Du học Đức sau khi tốt nghiệp đại học

Đức là một môi trường du học lý tưởng không chỉ với những bạn sinh viên mà còn thu hút sự quan tâm của nhiều cử nhân sau khi tốt nghiệp đại học. Tuy vậy không phải ai cũng nắm rõ những thông tin cần thiết về các chương trình du học sau đại học tại  Đức. Hãy cùng Review Du học tìm hiểu các điều kiện du học Đức sau đại học nhé.

Du học Đức sau đại học gồm những chương trình nào

Du học thạc sĩ, tiến sĩ Đức sau tốt nghiệp đại học
  1. Du học bậc thạc sĩ tại Đức
  2. Du học tiến sĩ

Điều kiện để du học Đức sau đại học

Điều kiện học cao học tại Đức

Bạn vừa hoàn thành chương trình đại học tại Việt Nam và đang tìm hiểu về những cơ hội du học Đức sau khi tốt nghiệp? Bạn đang băn khoăn về những khó khăn để đáp ứng các yêu cầu? Dưới đây là các điều kiện mà bạn cần chuẩn bị để “trải thảm” cho con đường du học một cách dễ dàng hơn:

  • Bạn phải tốt nghiệp đại học với một chuyên ngành phù hợp, bạn có thể tùy chọn ngành nghề theo sở thích nếu như đã tốt nghiệp đại học và có luận văn. Trong trường hợp không có luận văn thì bạn chỉ được học đại học đúng nhóm ngành mình đã học tại Việt Nam.
  • Hoàn thành chương trình đại học với số tín chỉ tối thiểu là 180 hoặc 210 tùy theo yêu cầu của mỗi trường.
  • Nếu được bạn nên xin giấy chuyển đổi sang số tín chỉ tương ứng ở Đức từ trường Đại học Việt Nam vì quy đổi tín chỉ ở Đức và Việt Nam rất khác nhau.
  • Điểm GPA tốt nghiệp đại học: Đa số Master yêu cầu ĐH có làm luận văn tốt nghiệp và điểm 7.5 trở lên.
  • Có GMAT đối với một số khóa học ngành quản trị và GRE đối với một số khóa học ngành kinh tế
  • Với các chương trình học bằng tiếng anh: bạn cần có Ielts 6.5 trở lên còn với các chương trình học bằng tiếng Đức: bạn cần có chứng chỉ tiếng đức B1 trở lên.
  • Kinh nghiệm làm việc đối với một số khóa học ngành quản trị
  • Chứng chỉ APS: với mục đích thẩm tra xem liệu sinh viên xin đi du học đó có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học tại các trường Đại học của Đức hay không. Đồng thời, để thẩm tra về các chứng chỉ học tập mà sinh viên đó đã đạt được.
  • Ngoài ra, mỗi khóa học sẽ có thêm những yêu cầu phụ khác nhau. Bạn nên tham khảo trực tiếp tại các chương trình học trên website trường và thường xuyên cập nhật để chuẩn bị đầy đủ những gì cần cho việc xét tuyển.

Hồ sơ du học Đức sau đại học năm 2020

Giấy tờ hồ sơ cần thiết du học Đức bậc cao học

Gần đây, Đại sứ quán Đức đã đưa ra thông báo thay đổi số tiền tối thiểu phải có trong tài khoản phong tỏa của sinh viên Việt Nam khi muốn xin visa du học Đức. Cụ thể, sinh viên muốn du học cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Hộ chiếu
  • Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước
  • Bằng tốt nghiệp Đại Học và bảng điểm Đại Học
  • Chứng chỉ tiếng Đức B1 hoặc IELTS tối thiểu 6.5
  • Một số giấy tờ khác [giấy khen, giấy xác minh thực tập, xác nhận làm việc,…]
  • Phỏng vấn APS
  • Mở tài khoản phong tỏa tại ngân hàng của Đức [8.820 Euro]
  • Đơn đăng ký học Thạc sĩ
  • Ảnh thẻ 3.5 x 4.5 [nền trắng – 16 ảnh]

Chi phí du học cao học tại Đức

Chi phí du học Đức sau tốt nghiệp đại học là bao nhiêu

Những lưu ý

Lựa chọn ngôn ngữ

Ngoài việc chuẩn bị thủ tục hồ sơ, các bạn cũng cần chuẩn bị cho mình khả năng về ngôn ngữ để có thể đáp ứng chương trình học và cuộc sống sinh hoạt ở Đức.

Nếu như chọn học chương trình tiếng Đức, bạn nên có thời gian học tiếng trước khi du học để rút ngắn quá trình ôn bằng B1[ thường mất một khoảng thời gian từ  9-12 tháng].

Các bạn không nên đợi sau khi có điều kiện du học Đức chính thức để quyết định học tiếng Đức hay không. Việc lãng phí thời gian này có thể khiến bạn bỏ lỡ deadline của một số trường phù hợp trong quá trình nộp hồ sơ sau này.

