thai, những thai nhi không may mắn bị dị tật hoặc bất thường trong bụng mẹ bác sỹ có biết cũng bất lực, không thể làm được gì.

“Hiện tại, với kỹ thuật hiện đại, nếu phát hiện sớm các dị tật và bất thường của thai nhi, các nhân viên y tế có thể cứu chữa được các bệnh lý phức tạp, nguy hiểm với tỷ lệ thành công tới 90%, hạn chế các ca tử vong đáng tiếc, giúp trẻ sinh ra không còn bị dị tật, phát triển bình thường”, PGS.TS Nguyễn Duy Ánh nói.

Để có được trái ngọt như hiện nay, theo Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trước đó cơ sở có thời gian dài chuẩn bị rất kỹ càng về nhân lực, phương tiện cơ sở vật chất, kỹ thuật.

Bản thân là lãnh đạo Bệnh viện, PGS.TS Nguyễn Duy Ánh đã trực tiếp tham dự nhiều hội nghị khoa học chuyên ngành tại các bệnh viện hàng đầu thế giới như Anh, Pháp, Singapore... để học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm về chỉ đạo và trực tiếp triển khai trong nước.

Và để chuẩn bị nhân lực trực tiếp thực hiện kỹ thuật cao này, Bệnh viện đã cử BSCK1. Nguyễn Thị Sim đi học tập, chuyển giao kinh nghiệm một thời gian dài tại Bệnh viện hàng đầu của Pháp.

Ở trong nước, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã đầu tư phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế, vô trùng tuyệt đối có thể thực hiện các ca mổ khó, phức tạp nhất về y học bào thai.

Nói về hiệu quả của kỹ thuật can thiệp bào thai đến thời điểm hiện tại, BSCK1. Nguyễn Thị Sim cho rằng, hiện Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã tiếp nhận các sản phụ có hội chứng truyền máu song thai và hội chứng dải xơ buồng ối để can thiệp bào thai.

Bác sỹ Sim cũng chia sẻ thêm, chi phí thực hiện kỹ thuật can thiệp bào thai trên thế giới khá cao, song với mục tiêu mang lại lợi ích cho cộng đồng, hướng tới các giá trị nhân văn, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội hiện đang thực hiện miễn phí cho 30 ca đầu tiên.

Dù đã đạt được một số thành công rực rỡ song theo Phó giám đốc Trung tâm Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện sẽ nỗ lực hơn nữa để chinh phục các kỹ thuật đỉnh cao khác trong lĩnh vực can thiệp bào thai còn khá mới mẻ tại Việt Nam.

“Thời gian tới, Bệnh viện sẽ thực hiện các bệnh lý khác nhằm giúp thai nhi không may mắc các bệnh lý phức tạp như thoát vị cơ hoành, ứ dịch màng phổi, ứ dịch thận, bệnh lý ở buồng tim và thoát vị não... được điều trị vào chào đời mạnh khỏe”, PGS.TS. Nguyễn Duy Ánh giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết

Được biết, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện công đầu tiên ở nước ta thực hiện can thiệp bào thai. Đến nay, ngoài trường hợp sản phụ Hường đã sinh con, còn 13 sản phụ khác đã được can thiệp ổn định và đang theo dõi thai tại bệnh viện.

Sản phụ có nhu cầu có thể liên hệ bác sỹ Nguyễn Thị Sim, SĐT: 0833336699, Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, phòng 220 tầng 2 nhà B, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội - 929 La Thành, Ba Đình, Hà Nội

Nguồn:

https://haiquanonline.com.vn/can-thiep-bao-thai-dinh-cao-y-hoc-the-gioi-duoc-thuc-hien-thanh-cong-tai-viet-nam-117450-117450.html