Để người học tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đảng và Nhà nước ta cận phải

Ảnh minh họa

[Thanhuytphcm.vn] - Sau khi Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XVI kết thúc, có nhiều ý kiến trao đổi xung quanh chủ trương của Nhà nước về giao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường đại học công lập, để các trường chủ động trong hoạt động, cả về chuyên môn, học thuật, về bộ máy, cũng như quyền tự chủ trong việc tăng học phí.

Theo PGS. TS Bùi Anh Thủy, Trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Văn Lang, trong hơn ba thập kỷ tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập mạnh mẽ, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng, bảo vệ môi trường, đồng thời tăng cường đổi mới giáo dục - đào tạo nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là: “Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người”. Nhờ chủ trương nhất quán đó, chất lượng giáo dục các cấp của Việt Nam đã cải thiện, được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Quản trị đại học trên bình diện quốc gia chuyển biến tích cực, bước đầu đẩy mạnh quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục… Kết quả đó cho thấy giáo dục của ta đã chuyển theo hướng tích cực và đang đi đúng hướng.

Một trong những đột phá có tính chiến lược liên quan đến giáo dục mà Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã khẳng định Việt Nam cần triển khai mạnh mẽ là: “phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo bước chuyển mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản chất lượng giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo”. Trước đó, thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII đã có Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019, nhấn mạnh cần “nâng cao năng lực hội nhập quốc tế của hệ thống giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế cần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; xác định các tiêu chí và từng bước xây dựng hệ thống giáo dục mở”. Những Nghị quyết trên đã xác lập một cách rõ nét hướng đi cho giáo dục Việt Nam cả trước mắt, trung hạn và dài hạn.

Một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay là về tự chủ đại học. Nhiều ý kiến từ các cơ sở giáo dục đại học cho rằng, tự chủ phải đồng thời trao quyền cho cơ sở giáo dục đại học công lập được tự quyết định tăng mức học phí đáp ứng yêu cầu gia tăng nguồn lực tài chính, do khoản kinh phí chi tiêu thường xuyên từ ngân sách đã không còn được cung cấp hằng năm nữa. Mặt khác, học phí thu tăng nhằm phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục.

“Về vấn đề này, cá nhân tôi cho rằng, Nhà nước nên cho phép các cơ sở giáo dục - đào tạo được tăng học phí ở mức độ nhất định, nhưng không thể tăng tới mức “đáp ứng kỳ vọng” của các cơ sở. Mặt khác phải đồng thời quan tâm đến ước vọng của những con em nghèo, của những gia đình nghèo mong muốn con, em mình được vào học đại học. Những người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học được trao quyền tự chủ phải thay đổi cách nghĩ và phương pháp tiếp cận. Họ cần có các giải pháp thích hợp để có thể nhận được nguồn lực bổ sung từ xã hội, cho các hoạt động chuyên môn của trường, bên cạnh mức học phí đã có những cải thiện nhất định theo lộ trình” - PGS. TS Bùi Anh Thủy nêu quan điểm.

PGS. TS Bùi Anh Thủy cho rằng, việc tăng học phí của hệ thống các cơ sở giáo dục đại học công lập cũng cần tính đến một bộ phận lớn dân cư còn nghèo khó, thu nhập thấp. Bởi nếu như không có sự kiểm soát của Nhà nước, nhiều trường đại học sẽ tăng học phí tùy tiện. Hậu quả là, chưa thấy chất lượng đào tạo và nghiên cứu được nâng cao nhưng, nó lại đã đẩy những con em nghèo ra khỏi hệ thống giáo dục bậc đại học, trừ rất ít em có năng lực học nổi trội may ra sẽ được tiếp cận nguồn học bổng nào đó. Hệ quả đó rõ ràng không phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và những chính sách của Nhà nước về giáo dục. Và nhất là nó tạo ra sự thiếu hụt nguồn lực ở các vùng cần có sự ưu tiên bổ sung, tăng cường về “chất xám” cho công tác quản lý nhà nước và các hoạt động sản xuất - kinh doanh cũng như cung ứng các dịch vụ công cho người dân ở đó.

