Đồ ăn để bao lâu thì thiu

Bác sĩ điều trị cho một bé gái nghi bị ngộ độc sau khi ăn đám cưới tại xã Quảng Hòa [Đắk Glong, Đắk Nông] - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

TS.BS Trần Quốc Cường - giảng viên bộ môn dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - cho biết mọi món ăn sau khi nấu chín có thể để được ở nhiệt độ bên ngoài trong 2 giờ đồng hồ. Sau thời gian này, các vi khuẩn có hại có thể phát triển nhanh về số lượng cũng như sinh ra các độc tố nguy hiểm gây ngộ độc.

Do đó nếu thực phẩm không được sử dụng ngay hoặc thực phẩm thừa, cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 5 độ C hoặc trên 60 độ C. 

Trong trường hợp bảo quản dưới 5 độ C, tức ngăn mát tủ lạnh, thì thời gian bảo quản cũng không quá 1-2 ngày. Sau thời gian này, thức ăn vẫn có thể bị hỏng và gây ngộ độc.

Đối với cháo gà còn dư sau khi ăn, nếu để ngoài nhiệt độ thường trong thời gian lâu sau đó mới cất vào tủ lạnh cũng có thể dẫn đến các vi khuẩn có hại phát triển và/hoặc sinh ra độc tố. Đến khi hâm nóng lại, nếu thời gian hâm nóng chưa đủ lâu để diệt vi khuẩn hoặc nếu độc tố không bị phá hủy bởi nhiệt [độc tố của một số vi khuẩn không bị hủy bởi nhiệt] sẽ gây ngộ độc.

Do đó để tránh bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta không nên để thức ăn ở nhiệt độ bên ngoài quá 2 giờ và cần đun nóng lại ít nhất trong 5 phút trước khi dùng; không sử dụng lại các món ăn để dành trong tủ lạnh quá 1-2 ngày. Cần vệ sinh tay, dụng cụ chế biến cẩn thận trước khi nấu. 

Nhóm thực phẩm nào dễ gây ngộ độc khi để qua đêm? Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương - trưởng Khoa nội soi, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - cho biết chúng gồm:

Rau xanh: Rau luộc không để dành lại qua đêm, nếu để qua đêm rau sẽ mất hết vitamin. Chỉ để rau trong vòng 4 giờ, nếu để lâu, các loại vi khuẩn sẽ phân hủy trong rau, biến các nitrit thành lipit không tốt cho sức khỏe. Cho dù để trong tủ lạnh, nếu dùng nhiều và lâu dài có khả năng gây ung thư.

Trứng: Tất cả các loại trứng luộc, đặc biệt là trứng lòng đào, không nên để lâu, chất béo và chất đạm có trong trứng sẽ rất dễ bị biến tính.

Nước trà xanh: Trà xanh để lâu thường xỉn màu, những loại vitamin C chống oxy hóa trong nước trà xanh sẽ bị phân hủy. Nếu uống sẽ có một số vi khuẩn, vi nấm gây hại cho sức khỏe.

Các loại nấm nấu chín: Nấm nấu chín để qua đêm sẽ không còn dinh dưỡng, nitrit có trong nấm sẽ bị phân hủy thành độc tố.

Các món gỏi, nộm: Do không được nấu chín nên những thức ăn từ gỏi, nộm dễ xuất hiện các độc tố lạ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Cá và hải sản các loại: Các loại hải sản không để qua đêm do chứa nhiều chất đạm lạ, những chất này sẽ bị biến đổi gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Canh các loại: Trong các loại canh có chứa gia vị như mắm, muối, bột ngọt…những chất này gây ra phản ứng hóa học khiến cơ thể bị ngộ độc, lâu dài sẽ phá hủy tủy xương, thiếu máu, suy thận, suy gan, thậm chí ung thư…

Thông thường trong vòng 4 tiếng đồng hồ sau khi ngộ độc thực phẩm, cơ thể sẽ có những biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, nôn ói, choáng váng, nhìn mờ, thở không được, sốt cao, cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời sơ cứu.

