Đề tài khoa học là gì năm 2024

1. Xác định tên đề tài nghiên cứu-Đề tài khoa học là một vấn đề khoa học được xây dựng trên cơ sở phát hiện các mâu thuẫn trong lí thuyết hoặc trong thực tiễn, với kiến thức và kinh nghiệm đã có không thể giải thích được. Mâu thuẫn này gây cản trở trong nhận thức hay trong hoạt động thực tiễn, các nhà khoa học tìm cách khám phá để giải thích nó;-Tên đề tài nghiên cứu phải đáp ứng được các yêu cầu sau: + Ngắn gọn, khúc chiết nhưng chứa đựng đầy đủ thông tin; + Ngôn ngữ khoa học; + Phản ánh cô đọng và rõ ràng nội dung nghiên cứu của đề tài.-Trình bày tên đề tài ở trang bìa và trang phụ bìa của đề cương nghiên cứu [xem mẫu]. 2. Cấu trúc đề cương nghiên cứu Có nhiều cách khác nhau trong việc trình bày đề cương nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, một đề cương nghiên cứu khoa học thường được cấu trúc các phần cơ bản như sau: 2.1 Lí do chọn đề tài [Tính cấp thiết của đề tài]-Ở đây phải trả lời được câu hỏi tại sao chọn đề tài này? Câu hỏi này được trả lời trên cơ sở phát hiện các mâu thuẫn, thiếu sót của lý thuyết hay thực tế, cấp thiết phải giải quyết;-Tính cấp thiết của đề tài cũng có thể lập luận bằng cách xác định tầm quan trọng các vấn đề ta vừa phát hiện. Giải quyết được các vấn đề này đem lại lợi ích thiết thực gì, ngược lại vấn đề không được giải quyết sẽ dẫn tới thiệt hại gì cho tương lai gần và tương lai xa; Cả hai cách đặt vấn đề như vậy làm nổi bật lên ý nghĩa của vấn đề khoa học và làm rõ tính cấp thiết phải giải quyết. 2.2 Mục tiêu và mục đích nghiên cứu Mục tiêu [objective] và mục đích [aim hoặc purpose] là những khái niệm then chốt trong nghiên cứu khoa học:-Mục tiêu [mục tiêu cụ thể]: là cái đích về nội dung mà người nghiên cứu vạch ra để hướng tới, nỗ lực tìm kiếm. Mục tiêu trả lời câu hỏi " làm cái gì ? " và " đạt được gì?-Mục đích [mục tiêu khái quát]: là ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, là đối tượng phục vụ sản phẩm nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi " nhằm vào việc gì? " , hoặc " để phục vụ cho cái gì? ". 2.3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu-Khách thể nghiên cứu là hệ thống sự vật tồn tại khách quan trong các mối liên hệ mà người nghiên cứu cần khám phá, là vật mang đối tượng nghiên cứu. Như vậy, khách thể

Đề tài được chấp nhận khi có nội dung thiết thực, cập nhật và có chứa đựng yếu tố mới nhằm tới mục đích có ý nghĩa trong khoa học và trong thực tiễn cuộc sống [phải trả lời rõ nghiên cứu cái gì? Nghiên cứu để làm gì? Và tiến hành nghiên cứu như thế nào?…]. Trong hoạt động thực tiễn và khoa học thường luôn tồn tại vô vàn những mâu thuẫn, cản trở. Chức năng của nghiên cứu khoa học là phát hiện ra các mâu thuẫn đó, nêu thành vấn đề – bài toán khao họcvà tổ chức giải quyết những vấn đề – bài toán đó một cách có hiệu quả. Việc giải quyết vấn đề đúng và có kết quả phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn đề tài.

Tính chất của đề tài nghiên cứu khoa học

Đề tài nghiên cứu khao học cần mang tính mới mẻ, thời sự, hướng vào những lĩnh vực hoạt động phức tạp, đa dạng của khoa học và đời sống, hướng vào những vấn đề chưa được giải quyểt triệt để trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nào đó…Vì vậy, một đề tài nghiên cứu khoa học cần có những tính chất sau:

  • Tính thực tiễn: phù hợp với thực tế và đem lại hiệu quả.
  • Tính tiên tiến: cập nhật, mới mẻ, phù hợp với xu thế đi lên của sự phát triển kinh tế – xã hội, khoa học và công nghệ.
  • Tính xác định: mức độ, xác định và phạm vi đề tài.

Phân loại đề tài nghiên cứu khoa học

Đề tài nghiên cứu khao học nói chung có thể phân thành:

  • Đề tài thuần tuý lý thuyết.
  • Đề tài thuần tuý thực nghiệm.
  • Đề tài kết hợp cả lý thuyết và thực nghiệm.

Theo loại hình nghiên cứu khao họcthì có thể chia thành bốn loại:

  • Các đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản.
  • Các đề tài nghiên cứu ứng dụng.
  • Các đề tài nghiên cứu triển khai.
  • Các đề tài nghiên cứu thăm dò.

Chẳng hạn khoa học giáo dục là khoa học ứng dụng; các đề tài nghiên cứu cũng có những thể loại như trên. Ngoài ra, còn do tính chất, yêu cầu, mức độ khác nhau, các đề tài nghiên cứu khao học giáo dục còn được phân loại cụ thể hơn gồm:

  • Đề tài điều tra, phát hiện tình hình [loại đề tài thực nghiệm].
  • Đề tài nhằm giải quyết nguyên nhân, rút ra kết luận mới, cơ chế mới [loại đề tài cả lý thuyết và thực nghiệm].
  • Đề tài tổng hợp và tổng kết kinh nghiệm tiên tiến.
  • Đề tải cải tiến kinh nghiệm hay lý luận cũ và sáng tạo cái mới trong lĩnh vực giáo dục [ví dụ: nội dung, phương pháp, và hình thức tổ chức đào tạo…]
  • Các đề tài nghiên cứu khoa học khác nhau [kể cả những đề tài luận văn, luận án] đều tạo ra giá trị mới về tri thức và công nghệ.

Chon đề tài nghiên cứu khoa học

Chọn đề tài nghiên cứu khoa học là một hoạt động nhận thức khoa học đầu tiên trong các vấn đề cơ bản của công tác nghiên cứu khoa học về một lĩnh vực nào đó, có ý nghĩa quan trọng đối với người nghiên cứu, vì mỗi đề tài nghiên cứu gắn liền với những cố gắng đầu tư trí tuệ, sức lực, thời gian, kinh phí… đôi khi quyết định cả phương hướng chuyên môn của một đời sự nghiệp. – Cơ sở xuất phát để chon đề tài: – Chọn đề tài nghiên cứu khoa học cần xuất phát từ các căn cứ và yêu cầu sau: – Thế mạnh của người nghiên cứu: người nghiên cứu biết thế mạnh của mình về lĩnh vực, vấn đề nào đó để chọn đề tài tương ứng. – Nhu cầu thực tiễn: đề tài phải giải quyết được một trong những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra. – Phải có người hướng dẫn: có đủ khả năng, trình độ, tư liệu… – Tài liệu tham khảo: đề tài được chon có tài liệu tham khảo có liên quan đến nó. – Phương tiện, điều kiện cần thiết để nghiên cứu đề tài: máy móc, thiết bị, tài chính…cần và đủ.

Cơ sở thực tiễn để chọn đề tài:

  • Từ việc theo dõi tổng quát những thành tựu nghiên cứu khoa học mà người nghiên cứu đang quan tâm [những thành tựu này thường được trình bày trong các tạp chí, báo cáo khoa học trong và ngoài nước].
  • Từ việc tìm hiêur những kết quả mới nhất của công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn, tổng hợp lại để tìm ra vấn đềmới trong một phạm vi nhát định.
  • Cũng có thể tìm chọn các đề tài nghiên cứu từ việc nghiên cứu các phương pháp nghiên cứu của các công trình cũ để tìm ra các phương pháp mới có hiêu quả hơn.
  • Nghiên cứu những đối tượng cũ nhờ các phương pháp mới với quan điểm mới, có sử dụng các tài liệu thực tiễn mới. Nghĩa là chon đề tài theo nguyên tắc xem xét lại một cách cơ bản những luận điểm lý thuyết trong khoa học với lập trường mới, góc nhìn mới ở trình độ kỹ thuật cao hơn.
  • Phân tích sau sắc những tài liệu đã được thu nhập trong điều tra khoa học; những tài liệu thống kê, mô tả, thực nghiệm mới có tính chất công khai
  • Tham khảo ý kiến của các nhà hoạt động khao học, kỹ thuật, công nghệ, những chuyên gia nổi tiếng trong các lĩnh vực kinh tế quốc dân, những nhà phát minh sáng chế trong sản xuất sẽ giúp người nghiên cứu sáng tỏ những vấn đề cần được nghiên cứu.

