De xuất nhiệm vụ khoa học công nghệ 2023

Trường Đại học Công nghệ GTVT thông báo tới toàn thể các đơn vị, cá nhân các nội dung đăng ký đề xuất như sau:

  • Đề tài KHCN, dự án sản xuất thử nghiệm, chương trình an toàn giao thông cấp Bộ GTVT, Tỉnh Vĩnh Phúc và Thành phố Hà Nội năm 2023 [Mẫu đề xuất 1];
  • Nhiệm vụ bảo vệ Môi trường trong lĩnh vực GTVT năm 2023 [Mẫu đề xuất 2].
  • Nhiệm vụ soát xét chuyển đổi và xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn lĩnh vực GTVT năm 2023 [Mẫu đề xuất 3];      
  • Đề tài, nhiệm vụ KHCN cấp Quốc gia năm 2023 [Mẫu đề xuất 4].

Các đề tài, nhiệm vụ KH&CN đăng ký phải đáp ứng các yêu cầu thực tiễn, yêu cầu KH&CN, có tính khả thi, hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt và phù hợp với định hướng phát triển KH&CN của ngành GTVT, của Tỉnh Vĩnh Phúc, Thành phố Hà Nội và các Chương trình KHCN cấp Quốc gia. Một đề tài, nhiệm vụ có thể đăng ký ở cả cấp Quốc gia, cấp Bộ, Tỉnh và Thành phố.

Thời gian đăng ký thực hiện như sau:

  • Trước ngày 15/4/2022: các các đơn vị, cá nhân xây dựng nội dung nghiên cứu theo các mẫu phiếu đề xuất và gửi về phòng KHCN-HTQT.
  • Trước ngày 18/4/2022, Hội đồng Khoa học - Đào tạo tổ chức xét duyệt, đánh giá nội dung các đề tài, nhiệm vụ đã đăng ký.
  • Ngày 20/4/2022, Nhà trường gửi các đề xuất lên Bộ GTVT, Tỉnh Vĩnh Phúc và Thành phố Hà Nội. Sau khi nhiệm vụ được cấp Bộ, cấp Tỉnh và Thành phố duyệt cho phép xây dựng đề cương, Nhà trường sẽ lựa chọn chủ nhiệm đề tài và giao nhiệm vụ thực hiện xây dựng đề cương chi tiết; Phòng KHCN – HTQT có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện theo các quy định của Bộ GTVT, Bộ KH&CN, Tỉnh Vĩnh Phúc và Thành phố Hà Nội.

Nhà trường yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch. Thông tin chi tiết cũng như biểu mẫu được đăng tải trên website: //utt.edu.vn/ hoặc liên hệ trực tiếp tại phòng KHCN – HTQT [đ/c Vũ Trung Hiếu], phòng 205 nhà H3, Điện thoại: 098 445 6886,  Email: .

Trường Đại học Công nghệ GTVT

Ngày 24/2, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu đã ban hành công văn số 164/SKHCN-QL về việc  hướng dẫn đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh thực hiện từ năm 2023

1. Lĩnh vực nghiên cứu – ứng dụng

– Lĩnh vực khoa học nông nghiệp: Phục tráng, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen các giống cây trồng, vật nuôi quý hiếm, đặc sản có giá trị gắn với xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm; tuyển chọn các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; bảo quản, chế biến nông sản nhất là đối với các vùng sản xuất tập trung, các sản phẩm chủ lực có thế mạnh của tỉnh. 

– Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn trong hoạch định, thực hiện các chủ trương, nghị quyết trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; điều tra, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, các mô hình, giải pháp góp phần tích cực vào phát triển du lịch của tỉnh; nghiên cứu đổi mới, cải tiến và nâng cao chất lượng học tập và công tác giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh.

– Lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ: Nghiên cứu lựa chọn công nghệ thích nhằm tạo ra những hàng hóa có năng suất, chất lượng hoặc có khả năng ứng dụng cao; khuyến khích ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; xử lý ô nhiễm môi trường.

– Lĩnh vực khoa học y, dược: Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển sản xuất, chế biến các sản phẩm dược liệu; nghiên cứu các mô hình, giải pháp quản lý sức khỏe cộng đồng; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong khám, chữa bệnh.

2. Trình tự xây dựng hồ sơ đề xuất đặt hàng  Căn cứ vào mục tiêu, nội dung nhiệm vụ của quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các ngành, lĩnh vực và địa phương đã được UBND tỉnh phê duyệt. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện/thành phố tổng hợp, lựa chọn và xây dựng các đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND, ngày 16/11/2018.

3. Hồ sơ, thời hạn và địa chỉ nhận hồ sơ đề xuất đặt hàng  – Hồ sơ gồm các văn bản sau:

+ Công văn đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các sở, ban, ngành, UBND huyện/thành phố.

