Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn 2014

Đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn

A. ĐỀ THI VÀO LỚP 10 DẠNG CƠ BẢN

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TỈNH LÀO CAI

NĂM HỌC 2014 – 2015

(Thời gian làm bài: 120 phút)

I. Phần đọc – hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy xuống đỡ lấy tay hẳn:

– Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tình được một lúc, ông tha cho!

– Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mẩy bịch rồi sấn đến để trói anh Dậu. Hĩnh như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lẩy cổ hắn, ẩn dúi ra cửa. Sức lẻo khoèo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

(Tức nước vỡ bờ, Trích Tắt đèn, Ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011)

Câu 1: Đoạn trích trên của tác giả nào? Nhân vật chính là ai?

Câu 2: Trong các nhận định sau đây, nhận định nào đúng, nhận định nào sai về nội dung đoạn trích?

Nhận định  Đúng Sai
A. Đoạn trích diễn tả cảnh chị Dậu van xin và chống trả người nhà lí trưởng.
B. Đoạn trích diễn tả cuộc thương lượng giữa chị Dậu với người nhà lí trưởng.
C. Đoạn trích cho thấy tình yêu thương của chị Dậu dành cho chồng.
D. Đoạn trích cho thấy tinh thần phản kháng của chị Dậu thật mạnh mẽ.

Câu 3: Đoạn trích trên diễn tả cuộc sống của người nông dân Việt Nam ờ giai đoạn nào? Hãy viết một câu văn diễn tả cuộc sống đó.

Câu 4: Tìm và chỉ ra phép liên kết chính trong đoạn văn sau:

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hẳn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lẩy cổ hắn, ẩn dúi ra cửa. Sức lẻo khoèo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

II. Phần làm văn (7,0 điểm)

Câu 1: (2,5 điểm)

Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con… ”

(Cổng trường mở ra — Lý Lan, Ngữ văn 7, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, ừ.7)

Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, hãy viết một đoạn văn bản về vai trò của tính tự lập trong cuộc sống.

Câu 2: (4,5 điểm)

Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mành vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lẩy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muôi

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

(Đồng chí – Chính Hữu, Ngữ vãn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr. 129)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. Phần đọc – hiểu (3,0 điểm)

Câu 1:

– Tác giả: Ngô Tất Tố (0,5 điểm)

– Nhân vật chính: chị Dậu (0,5 điểm)

Câu 2: (0,5 điểm)

A, C, D đúng;    B sai.

Câu 3:

– Đoạn trích diễn tả cuộc sống của người nông dân Việt Nam giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 (xã hội thực dân nửa phong kiến). (0,25 điểm)

– Học sinh viết đúng nội dung (cuộc sống cực khổ) và đảm bảo hình thức một câu văn. (0,25 điểm)

Câu 4: (1,0 điểm)

Phép thế:

– Chị Dậu: chị, người đàn bà lực điền.

– Cai lệ: hắn, anh chàng nghiện.

– Chị Dậu, anh Dậu: vợ chồng kẻ thiểu sưu.

II. Phần làm văn (7,0 điểm)

Câu 1: (2,5 điểm)

* Yêu cầu về kĩ năng:

Đảm bảo hình thức một đoạn văn nghị luận. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức:

Khẳng định được vai trò của tính tự lập đối với cuộc sống của con người. Học sinh trình bày tối thiểu được các nội dung cơ bản sau:

– Tự lập giúp con người tự tin vào khả năng của bản thân. (0,75 điểm)

– Tự lập giúp con người có khả năng tự giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. (1,0 điểm)

– Tự lập giúp con người dễ đạt được những thành công trong cuộc sống. (0,75 điểm)

Câu 2: (4,5 điểm)

* Yêu cầu về kĩ năng:

– Biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ.

– Bài văn có bố cục rõ ràng, mạch lạc gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; lập luận chặt chẽ, hành văn lưu loát, trong sáng, giàu hình ảnh; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả, tác phẩm và đoạn trích, học sinh cần phát huy khả năng cảm thụ văn chương của mình để làm nổi bật lên vẻ đẹp của hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các nội dung cơ bản sau:

– Giới thiệu vấn đề nghị luận. (0,5 điểm)

– Vẻ đẹp của hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp: (0,25 điểm)

+ Những người lính trong kháng chiến chống Pháp cùng chịu đựng những khó khăn, gian khổ (những cơn sốt rét rừng), những thiếu thốn về vật chất trong cuộc kháng chiến gian lao (áo rách vai, quần có vài mảnh vá, chân không giày). (0,75 điểm)

+ Tuy phải sống và chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn nhưng họ là những con người luôn lạc quan, biết yêu thương, sẻ chia, đồng cảm với nhau (miệng cười buốt giá, thương nhau tay nam lẩy bàn tay). (0,25 điểm)

+ Người lính trong khó khăn gian khổ vẫn sát cánh bên nhau sẵn sàng chiến đấu (đêm, rừng hoang, sương muối, đúng cạnh bên nhau chờ giặc tới). (0,75 điểm)

+ Tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu đời (đầu súng trăng treo). (0,5 điểm)

– Nghệ thuật: (0,5 điểm)

+ Hình ảnh, ngôn ngữ thơ chân thực, giản dị, giàu sức biểu cảm.