Xem danh mục các luận văn đã được bảo vệ, các công trình khoa học đã được công bố…

Việc chọn đề tài được đặt ra trong hai trường hợp:

+ Đề tài được chỉ định: người nghiên cứu được chỉ định thực hiện một đề tài là một phần nhiệm vụ của đề tài mà đơn vị, bộ môn hay thầy giáo đang thực hiện theo yêu cầu của cấp trên, theo một hợp đồng với đối tác; hoặc có thể do thầy hướng dẫn đưa ra một đề tài mang tính giả định cho sinh viên hoặc nghiên cứu sinh không liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu của thầy. + Đề tài tự chọn: người nghiên cứu cần tìm hiểu kỹ hiện trạng phát triển của lĩnh vực chuyên môn, tìm hiểu tình hình thực tế để xác định hướng nghiên cứu phù hợp. Việc lựa chọn đề tài cần xem xét và cân nhắc kỹ xem đề tài có ý nghĩa khoa học hay không? Có ý nghĩa thực tiễn không? Có cấp thiết phải nghiên cứu hay không? Có đủ điều kiện để đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài hay không? Có phù hợp với sở thích và thế mạnh của mình hay không? + Mở đầu việc nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu phải cân nhắc, chon lọc và xác định đề tài nghiên cứu. Đây là một việc làm trí tuệ vất vả, nhiều trắc trở nhưng mang tính chất quyết định đối với sự thành bại của toàn bộ quá trình nghiên cứu. + Đúng như W.A. Ashby đã nói: “Khi đã có thể phát biểu được vấn đề một cách tường minh và đầy đủ thì ta không còn ở xa lời giải nữa”.

Nhà vật lý học nổi tiếng Wemer Heisenberg cũng nhận xét: “…theo lẽ thường, khi vấn đề đặt ra một cách đúng đắn thì có nghĩa là nó đã được giải quyết quá một nửa rồi…”. Việc xác định đề tài là khởi đầu nhưng không kết thúc ở đó mà đề tài còn được tiếp tục sử dụng như kim chỉ namcho các hoạt động giai đoạn tiếp theo và ngược lại, nó sẽ tiếp tục được điều chỉnh [tất nhiên chỉ về chi tiết] trong quá trình nghiên cứu.

Đặt tên đề tài

Vấn đề khoa học một khi được chủ thể chọn làm đối tượng nghiên cứu sẽ trở thành đề tài nghiên cứu và sau khi đã làm rõ mọi vấn đề liên quan đến mục tiêu nghiên cứu thì đề tài được đặt tên, tức là được phát biểu thành tên gọi.

Tên đề tài nghiên cứu khoa học là lời văn diễn đạt mô hình tư duy của kết quả dự kiến của quá trình nghiên cứu dưới dạng súc tích. Nó cũng diễn đạt lòng mong muốn của người nghiên cứu tác động vào đối tượng, cải tiến nó để cuối cùng đi đến những mục tiêu dự kiến.

Tên của đề tài nghiên cứu phản ánh cô đọng nhất nội dung nghiên cứu của đề tài, nó chỉ được mang ý nghĩa hết sức khúc chiết, đơn trị, không được phép hiểu hai hay nhiều nghĩa.

Tên đề tài cần được diễn đạt bằng một câu ngữ pháp trọn vẹn, rõ ràng, súc tích, ít chữ nhất nhưng chứa đựng nhiều thông tin nhất, chứa đựng nhiều vấn đề cần nghiên cứu.

Tên đề tài được phát biểu một cách khoa học, nói lên trình độ ý thức sâu sắc của nhà nghiên cứu đối với vấn đề khoa học mà mình chọn làm đối tượng nghiên cứu.

Tên gọi [đầu đề] của luận văn, luận án trong điều kiện có thể cần ngắn gọn, rõ ràng, chính xác hợp với nội dung cơ bản của công trình khoa học, thể hiện ý thức trách nhiệm độc đáo của tác giả, nói lên công trình nghiên cứu khoa học được tiến hành với cả sự tìm tòi đầy đủ, cặn kẽ và nghiên cứu toàn diện về vấn đề đó.

Đề tài khoa học và công nghệ là gì?

Đề tài khoa học và công nghệ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nội dung chủ yếu là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn, bao gồm đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài nghiên cứu ứng dụng, đề tài triển ...

Ý nghĩa khoa học của đề tài là gì?

1.2. - Đề tài nghiên cứu phải có ý nghĩa khoa học: bổ sung nội dung lý thuyết của khoa học; làm rõ một số vấn đề lý thuyết vốn tồn tại; xây dựng cơ sở lý thuyết mới hoặc xây dựng nguyên lý các giải pháp khác nhau trong kỹ thuật, công nghệ, tổ chức, quản lý...

Đề tài và đề án khác nhau như thế nào?

Đề tài: Được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế. Dự án: Được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả về kinh tế và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực.

Đề tài khoa học kỹ thuật là gì?

Đề tài khoa học kỹ thuật là một chủ đề nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Đây là một quá trình nghiên cứu khoa học nhằm tìm hiểu sự phát triển, ứng dụng và cải tiến các công nghệ, sản phẩm kỹ thuật để giải quyết các vấn đề của xã hội, tạo ra giá trị và phát triển kinh tế.

Chủ Đề