Chuẩn bị hồ sơ phỏng vấn APS

APS là một trong những chứng chỉ quan trọng nhất của việc làm hồ sơ xin Visa du học ở Đức:

APS là của bộ phận trực thuộc kiểm tra hồ sơ của Đại Sứ Quán Đức nhằm kiểm tra lại hồ sơ và phỏng vấn kiến thức bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức. Đây là cách thẩm tra để xem liệu học viên có thể học tập ở môi trường nước ngoài được hay không.

Những ai có dự định du học  sau đại học tại Đức cần phải chú lịch phỏng vấn APS [tổ chức 2 lần một năm]:

  • Tháng 5: hạn chót làm hồ sơ là cuối tháng 2.
  • Tháng 11: hạn chót làm hồ sơ là cuối tháng 8.

Với những thông tin hữu ích trên, hy vọng các bạn có thể nắm rõ những thủ tục cần thiết và có sự chuẩn bị kỹ càng để đáp ứng đủ điều kiện du học Đức sau đại học. Chúc bạn thành công!

Sau đây là các quy định, hướng dẫn và thông báo của anabin dành cho Học sinh, Sinh viên có Bằng Tốt nghiệp Trung học Phổ thông Việt Nam:

anabin yêu cầu điều kiện như sau:

  1. Tốt nghiệp Trung học Phổ thông và thi thành công kỳ Thi tuyển sinh Đại học do Bộ GD&ĐT Việt Nam tổ chức [với tổng điểm thi tối thiểu là 15 điểm [tính ba môn thi xét Đại học, không nhân hệ số, không cộng điểm khuyến khích] và không môn thi nào dưới bốn [04] điểm và đã trúng tuyển vào hệ Đào tạo Đại học chính quy tại một Trường Đại học Việt Nam được công nhận thì có thể được chuyển vào Dự bị Đại học trong cùng nhóm Ngành.
  2. Nếu đạt được các điều kiện tại [1.] và học thêm thành công hai [02] năm Đại học chính quy thì có thể được
    a] chuyển thẳng vào năm thứ nhất một Trường Đại học trong cùng nhóm Ngành, hoặc
    b] chuyển vào Dự bị Đại học và không bị giới hạn nhóm Ngành.
  3. Nếu Tốt nghiệp hệ Cao đẳng thì có thể được chuyển vào Dự bị Đại học trong cùng nhóm Ngành.
  4. Nếu Tốt nghiệp hệ Cao đẳng và thi chuyển tiếp lên Đại học thành công [Học kỳ thứ 5] thì có thể được chuyển thẳng vào năm thứ nhất một Trường Đại học trong cùng nhóm Ngành.
  5. Nếu đạt được các điều kiện tại [1.] và có Chứng chỉ DSD I hoặc DSD II và xác nhận của Điều phối viên DSD thì có thể được chuyển vào Dự bị Đại học và không bị giới hạn nhóm Ngành.

anabin hướng dẫn như sau:

  1. Tham gia và đỗ Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia 2015 hay 2016 tại một cụm thi do một Trường Đại học chủ trì với các môn thi Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ và một môn tự chọn.
    Tại Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia phải đạt tổng điểm thi tối thiểu là 24 điểm [tính bốn môn thi xét Tốt nghiệp, không nhân hệ số, không cộng điểm khuyến khích] và không môn thi nào dưới bốn [04] điểm.
    Trúng tuyển vào hệ Đào tạo Đại học chính quy tại một Trường Đại học Việt Nam được công nhận,
    thì có thể được chuyển vào Dự bị Đại học trong cùng nhóm Ngành.
  2. Nếu đạt được các điều kiện tại [1.] và học thêm thành công hai [02] năm Đại học chính quy thì có thể được
    a] chuyển thẳng vào năm thứ nhất một Trường Đại học trong cùng nhóm Ngành, hoặc
    b] chuyển vào Dự bị Đại học và không bị giới hạn nhóm Ngành.
  3. Nếu Tốt nghiệp hệ Cao đẳng thì có thể được chuyển vào Dự bị Đại học trong cùng nhóm Ngành.
  4. Nếu Tốt nghiệp hệ Cao đẳng và thi chuyển tiếp lên Đại học thành công [Học kỳ thứ 5] thì có thể được chuyển thẳng vào năm thứ nhất một Trường Đại học trong cùng nhóm Ngành.
  5. Nếu đạt được các điều kiện tại [1.] và có Chứng chỉ DSD I hoặc DSD II và xác nhận của Điều phối viên DSD thì có thể được chuyển vào Dự bị Đại học và không bị giới hạn nhóm Ngành.