+ Hình ảnh thơ vừa hiện thực, vừa lãng mạn (đầu súng trăng treo).

– Đánh giá: (0,5 điểm)

+ Đây là đoạn thơ tiêu biểu viết về vẻ đẹp của người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian lao, khó khăn, thử thách; đồng thời cũng là vẻ đẹp của người lính – anh bộ đội cụ Hồ trong các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

+ Đoạn thơ đã khơi gợi lại những kỉ niệm đẹp, thiết tha gắn bó của tình đồng chí, đồng đội hết sức thiêng liêng, góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng.

+ Đoạn thơ, bài thơ đã góp phần tạo nên một tiếng nói riêng của nhà thơ Chính Hữu vào nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

– Khái quát lại vấn đề nghị luận. (0,5 điểm)

Tải về file word  >>  tại đây

>> Xem thêm:

Những bộ đề dưới đây sẽ là những tài liệu uy tín nhất, chính quy nhất và gần gũi với đề thi chính thức nhất cho những bạn đang khăn khoăn về chuyện luyện đề trước kì thi lớn. Trong những năm qua, đề thi môn Văn của các tỉnh thành trên cả nước hết sức phong phú, đa dạng và truyền được nhiều cảm hứng cho học sinh. Bộ tổng hợp đề thi chính thức các năm sẽ giúp thí sinh tự đánh giá năng lực và bản lĩnh của mình trước các kiểu đề mới lạ, xem bản thân có còn thiếu ở đâu và cần học thêm kĩ năng gì trong môn Văn.

1. Đề thi năm 2013

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn 2014

Đề thi năm 2013 tại Hà Nội nổi bật với câu 3 của phần 2 là câu mở rộng – lần đầu tiên xuất hiện trong đề thi vào lớp 10 tại Hà Nội.

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn 2014

Đề thi của Phú Thọ lại là tổng hợp kiến thức từ 3 tác phẩm nổi bật trong Văn học lớp 9: "Sang thu", "Đồng Chí" và "Làng"

2. Đề thi năm 2014

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn 2014

Năm 2014, đề thi của Thành phố Hà Nội được đánh giá là khá vừa sức với 2 tác phẩm đề cao tình yêu trong gia đình, mở rộng ra thành tình yêu với đất nước, tổ quốc.

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn 2014

Đề năm 2014 của tỉnh Nghệ An gây thích thú với đoạn trích trong truyện Kiều và chủ đề đáng suy ngẫm: lao động với cuộc sống con người.

3. Đề thi năm 2015

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn 2014

Thử sức với dạng đề khá thú vị của năm 2015 của Thành phố Hồ Chí Minh với những vấn đề hết sức gần gũi và thực tế như vô cảm trong gia đình, thần tượng của giới trẻ…

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn 2014

Nắm chắc được các tác phẩm và các biện pháp tu từ là chìa khóa để tự tin hoàn thành bài thi văn vào lớp 10 năm 2015 của thí sinh thành phố Hà Nội.

4. Đề thi năm 2016

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn 2014

Đề thi năm 2016 của thí sinh Hải Phòng cơ bản với nội dung khá sát với chương trình ôn tập, song những câu hỏi trắc nghiệm cần phải cẩn thận và nắm chắc kiến thức để không khoanh sai.

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn 2014

Không những cần nắm chắc kiến thức cơ bản về tác phẩm, đề thi năm 2016 ở Đà nẵng đòi hỏi thí sinh phải có khả năng liên kết vấn đề, chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa 2 tác phẩm cùng có hình ảnh về thiên nhiên.

5. Đề thi năm 2017

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn 2014

2 tác phẩm được đề cập đến trong đề thi vào 10 của thành phố Hà Nội là "Nói với con" và "Làng".

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn 2014

Đề thi năm 2017 của Thành phố Hồ Chí Minh gây xôn xao với kết cấu bài khá lạ, mở rộng và gây được nhiều hứng thú cho thí sinh.

Nếu đọc đến đây, các 2003- er đã hoàn toàn tự tin với tất cả các dạng đề được cho qua các năm thì chúc mừng, các bạn đã sẵn sàng cho kì thi cam go sắp tới rồi đó. Còn nếu đọc các đề mà vẫn tắc chỗ này, hoang mang chỗ nọ thì những ngày phía trước các thí sinh cần ôn luyện chăm chỉ hơn thôi!