 + Phiếu đề xuất đặt hàng [Mẫu 1, 2, 3].

– Thời gian nhận hồ sơ trước ngày 30/4/2022.

– Địa điểm: Sở Khoa học và Công nghệ, tầng 3, nhà E – Trung tâm Hành chính Chính trị tỉnh Lai Châu.

 Thông tin chi tiết liên hệ Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ, số điện thoại 0213.379.88.99.

Mời bạn đọc xem nội dung công văn số 164/SKHCN-QL tại đây

BBT

I. Căn cứ đề xuất:

- Nghị quyết số 55-NQ/TU ngày 09/8/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ khóa XIX về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

- Nghị quyết số 55-NQ/TU ngày 13/8/2021 của Ban thường vụ tỉnh ủy về Đề án phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025, hướng đến 2030.

- Chương trình hành động số 02-CTr/TU ngày 21/01/2021 của Tỉnh ủy Phú Thọ về thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Kế hoạch số 526/KH-UBND ngày 08/02/2021 của UBND tỉnh Phú Thọ về Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020- 2025 và Chương trình hành động số 01-CTr/TU của Tỉnh ủy.

- Kế hoạch số 4037/KH-UBND ngày 30/8/2019 của UBND tỉnh Phú Thọ về Thực hiện Kết luận số 50-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá XI về phát triển khoa học và công nghệ.

- Kế hoạch số 2004/KH-UBND ngày 15/5/2020 của UBND tỉnh Phú Thọ về Triển khai thực hiện nghị quyết số 50/NQ - CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ và Kế hoạch số 117 - KH/TU ngày 3/4/2020 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Kế hoạch số 3232/KH-UBND ngày 29/7/2021 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phát triển nhãn hiệu chứng nhận chè Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025.

- Kế hoạch số 4889/KH-UBND ngày 21/10/2021 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

- Kế hoạch số 4835/KH-UBND ngày 21/10/2021 của UBND tỉnh Phú Thọ hỗ trợ nâng cao, năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2025.

- Quyết định số 3344/QĐ-UBND ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc ban hành Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Quyết định số 3183/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất vào đời sống giai đoạn 2021- 2025.

- Quyết định số 132/QĐ-UBND ngày 18/01/2021 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 -2030.

II. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG ĐĂNG KÝ, ĐỀ XUẤT:

1. Chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

1.1. Lĩnh vực khoa học và xã hội và nhân văn:

- Nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội nhằm tổng kết thực tiễn, phát hiện những tiềm năng, nguồn lực và mô hình mới trong thực tiễn; tập trung vào những vấn đề cơ bản được xác định trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ;

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục và đào tạo, đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;

- Điều tra, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy chọn lọc các giá trị lịch sử, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các loại hình văn hóa dân gian truyền thống, nghệ thuật cổ truyền của vùng đất Tổ, các giá trị văn hóa thời đại Hùng Vương, nghề thủ công truyền thống.

1.2. Lĩnh vực công nghệ sinh học:

- Trong phát triển nông, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; Chú trọng ứng dụng, chuyển giao nhanh các tiến bộ công nghệ sinh học vào sản xuất gắn với các chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm, sản phẩm mũi nhọn và đặc hữu của tỉnh. Tập trung: Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học từ khâu sản xuất giống, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh và xử lý chất thải chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, trồng trọt,…; ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất các chế phẩm vi sinh bảo vệ cây trồng, vật nuôi, cải tạo đất; các công nghệ bảo quản và chế biến nông - lâm - thủy sản nhằm đa dạng hóa và nâng cao năng suất chất lượng các sản phẩm phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; Nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp có hiệu quả đã được khẳng định.

- Trong lĩnh vực công nghiệp chế biến: Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ vi sinh; công nghệ enzym phục vụ sản xuất công nghiệp chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi.

- Trong y dược và lĩnh vực bảo vệ môi trường, phát triển bền vững: Lựa chọn, nghiên cứu chuyển giao ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học phù hợp điều kiện của tỉnh [công nghệ chọn tạo, nhân nhanh các giống cây dược liệu có năng suất và hàm lượng hoạt chất cao, chất lượng tốt tạo nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc; công nghệ sinh khối tế bào sản xuất nguyên liệu làm thuốc; công nghệ sinh học trong chẩn đoàn, điều trị và dự phòng...]. Ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra các công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường; sản xuất nhiên liệu sinh học phục vụ mục tiêu sản xuất sạch hơn và bảo đảm an ninh năng lượng; xử lý các nguồn chất thải gây ô nhiễm trong sản xuất, y tế và sinh hoạt; phục hồi và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ môi trường.