Bác sĩ Phương lưu ý người dân không dùng các loại thuốc cầm nôn, ói, đau bụng khi ngộ độc. Nên cho bệnh nhân uống nước và muối để giúp bệnh nhân bù được nước muối và nước đã mất.

THU HIẾN

[Dân trí] - Nhờ vào phép màu của tủ lạnh hiện đại, chúng ta có thể giữ được thực phẩm dễ hỏng lâu hơn và không còn phải đi mua thực phẩm tươi sống mỗi ngày. Mặc dù hầu hết chúng ta có lẽ không thường xuyên nghĩ đến sự tuyệt vời này, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ chú ý khi có sự cố xảy ra.

Nếu bạn đã từng uống phải một ngụm sữa bị hỏng hoặc ăn món salad trộn mayonnaise đã để dưới ánh mặt trời quá lâu trong chuyến dã ngoại và sau đó bị đau bụng, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng khả năng lưu trữ thực phẩm trong kho lạnh là điều thực sự tuyệt vời.

Vậy, những thực phẩm lẽ ra phải được cất trong tủ lạnh có thể để ở nhiệt độ phòng trong bao lâu? Dưới đây là một số điều cần ghi nhớ:

Nó đã bị bỏ ra khỏi tủ lạnh bao lâu?

Theo USDA, nên cho thực phẩm dễ hỏng vào tủ lạnh trong vòng hai giờ sau khi mua. Nếu nhiệt độ là trên 32 độ C, thì bạn chỉ có một giờ, vì vậy hãy khẩn trương. Điều này cũng dành cho việc phục vụ đồ ăn vào bữa tối, dã ngoại hoặc sự kiện khác mà bạn có các món ăn để ở ngoài trong thời gian dài. Trong trường hợp này, hãy phục vụ món dễ hỏng trong đồ đựng được đặt trong một tô đá lạnh.

Nó có phải là thực phẩm nguy hiểm tiềm tàng không?

Thực phẩm nguy hiểm tiềm tàng tồn tại ở dạng có khả năng hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng của vi sinh vật. Ví dụ bao gồm bất kỳ thực phẩm nào bao gồm toàn bộ hoặc một phần từ sữa hoặc các sản phẩm sữa, trứng, thịt, thịt gia cầm, gạo, cá, động vật có vỏ và động vật giáp xác ăn được. Những thực phẩm này cần đặc biệt phải được phục vụ ở nhiệt độ an toàn.

Tất cả thực phẩm có khả năng gây nguy hiểm cần được giữ dưới 5 độ C [đối với thực phẩm lạnh] hoặc trên 57 độ C [đối với thực phẩm nóng] ngoại trừ trong thời gian chuẩn bị cần thiết hoặc thời gian bày biện ngắn. Có thể cần thiết bị giữ nóng hoặc lạnh để đựng và bày biện thực phẩm trong sự kiện. Cũng cần có nhiệt kế thực phẩm nếu thực phẩm có khả năng nguy hiểm sẽ được phục vụ.

Nó đã bước vào “vùng nguy hiểm” của thực phẩm chưa?

Thức ăn để quá lâu ở nhiệt độ phòng là nơi sinh sôi hoàn hảo cho các vi khuẩn như Staphylococcus aureus và Salmonella phát triển đến mức nguy hiểm có thể gây bệnh. Theo USDA: “Vi khuẩn phát triển nhanh nhất trong phạm vi nhiệt độ từ 4,5 độ C đến 60 độ C, tăng gấp đôi số lượng chỉ trong 20 phút. Phạm vi nhiệt độ này thường được gọi là “vùng nguy hiểm”.

Khi nghi ngờ, hãy vứt bỏ

Điều này thực sự quan trọng. Việc ăn nốt vài thìa salad gà cuối cùng không đáng với việc bạn sẽ bị đau bụng sau đó.

Cẩm Tú

Theo HL

08/05/2020

Tủ lạnh là thiết bị bảo quản đồ ăn rất hiệu quả mà hầu hết gia đình nào cũng có, tuy nhiên thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu thì vẫn có thể dùng được và cần bỏ đi là điều không phải ai cũng biết. Thực phẩm đã qua chế biến sẽ bi biến chất và môi trường trong tủ lạnh vẫn có một số vi khuẩn ưa lạnh phát triển nên bạn thời gian bảo quản các loại thức ăn cả sống và chín đều có giới hạn.

Thiết bị tủ lạnh ra đời không chỉ là để làm đá hay bảo quan, dự trữ thực phẩm sống mà ngay cả những món ăn chín, đã qua chế biến, dưới đây là một số loại thực phẩm chín thông dụng của ẩm thực Việt mà chúng ta thường bảo quản trong tủ lạnh và thời gian an toàn để bảo quản chúng:

Thời gian để các loại giò, chả, xúc xích, dăm bông để trong tủ lạnh an toàn

Thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu với các loại đồ ăn nhanh? Với nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh từ 4 đến 8 độ C, làm chậm lại sự phát triển của vi khuẩn gây hại, các loại thức ăn nhanh như giò, chả, xúc xích, dăm bông, thịt hun khói… đã qua chế biến có thể để được trong thời gian từ 4 - 6 ngày bình thường, nếu bảo quan thức ăn nấu chín để ngăn đá được bao lâu - thời gian có thể đến từ 8 - 10 ngày.

Vì tủ lạnh chỉ có thể hỗ trợ bảo quan làm chậm sự phát triển của ví khuẩn mà không thể tiệt trùng hay diệt khuẩn nên qua những mốc thời gian trên nếu bạn không dùng đến chúng hãy bỏ đi, việc bạn tiếc và sử dụng lại các loại thực phẩm này có thể mang đến nhiều nguy cơ gây các bệnh nguy hiểm.

Thịt kho để tủ lạnh được bảo lâu?

Các loại thịt đặc biệt là thịt kho, cá kho là những món nấu 2 lửa sẽ ngon hơn nên người Việt thường có thói quen kho qua một lần và để tủ lạnh, hôm sau kho lại những lại không biết  thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu với món thịt kho này.

Thời gian cho các món thịt kho, cá kho để trong tủ lạnh an toàn có thể đem dùng lại chỉ từ 1 - 2 ngày, qua thời gian này, dù bạn chó đem nấu với lửu lần hai cũng không đảm bảo an toàn và độ ngon.

Bên cạnh đó, thông thường, các loại thịt bò, gà, heo đã nấu chín chỉ bảo quản được trong tủ lạnh từ 1-2 ngày.  Các loại bít tết, thịt quay để tủ lạnh: 3 – 5 ngày. Thịt muối để tủ lạnh 7 ngày, Hotdog để tủ lạnh 1 tuần nếu đã mở gói, 2 tuần nếu chưa mở gói..

Bảo quản các loại ngũ cốc trong tủ lạnh được bảo lâu

Ngủ cốc không chỉ nói riêng các loại hạt sống như ngô, đậu, điều… mà còn cả những loại đã qua chế biến khác như các loại bánh mỳ, bánh ngọt, bánh chuối nướng, bánh pancake hay bánh quy đều là những món ăn rất quen của người Việt.

Thời gian bảo quan thức ăn nấu chín với các loại ngũ cốc này chỉ nên để trong vòng 1 ngày, và dù đồ chưa bị hỏng chúng cũng sẽ không còn vị ngon nếu để sang ngày thứ 2.

Các sản phẩm từ Sữa để được trong tủ lạnh bảo lâu

Thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu cũng bao gồm cả những sản phẩm làm từ sữa như các loại pho mát, bơ, bánh sữa… trong đó:

  • Các loại pho mát bào nhỏ để tủ lạnh được 1 tháng.

  • Các loại pho mát miếng cứng: để tủ lạnh được 2 tuần.

  • Các loại pho mát mềm: Để tủ lạnh: đã mở gói từ 3 – 4 tuần, chưa mở gói: 6 tháng

  • Bơ: Để tủ lạnh được 2 – 3 tháng. Để đóng đá: 6 – 9 tháng

  • Sữa để tủ lạnh được 7 ngày.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm từ sữa được nhà sản xuất in rõ trên bao bì hạn sử dụng đối với trường hợp chưa mở lắp và đã mở lắp rất rõ ràng, chúng ta có thể căn cứ vào những thông tin đó để bảo quản thức ăn đã nấu chín và các sản phẩm đã qua chế biến với thiết bị tủ lạnh.

2 Những nguyên tắc bảo quản thức ăn chín để trong tủ lạnh nhất định phải biết

thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu còn phụ thuộc vào cách bạn bảo quản chúng như thế nào, dưới đây là một số nguyên tắc giúp bạn giữ đồ ăn được ngon và an toàn hơn trong thiết bị nhà bếp tủ lạnh.:

  • Bọc kín thức ăn trước khi cho bào tủ lạnh
    Khi cho thức ăn chín vào tủ lạnh hãy bọc ni lông, màng bọc thức phẩm chuyên dụng hoặc cho vào hộp, nên để càng ít không khí lọt vào càng tốt.

  • Không để lẫn đồ chín với đồ sống
    Tuyệt đối không để lẫn thức ăn chín và thực phẩm sống để tránh lây nhiễm lẫn nhau đồng thời hạn chế được mùi trong tủ lạnh.

  • Để thức ăn nguội hoàn toàn mới để vào tủ
    Bảo quản thức ăn đã nấu chín muốn để trong tủ lạnh phải để nguội hẳn, nếu thức ăn còn nóng cho ngay vào nơi có nhiệt độ thấp sẽ biến chất, nhiệt độ cao trong thức ăn sẽ bị ngưng đọng thành hơi nước, thúc đẩy vi khuẩn có hại sinh trưởng dẫn đến gây độc cho toàn bộ thực phẩm trong tủ lạnh.

  • Nấu lại ngay thực ăn đã nấu chín khi bỏ trong tủ lạnh ra
    Thức ăn chín trong tủ lạnh khi bỏ ra phải nấu lại ngay tránh vi khuẩn xâm nhập bởi thực tế bất cứ thực phẩm chín hay sống khi để trong tủ lạnh ra rất nhạy cảm với tất cả các loại vi khuẩn. Bên cạnh đó,  nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển mà không thể tiêu diệt được nó. Nếu khi ăn bạn không đun nấu lại sẽ gây bệnh trướng bụng khó tiêu, đi ngoài.

  • Tuẩn thủ thời gian để tủ lạnh cho các loại thức ăn chín
    thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu đã được chúng tôi phân chia cụ thể ở phần một, người dùng không nên lưu trữ thức ăn quá lâu kể cả để ngăn đá. Tốt nhất chỉ nên lưu cho bữa sau như:  bữa sáng dùng cho bữa trưa, bữa trưa cho bữa tối, lâu nhất chỉ nên từ 5 – 6 tiếng..

  • Không nên cất các loại rau đã chế biến vào tủ lạnh
    Khi xào nấu ở nhiệt độ cao có nêm muối, các vi khuẩn trong thức ăn sẽ phát triển nhanh tạo thành chất gây ung thư, rau thừa sẽ không tốt cho sức khoẻ cũng như người hay ăn các thực phẩm chế biến từ rau củ muối có khả năng bị ung thư dạ dày rất cao.  

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm đáp án cho câu hỏi chuối chín có nên để tủ lạnh không

Câu hỏi thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu, để trong ngăn đá được bảo lâu cần đi song hành với những nguyên tắc bảo quản thức ăn chín trong tủ lạnh đúng cách để thực phẩm không bị nhiễm khuẩn và gây ngộ độc, mang mầm mống các loại bênh nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Có thể bạn quan tâm: Cách khử mùi hôi tủ lạnh hiệu quả nhất

Video liên quan

Chủ Đề