“Rất rõ ràng, mục tiêu của chúng ta trong giai đoạn hiện nay và trong dài hạn là xây dựng một nền giáo dục mở để mau chóng bắt kịp những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Nền giáo dục mở này phải tạo ra sự bình đẳng về tiếp cận giáo dục cho mọi người, để ai cũng có thể học hành, cũng như có cơ hội để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực cá nhân, đáp ứng yêu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế” - PGS. TS Bùi Anh Thủy nhấn mạnh, đồng thời lý giải thêm: Nói một cách khác, nền giáo dục này giúp mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục cho mọi người dân qua nhiều phương thức đào tạo; gạt bỏ bớt các rào cản hạn chế cơ hội tham dự của người học. Đồng thời hướng tới việc chuyển quá trình giáo dục từ trang bị kiến thức là chủ yếu, sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; thông qua các hình thức giảng dạy - học tập đa dạng: trực tuyến, qua internet, các hoạt động cộng đồng, ngoại khóa, nghiên cứu, nhằm tạo ra một lực lượng lao động dồi dào, có đủ năng lực, bản lĩnh, trí tuệ, đáp ứng các yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên số, sáng tạo và hội nhập quốc tế, để đến năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia phát triển.

Để đạt mục tiêu trên, theo PGS. TS Bùi Anh Thủy, giáo dục Việt Nam cần chú ý tăng cường huy động các nguồn lực xã hội, tạo điều kiện cho người dân, ở bất kỳ trình độ nào, điều kiện nào cũng được tiếp tục học tập theo nguyện vọng; tạo điều kiện xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu học tập của mỗi người dân; liên tục nâng cao chất lượng; đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Đồng thời, có giải pháp hiệu quả nhằm ưu tiên các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người, khu vực biên giới, hải đảo và các đối tượng hưởng chính sách. Bên cạnh các giải pháp đó, Nhà nước cần sớm hoàn thiện, định hình chính sách phát triển các cơ sở đào tạo ngoài công lập, thực hiện cơ chế tự chủ đại học phù hợp xu thế chung của thế giới, chuyển đổi các trường đại học công lập kém hiệu quả sang mô hình hợp tác công - tư.

Trường Sơn

Tin liên quan

Để người học tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, chính sách giáo dục và đào tạo nước ta đề ra phương hướng nào dưới đây?

A. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục

B. Mở rộng quy mô giáo dục

C. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo

D. Đổi mới nội dung và phương hướng dạy học

Các câu hỏi tương tự

Để người học tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, chính sách giáo dục và đào tạo nước ta đề ra phương hướng nào dưới đây?

A. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục

B. Mở rộng quy mô giáo dục

C. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo

D. Đổi mới nội dung và phương hướng dạy học


Để người học tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, chính sách giáo dục và đào tạo nước ta đề ra phương hướng nào dưới đây?

A. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục

B. Mở rộng quy mô giáo dục

C. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo

D. Đổi mới nội dung và phương hướng dạy học

*Giáo dục và đào tạo

Câu 5: Điều 96 Luật Giáo dục 2019 [có hiệu lực từ 01/7/2020] quy định về ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục, cụ thể như sau: Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu là 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Quy định này thể hiện phương hướng cơ bản nào dưới đây trong phát triển giáo dục và đào tạo?

A. Mở rộng quy mô giáo dục.

B. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

C. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

D. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

*Giáo dục và đào tạo

Câu 7: Hiện nay, học sinh là con em của các gia đình chính sách, gia đình nghèo, gia đình thiểu số, và các học sinh khuyết tật đều được hưởng chính sách ưu tiên trong giáo dục và đào tạo. Ngoài việc được miễn học phí, các em còn được hưởng học bổng, cho vay vốn đi học. Quy định này thể hiện phương hướng cơ bản nào sau đây trong phát triển giáo dục và đào tạo?

A. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

B. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.

C. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

D. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

*Giáo dục và đào tạo

Câu 3: Gia đình bạn A thuộc hộ nghèo, do vậy bạn A đi học được Nhà nước miễn đóng học phí. Điều này thể hiện phương hướng nào trong các phương hướng cơ bản dưới đây của chính sách giáo dục và đào tạo?

A. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

B. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

C. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.

D. Mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo.

*Giáo dục và đào tạo

Câu 6: Trường X tặng học bổng cho học sinh nghèo học giỏi là thực hiện phương hướng cơ bản nào dưới đây của chính sách giáo dục và đào tạo?

A. Thực hiện công bằng trong giáo dục.

B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

C. Mở rộng quy mô giáo dục.

D. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

Đối với giáo dục và đào tạo thì việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí, có chính sách đúng đán trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài là

A. Phương hướng

B. Chính sách

C. Ý nghĩa

D. Thực trạng

Đối với giáo dục và đào tạo thì việc phải tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo, đào tạo sau đại học, du học, liên kết đào tạo là 

A. Phương hướng

B. Chính sách

C. Ý nghĩa

D. Thực trạng

Video liên quan

Chủ Đề