1.3. Lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

- Tập trung tìm kiếm, lựa chọn công nghệ, nghiên cứu thử nghiệm để thích nghi, làm chủ công nghệ, thiết bị tiên tiến, nhất là các công nghệ nhập từ nước ngoài nhằm đổi mới, hiện đại hóa công nghệ trong các ngành công nghiệp có lợi thế [chế biến nông lâm sản, giấy, xi măng, rượu bia, phân bón, hóa chất...], ngành công nghiệp mới, công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa chiến lược để phát triển nhanh, tạo sự đột phá gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh [cơ khí, chế tạo máy, tự động hóa, công nghiệp lắp ráp, vật liệu xây dựng chất lượng cao, công nghiệp phụ trợ, chế biến sâu khoáng sản, công nghiệp dược, gỗ gia dụng...].

1.4. Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn:

- Đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ internet kết nối vạn vật [IoT], công nghệ chọn, tạo giống mới, các giống cây trồng/vật nuôi năng suất, chất lượng cao, các quy trình sản xuất an toàn, hữu cơ để nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã, sức cạnh tranh của sản phẩm. Tăng cường ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động quản lý sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý số các vùng sản xuất; nâng cấp, hoàn thiện phần mềm quản lý dữ liệu vùng sản xuất tập trung, các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc trưng phục vụ công tác quản lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và kết nối giao thương trên không gian mạng.

- Nghiên cứu nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh; phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn, an toàn sinh học, hữu cơ, đẩy mạnh cải thiện chăn nuôi nông hộ; phát triển ngành thuỷ sản theo hình thức nuôi kết hợp, nuôi lồng tại các hồ chứa; tập trung phát triển và nâng cao giá trị rừng trồng, rừng sản xuất để chế biến gỗ xuất khẩu, phát triển các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ gỗ.

- Chú trọng nghiên cứu, đầu tư phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh các sản phẩm nông, lâm thủy sản chủ lực, có lợi thế [chè, gỗ, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản...] gắn với phát triển vùng nguyên liệu chuyên canh; phát triển công nghiệp chế biến các phế, phụ phẩm nông nghiệp nhằm bảo vệ môi trường, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

1.5. Lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông:

- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ hiện đại nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật hệ thống mạng LAN và kết nối Internet tốc độ cao.

- Nghiên cứu xây dựng, ứng dụng công nghệ phần mềm như: phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và điều hành; xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ người dân và doanh nghiệp; phần mềm dùng chung; các phần mềm chuyên ngành; phần mềm mã nguồn mở; xây dựng các hệ thống tin học ứng dụng; hệ thống thông tin địa lí; phát triển các phần mềm trên môi trường mạng.

- Nghiên cứu ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thông tiên tiến trong các ngành dịch vụ quan trọng như ngân hàng, tài chính, du lịch, thuế; phát triển giao dịch và thương mại điện tử.

1.6. Lĩnh vực y dược và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng:

- Tập trung nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật chuyên sâu mới, hiện đại trong chẩn đoán và điều trị.

- Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng lực, trình độ kỹ thuật của hệ thống các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa đạt tiêu chuẩn cấp vùng, cấp quốc gia.

- Phát triển nghiên cứu về công nghệ bào chế, sản xuất thuốc từ dược liệu, công nghệ sinh học để bảo vệ nguồn quỹ gen dược liệu quý hiếm của đại phương và tạo nguồn giống cây thuốc với năng suất chất lượng cao phục vụ cho công tác sản xuất thuốc. Nghiên cứu bảo tồn, phát triển vùng cung cấp nguyên liệu dược liệu trên địa bàn tỉnh để phát triển Nam dược, sản xuất và bào chế thuốc tại các cơ sở y học cổ truyền...

1.7. Lĩnh vực vật liệu mới, năng lượng tái tạo và ứng phó với biến đổi khí hậu:

- Ưu tiên nghiên cứu sản xuất vật liệu xây không nung thân thiện với môi trường; Khuyến khích nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất các loại vật liệu nhẹ, siêu nhẹ dùng để làm tường, vách ngăn, vật liệu chống cháy, vật liệu cách âm, cách nhiệt, cách điện, tiết kiệm năng lượng…

- Triển khai nghiên cứu áp dụng các công nghệ sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là cho vùng sâu, vùng xa, hướng phát triển các dạng năng lượng như gió, năng lượng mặt trời, thủy điện nhỏ, sản xuất nhiên liệu sinh học;...

- Chú trọng các nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ’thuật và sử dụng vật liệu mới vào phục vụ phòng chống giảm nhẹ thiên tai; Ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập lưu trữ, xử lý thông tin; Xây dựng hệ thống lưu trữ cơ sở dữ liệu phục vụ việc xây dựng và thực hiện các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với BĐKH.

2. Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất vào đời sống:

Hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống thông qua triển khai các dự án KH&CN các cấp. Các dự án ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN tập trung hướng vào các lĩnh vực sau:

- Lĩnh vực nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản: Nông nghiệp công nghệ cao; công nghệ sản xuất nông nghiệp xanh và sạch; công nghệ sinh học; công nghệ internet kết nối vạn vật [IoT]; công nghệ chọn tạo giống mới, các giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao…; các quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ; công nghệ sơ chế, chế biến, bảo quản;...

- Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: Các công nghệ tự động hóa, sản xuất sạch; sản xuất và ứng dụng các sản phẩm công nghệ vật liệu mới, thân thiện môi trường; tiết kiệm năng lượng; xử lý môi trường nước thải, rác thải trong sản xuất công nghiệp, làng nghề và sinh hoạt;…

- Lĩnh vực y dược và chăm sóc sức khỏe nhân dân: ứng dụng công nghệ 4.0, công nghệ chuyển đổi số; công nghệ trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ chẩn đoán, điều trị một số bệnh; công nghệ sản xuất, chế biến sản phẩm dược liệu có lợi thế của tỉnh tạo sản phẩm hàng hóa có giá trị.

- Phục vụ phát triển công nghệ thông tin - truyền thông: Công nghệ phần mềm ứng dụng; Công nghệ 4.0; công nghệ phục vụ quản lý, giám sát; công nghệ an toàn và an ninh mạng; các công nghệ phần mềm thông minh phục vụ quản lý, điều hành hiệu quả các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp.

3. Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ:

- Hỗ trợ xác lập nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp.

- Hỗ trợ xác lập sáng chế, giải pháp hữu ích.

- Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm, hàng hóa chủ lực, đặc thù, có lợi thế của tỉnh và các sản phẩm OCOP chưa được bảo hộ.

- Hỗ trợ khai thác, quản lý và phát triển đối với các sản phẩm đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.

III. QUY TRÌNH VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:

1. Quy trình xác định nhiệm vụ:

Căn cứ vào các mục tiêu các chương trình mục tiêu quốc gia, các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành, địa phương, lĩnh vực Sở hữu trí tuệ; Đề nghị các Sở, ban, ngành, UBND các huyện/thành/thị, các trường Đại học, trường Cao đẳng, các tổ chức KH&CN hướng dẫn các đơn vị trực thuộc nghiên cứu, xây dựng đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh theo các biểu mẫu tại phụ lục kèm theo [các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo Mẫu A1-1-ĐXĐT, A1-2-ĐXDASXTN, Mẫu A1-3- ĐXDAKHCN, các nhiệm vụ đề xuất trong Chương trình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống và Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ theo Mẫu A1-3-ĐXDAKHCN] và tổng hợp danh mục, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên theo mẫu A2-THĐX [chi tiết các file biểu mẫu được đăng trên trang thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ: //www.sokhoahoccongnghe.phutho.gov.vn]. Các nhiệm vụ KH&CN đề xuất, đặt hàng phải được thông qua Hội đồng KH&CN của ngành, đơn vị lựa chọn [nếu có].

Đề xuất đặt hàng của đơn vị gửi về Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở đề xuất các nhiệm vụ KH&CN của các đơn vị, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ sẽ tiến hành tổng hợp các đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN, thông qua Hội đồng KH&CN tỉnh và trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét phê duyệt danh mục theo quy định.

2. Tiến độ thực hiện:

- Chậm nhất trước 31/5/2022: các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị, các trường Đại học, Cao đẳng, các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp hoàn thành việc đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh gửi về Sở Khoa học và Công nghệ.

- Từ ngày 01/6 - 31/7/2022: Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành tổng hợp, tổ chức hội nghị Hội đồng KH&CN của Sở để xem xét các đề xuất, đặt hàng trình Hội đồng KH&CN cấp tỉnh.

- Từ ngày 01/8 - 30/8/2022: Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh tiến hành họp để tư vấn, xác định danh mục các nhiệm vụ đề xuất, đặt hàng trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt danh mục theo quy định.

Đề nghị Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, các tổ chức KH&CN, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị, Hiệu trưởng các trường Đại học, Cao đẳng quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trực thuộc, các doanh nghiệp đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh và tổng hợp gửi về Sở Khoa học và Công nghệ theo tiến độ quy định.

Mọi chi tiết cần thiết xin liên hệ: Phòng Quản lý Khoa học hoặc Phòng Quản lý Công nghệ & Chuyên ngành; Sở Khoa học và Công nghệ, điện thoại liên hệ: 0912.775233 [đ/c Mai]/0903455577[đ/c Châu].

Video liên quan

Chủ Đề