Hướng dẫn dành cho Học sinh thi Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 – 2019 và Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2020 trở về sau

Để nộp Hồ sơ thẩm tra APS, đối với những ai vừa tham gia thi Kỳ thi Tốt nghiệp THPT xong, bên cạnh Đơn, lệ phí [150 USD] và các Giấy tờ đơn giản khác chỉ cần nộp:

  1. Bản sao chứng thực và bản dịch công chứng của Giấy chứng nhận Tốt nghiệp THPT hay tương đương.
  2. Bản sao chứng thực và bản dịch công chứng của Giấy chứng nhận kết quả thi Kỳ thi Tốt nghiệp THPT.
  3. Bản sao chứng thực và bản dịch công chứng của Giấy báo trúng tuyển Đại học hay tương đương.
  • Chứng chỉ tiếng Đức hay kết quả TestAS không cần thiết phải nộp trong Hồ sơ APS. Tuy nhiên các Trường Đại học Đức sẽ yêu cầu Chứng chỉ tiếng Đức và kết quả TestAS khi nộp Hồ sơ xin nhập học.
  • Để thẩm tra được nhanh, nên nộp Hồ sơ thẩm tra càng sớm, càng tốt: Trước tháng hai năm sau, sau khi thi Kỳ thi Tốt nghiệp THPT.

Nên dịch công chứng theo các bước sau:

  1. Sao y, chứng thực bản chính Hồ sơ cần sử dụng tại UBND cấp Phường, Xã trở lên.
  2. Dịch công chứng Hồ sơ đã được sao y, chứng thực này sang tiếng Anh hay tiếng Đức tại một Văn phòng dịch thuật công chứng hoặc các Phòng Tư pháp cấp Quận, Huyện trở lên. Tức mỗi bản dịch công chứng sẽ có một bản sao chứng thực được giáp lai lại.

Nhóm Ngành 1   Nhóm Ngành 2
  • Khảo cổ học
  • Lịch sử
  • Lịch sử Mỹ thuật
  • Lịch sử Âm nhạc
  • Triết học
  • Sư phạm
  • Ngôn ngữ học
  • Triết học
  • Xuất bản
  • Ngữ văn học
  • Dịch thuật
Nhóm Ngành 3 Nhóm Ngành 4
  • Mỹ thuật tạo hình/Tạo mẫu
  • Mỹ thuật
  • Âm nhạc
  • Nghệ thuật Sân khấu
  • Tôn giáo học
  • Khoa học Thần học
Nhóm Ngành 5 Nhóm Ngành 6
  • Thiên văn học
  • Tin học
  • Toán học
  • Vật lý
  • Sinh học
  • Hóa sinh
  • Hóa học
  • Hóa thực phẩm
Nhóm Ngành 7 Nhóm Ngành 8
  • Địa lý học
  • Địa chất học
  • Địa vật lý
  • Khí tượng học
  • Khoáng vật học
Nhóm Ngành 9 Nhóm Ngành 10
  • Kinh doanh và Quản trị
  • Chính trị học
  • Luật
  • Xã hội học
  • Xác xuất, Thống kê
  • Du lịch
  • Quản lý hành chính công
  • Dân tộc học
  • Kinh tế
Nhóm Ngành 11 Nhóm Ngành 12
  • Kiến trúc
  • Xây dựng
  • Kỹ thuật Trắc địa
  • Kỹ thuật Cung ứng
  • Kỹ thuật điện
  • Cơ khí chính xác
  • Các Ngành Công nghệ chế tạo máy [Kỹ thuật ô-tô, Kỹ thuật hạt nhân, Kỹ thuật hàng không v. v…]
  • Công nghệ Vật liệu kim loại
  • Vật lý Kỹ thuật
Nhóm Ngành 13 Nhóm Ngành 14
  • Kỹ thuật mỏ
  • Kỹ thuật luyện, đúc kim
  • Công nghệ Hóa
  • Xây dựng Công nhiệp
  • Máy Hóa/Cơ khí Động lực
Nhóm Ngành 15 Nhóm Ngành 16
  • Quá trình Thiết bị
  • Cơ khí vận hành
  • Kỹ thuật Tầu thủy
  • Công nghệ Dinh dưỡng
  • Dinh dưỡng học
  • Công nghệ Chế biến Thực phẩm
Nhóm Ngành 17 Nhóm Ngành 18
  • Công nghệ May và Thời trang
  • Công nghệ Dệt
Nhóm Ngành 19 Nhóm Ngành 20
  • Khoa học vật liệu
  • Công nghệ Vật liệu cao phân tử và tổ hợp
  • Công nghệ Vật liệu kim loại
  • Khoa học nghề làm vườn
  • Nông hóa – Thổ nhưỡng
  • Chăm sóc cây trồng
  • Trồng nho

Xem thêm: Bảng nhóm Ngành [tiếng Đức] [pdf, 61,32 KB]

Các thông tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề