Đơn phân của tinh bột là gì

Đơn phân của tinh bột là gì

Cấu trúc của tinh bột bao gồm hai hợp chất amylose và amylopectin. Công thức hóa học của tinh bột là (C6H10O5) n. Tinh bột là một polisaccarit bao gồm các đơn phân glucozơ.

Tinh bột được tạo ra từ lượng đường dư thừa được tạo ra từ lá xanh của cây trong quá trình quang hợp. Nó là nguồn cung cấp thực phẩm dự trữ của thực vật và được dự trữ dưới dạng hạt trong lục lạp. Tinh bột cũng được lưu trữ trong các cơ quan thực vật khác nhau, chẳng hạn như củ khoai tây và hạt ngô, lúa mì và gạo. Tinh bột được phân hủy thành các đơn vị glucose đơn phân bởi một số enzym và nước khi cần thiết trong thực vật. Ở người và động vật, tinh bột được phân hủy thành các phân tử đường cung cấp năng lượng cho các mô.

Vì sao đều được cấu tạo từ các đơn phân glucôzơ nhưng tinh bột có dạng lò xo còn xellulôzơ có dạng mạch thẳng?

A. Cách thức liên kết giữa các đơn phân khác nhau.

B. Số lượng, khối lượng của đơn phân khác nhau.

C. Trình tự sắp xếp giữa các đơn phân khác nhau.

D. Chức năng của tinh bột khác với xellulôzơ.

Đáp án A

Đáp án A. Giải thích:
- Phân tử Xenlulôzơ có cấu tạo mạch thẳng, các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết 1-4 β glucozit; các phân tử dạng sợi liên kết lại với nhau nhờ liên kết Hidro giữa các nhóm OH cạnh nhau tạo thành bó sợi.
- Tinh bột gặp nhiều trong củ và quả tồn tại dưới dạng hạt, gồm 2 thành phần là amilôzơ và amilopectin.
+ Amilôzơ: cấu trúc dạng chuỗi không phân nhánh có khoảng 300-1000 gốc glucôzơ liên kết bằng liên kết 1-4µ glucozit tạo thành dạng xoắn lò xo (cấu trúc xoắn được giữ vững bằng các liên kết hidro giữa các nhóm OH).
+ Amilopectin: cấu trúc dạng chuỗi phân nhánh có khoảng 300-1000 gốc glucôzơ liên kết bằng liên kết 1-4µ glucozit tạo chuỗi và 1-6 glucozit phân nhánh.
Như vậy, đều được cấu tạo từ các đơn phân glucôzơ nhưng do cách thức liên kết khác nhau nên đã hình thành nên tinh bột và xenlulôzơ có đặc tính khác nhau.

Công thức cấu tạo của tinh bột

       - Công thức cấu tạo của tinh bột là (C6H10O5)n, công thức hóa học của tinh bột giống với xenlulozo. Nhưng chúng hoàn toàn không phải đồng phân của nhau. Đây là điều mà nhiều người thường nhầm lẫn.

       - Công thức cấu tạo của tinh bột do các gốc α-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glicozit tạo mạch thẳng (amilozơ) hoặc bằng liên kết α-1,4-glicozit và α-1,6-glicozit tạo thành mạch nhánh (amilopectin).

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu chi tiết về tinh bột nhé

1.Tinh bột là gì?

       - Tinh bột là polisacarit carbohydrat, là thành phần cơ bản có trong thức phẩm có chức năng tạo ra năng lượng cho cơ thể. Tinh bột chứa hỗn hợp amilozo và amilopecyin. Tỉ lệ phần trăm của amilozo và amylopectin sẽ khác nhau vì chúng phụ thuộc vào từng loại tinh bột (thông thường sẽ giao động từ 20:80 đến 30:70).

       - Công thức hóa học của tinh bột là (C6H10O5)n, công thức hóa học của tinh bột giống với xenlulozo. Nhưng chúng hoàn toàn không phải đồng phân của nhau. Đây là điều mà nhiều người thường nhầm lẫn.

       - Công thức cấu tạo của tinh bột do các gốc α-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glicozit tạo mạch thẳng (amilozơ) hoặc bằng liên kết α-1,4-glicozit và α-1,6-glicozit tạo thành mạch nhánh (amilopectin).

2. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên

       - Chất rắn vô định hình, không tan trong nước lạnh, phồng lên và vỡ ra trong nước nóng thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.

       - Màu trắng.

       - Có nhiều trong các loại hạt (gạo, mì, ngô...), củ (khoai, sắn...) và quả (táo, chuối...). 

3.Tính chất hóa học của tinh bột

       - Do gốc glucozơ đã liên kết với gốc fructozơ nên không còn nhóm chức anđehit trong phân tử, saccarozơ chỉ có tính chất của ancol đa chức.

       - Tinh bột có hai phản ứng hóa học cơ bản tiêu biểu nhất:

  • Thủy phân trong môi trường axit. Sau phản ứng thu được dung dịch có khả năng tráng bạc:

(C6H10O5)n + nH2O —H+,t⁰—> nC6H12O6

  • Tác dụng với dung dịch iot. Đây chính là phản ứng đặc trưng nhất của tinh bột

Hồ tinh bột + dung dịch iot (I2) —> hợp chất màu xanh tím

       - Khi đun nóng, hợp chất màu xanh tím ấy sẽ bị mất đi, tuy nhiên nếu để nguội màu xanh tím sẽ xuất hiện lại.

4. Điều chế tinh bột như nào?

       - Trong thực vật, tinh bột được tạo ra nhờ chủ yếu nhờ quá trình quang hợp của cây xanh. Tinh bột hình thành trong cây xanh từ các yếu tố như: khí cacbonic,nước, ánh sáng mặt trời. Quá trình tạo thành tinh bột này gọi là quá trình quang hợp.

Sự tạo thành tinh bột trong cây xanh

       - Tinh bột được tạo thành trong cây xanh từ khí cacbonic và nước nhờ ánh sáng mặt trời. Quá trình tạo thành tinh bột như vậy gọi là quá trình quang hợp.

       - Quá trình xảy ra phức tạp qua nhiều giai đoạn, trong đó có giai đoạn tạo thành glucozơ, có thể được viết bằng phương trình hóa học đơn giản sau:

5. Vai trò của tinh bột trong đời sống.

       - Nhắc đến vai trò đầu tiên của tinh bột chính là một thành phần quan trọng bậc nhất trong chế độ dinh dưỡng. Không chỉ của loài người mà còn nhiều sinh vật khác. Là nguồn cung cấp năng lượng chính cho hầu hết các chức năng trong cơ thể, nhất là các hoạt động của não bộ và hệ thần kinh.

Tinh bột còn đóng vai trò quan trọng khác đối với con người:

       + Giảm khả năng mắc các bệnh mãn tính

       + Đặc tính chống viêm tốt

       + Cung cấp và làm tăng lượng vi khuẩn có lợi giúp ích đường ruột bạn hoạt động tốt hơn

       - Gạo lứt là một trong những thực phẩm chứa hầu hết tinh bột phức tạp. Giúp đốt cháy mỡ bụng, điều hòa trọng lượng và mỡ thừa.

       - Ở các ngành công nghiệp, tinh bột được ứng dụng vào sản xuất giấy, rượu. Tinh bột được tách ra từ hạt, từ rễ và củ là những loại tinh bột chính dùng trong công nghiệp. Trong y học, tinh bột sử dụng làm băng bó xương.

       - Tinh bột dùng để in nhuộm trên vải sợi. Chức năng của nó chính là làm quánh thuốc nhuộm, như là chất mang màu.

       - Ngoài ra, Hồ vải thành phẩm để cải thiện độ cứng và khối lượng vải.

       - Trong ngành thực phẩm, tinh bột còn được dùng như chất làm đặc, tạo độ sệt như súp, nước sốt,…

6.Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể

       + Khi ta ăn đồ có chứa tinh bột, đầu tiên chúng sẽ bị thủy phân nhờ enzim amilaza có trong nước bọt thành đextrin, rồi thành mantozơ. Ở ruột, enzim mantaza làm cho sự thủy phân mantozơ thành glucozơ. Glucozơ được hấp thụ qua thành mao trạng ruột vào máu.

       + Nồng độ glucozo có trong máu người là 0,1%. Lượng glucozơ còn lại đi về bộ phận gan: ở đây glucozơ kết hợp cùng enzim trở thành glicogen (tinh bột động vật) dữ trữ cho cơ thể.

       + Trong trường hợp nồng độ glucozơ có trong máu bị giảm xuống dưới 0,1%, glicogen ở gan sẽ bị thủy phân thành glucozơ và theo đường máu đi đến các mô trong cơ thể.

       + Tại các mô, glucozơ sẽ bị oxi hóa chậm qua các phản ứng phức tạp nhờ enzim thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động.

       - Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể được biểu diễn bởi sơ đồ sau:

Đơn phân của tinh bột là gì

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 12 hay nhất