Du lịch và văn hóa chưa bắt tay nhau phunuonline năm 2024

Ở Huế, ông Hồ Tấn Phan không chỉ nổi tiếng là một người mê sách với kho thư tịch đồ sộ, ông còn được biết đến là nhà sưu tầm cổ vật tầm cỡ. Trong mảnh vườn rộng 3.000m2 của ông, bày la liệt những món đồ gốm do ông nhặt nhạnh được trong suốt 30 năm qua.

Ông nói, mọi việc bắt đầu như một “nhân duyên tiền định”. Vốn là thầy giáo làng đam mê lịch sử, nhưng vốn liếng từ sách vở mà ông nghiền ngẫm chưa nghe nói về những “tàng thư” được cất giữ dưới đáy sông. Trong một lần đi làm công việc của bà mụ đỡ đẻ, vợ ông đã nhận được “quà” đền ơn từ một người thợ lặn xóm vạn chài: một chiếc bình gốm cũ được tìm thấy dưới đáy sông Hương. Càng săm soi nhìn ngắm, ông càng thấy bị cuốn hút bởi những chi tiết thể hiện trên bình. Linh tính cho ông biết, đây chính là “chìa khóa” mở thêm một… cánh cửa tìm về quá khứ.

Lần theo dấu vết của chiếc bình, ông mới biết rằng, những người thợ lặn trên sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu trong cuộc mưu sinh tìm sắt thép vụn dưới sông đã “gom” về không ít chiếc om, nồi, đèn, bình vôi, ống nhổ… Ban đầu họ vớt về quăng khắp nơi, ngoài ngõ, ngoài đường, sau “tập hợp” chờ ông đến để bán. Đồng lương nhà giáo ít ỏi nuôi gia đình với bảy đứa con ăn học, ông đã phải dè sẻn mọi chi tiêu để có thể dành tiền mua những món “trời ơi” như vậy.

Ông Hồ Tấn Phan bên gốm cổ

Năm 1977, dù nghỉ dạy vì mất sức, không có thu nhập, nhưng nếu vuột mất một món đồ ưng ý thì ông như người thất tình ngơ ngơ, ngác ngác. Biết tình cảm của chồng, người bạn đời của ông lẳng lặng giúp ông. Những năm 1980, khi các cỗ máy khai thác cát sạn trên sông vào cuộc cũng là lúc số lượng những món đồ trục vớt dưới nước tìm thấy nhiều hơn. Nhưng cũng từ đấy, ông xót xa nhận ra nhiều món còn nguyên đã vô tình bị máy xúc làm gãy vụn. Ông đi nhiều hơn, nhặt nhạnh nhiều hơn mong gom cho bằng hết “những mảnh vỡ thời gian” về để tìm tòi nghiên cứu. Đến nay, ít ai biết rằng, ông đã có được “gia tài” gần 10 ngàn món mà nhiều nhà nghiên cứu… mê mẩn.

Ngoài những món đồ gốm Chu Đậu có niên đại hàng ngàn năm, qua những tài liệu nghiên cứu, ông đã tìm được không ít hiện vật gốm từ thời Đông Sơn, Champa, cho đến thời Lý, Trần, Lê… Thậm chí, còn có cả các hiện vật thời Tống của Trung Quốc và một số ít của Nhật, Pháp… Từ vô số hiện vật chứa đựng những chi tiết đặc trưng, ông tin rằng thời kỳ theo gót Huyền Trân công chúa đi mở đất phương Nam, người Việt không quên mang theo những vật dụng gốm truyền thống văn hóa của dân tộc: bình vôi, ống nhổ, ấm đất… Như bình vôi gắn liền với tục ăn cau trầu của người Việt, ông gom về được hơn 1.000 chiếc với nhiều loại, kích cỡ khác nhau. Những hiện vật có được giúp ông hiểu thêm về những tập tục tế tự, việc làng việc nước, giao tế xã hội của người xưa.

Chia sẻ cảm xúc này tại triển lãm cổ vật theo chủ đề “Dòng sông kể chuyện” diễn ra trong khuôn khổ Festival các làng nghề Huế 2009, ông đã “diễn đạt” với khách tham quan bằng một ngôn ngữ lãng mạn và dễ hiểu: “Dòng sông không kể chuyện bằng ngôn ngữ đời thường mà bằng hiện vật. Nó mang hơi thở thời đại từ mấy ngàn năm trước của tiền nhân”. Vì thế, ông phân loại và chia “bảo tàng” của mình thành tám chuyên đề: Dấu ấn của dòng sông, Mấy ngàn năm trước, Một thời Champa, Thuần phong mỹ tục, Thấp thoáng Thăng Long Đông Đô Hà Nội, Nối đêm vào ngày, Văn hóa ẩm thực, Đời thường xưa nay… Với ông, cổ vật cũng có linh hồn, nhất là với hiện vật gốm chứa đựng nhiều thông tin. Ngoài việc tình nguyện làm hướng dẫn viên khi các công ty du lịch đưa khách đến tham quan tại nhà, ông còn có thể ngồi hàng giờ đàm đạo với những người cùng sở thích.

Nói về niềm đam mê cổ vật dưới lòng sông của nhà sưu tập Hồ Tấn Phan, ông Nguyễn Duy Hiền, Giám đốc Trung tâm Festival Huế cho biết thêm: “Hơn 30 năm làm công việc sưu tầm và nghiên cứu cổ vật dưới lòng sông, ông giáo Hồ Tấn Phan đã trở thành nhà nghiên cứu sở hữu một kho kiến thức đồ sộ về lịch sử đất thần kinh, đặc biệt là thời nhà Nguyễn. Điều quý nhất ở ông chính là lòng đam mê vẫn còn nguyên vẹn cho đến nay và ông cũng sẵn lòng chia sẻ niềm đam mê ấy cho giới trẻ”.

Đã ở vào tuổi “thất thập”, cũng như nhiều nhà sưu tập gắn bó với cổ vật, ông muốn biến căn nhà của mình [28/5 Cao Bá Quát – Huế] thành một bảo tàng gốm nhỏ. Đó cũng chính là điều kiện để ông cùng dòng sông kể chuyện lịch sử, không hẳn chỉ một vài lần mà bất cứ ngày nào khi người yêu Huế có dịp tìm đến đất cố đô.

Đi dọc đồng bằng, Tây Nam Bộ có hệ thống bờ biển rất đẹp và giàu. Mỗi hòn đảo quý giá như một “thỏi bạc lớn”, một “cột mốc chủ quyền”, một “chiến hạm” không thể đánh chìm trên vùng biển của đất nước. Mỗi đảo đều quy tụ nguồn lợi hải sản, di tích lịch sử thuần Việt với văn hóa “làng chài” và văn minh “biển cả”.

Từ đây, hình thành cơ sở hậu cần nghề cá và khai thác du lịch, giúp kinh tế ĐBSCL tăng trưởng “đậm” qua nhiều thời kì. Thế nhưng, tiềm năng biển cả của ĐBSCL được cho là chỉ mới được khai thác một nửa. Phần lớn đang bị ngủ quên dưới đáy đại dương vì nhiều lí do.

Trong 7/13 tỉnh-thành ĐBSCL tiếp giáp với biển thì Kiên Giang được cho là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế biển dẫn đầu vùng. Diện tích rộng hơn 63.290 km², 1 thành phố đảo và 140 hòn đảo nhỏ, tỷ trọng GDP kinh tế biển luôn chiếm 80% GDP toàn tỉnh Kiên Giang.

Trước thách thức về nguồn lợi thủy sản tự nhiên suy kiệt, dẫn đến giảm sút sản lượng đánh bắt, Kiên Giang chuyển hướng sang mô hình nuôi trồng thủy sản ven biển và “nuôi biển”. “Nuôi biển” hiện nay đang là xu hướng tạo nguồn cung nguyên liệu ổn định cho xuất khẩu thủy sản và trọng điểm trong phát triển nghề cá bền vững.

ảnh: phunuonline.com.vn

Thế nhưng đã 01 năm từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 11 về việc giao các khu vực biển nhất định cho các tổ chức, cá nhân sử dụng và khai thác tài nguyên thì Kiên Giang vẫn chưa giao được biển cho doanh nghiệp để “nuôi biển”.

Ông Quảng Trọng Thao – Phó Giám đốc Sở NN&PTNN tỉnh Kiên Giang cho biết khó khăn: "Hiện nay chúng tôi còn tồn trên khoảng 200 bộ hồ sơ của các tổ chức, doanh nghiệp xin đầu tư vào Kiên Giang mà chúng tôi vẫn chưa giải quyết được. Bởi vì quy định của Nghị định số 11 có căn cứ pháp lý cho “nuôi biển” bắt buộc phải có quy hoạch không gian biển hoặc là quy hoạch tích hợp của địa phương. Mà bây giờ về quy hoạch tích hợp thì địa phương còn đang xây dựng, quy hoạch không gian biển thì Bộ TN&MT cũng còn đang làm chưa xong. Chưa xong thì chưa có cơ sở".

Đến vùng biển Đông Hải – Bạc Liêu, nơi có ngư trường rộng lớn trên 16.500km2 nhưng cũng chỉ thu lợi từ nguồn hải sản đánh bắt tự nhiên. Đông Hải có gần 600 phương tiện hoạt động, hàng năm khai thác hơn 50.000 tấn thủy hải sản. Xác định thế mạnh của địa phương là dựa vào tiềm năng của biển để phát triển nhưng các lợi thế thì chưa được khai thác, nhất là các lĩnh vực đánh bắt xa bờ, dịch vụ hậu cần nghề cá, du lịch biển.

Có 2.000 hecta đất rừng phòng hộ thích hợp cho du lịch sinh thái nhưng chưa được đầu tư. Thương hiệu “Muối Bạc Liêu” đậm đà đặc trưng thì gần như chỉ được “truyền miệng” mà chưa tìm được phương thức hợp tác để tìm đầu ra giúp diêm dân.

Ông Hồ Thanh Tuấn – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu cho biết: "Khi nghề làm Muối được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thì huyện đã khuyến khích người dân giữ lại diện tích muối, phải bảo tồn diện tích này để sau này chúng ta phát huy các giá trị kinh tế khác, kết nối du lịch, xây dựng thương hiệu muối, giữ lại ngành nghề truyền thống. Đông Hải có trên 1.150 hecta làm muối thì trung bình một năm lại có vài chục hecta được chuyển đổi".

Một tiềm năng lớn nữa chưa được chạm tới đó là “thu tiền” từ dịch vụ vận tải biển. Đến nay, vùng biển của ĐBSCL vẫn chưa có một cảng biển nước sâu nào thuộc loại IA [1A]. Trong năm 2021, tổng lượng hàng hoá qua cảng biển ĐBSCL là 20,84 triệu tấn, thì chỉ có 1,81 triệu tấn [tương đương 9%] đi trực tiếp qua cảng biển ĐBSCL, trong khi có 19,03 triệu tấn [tương đương 91%] phải qua các cảng biển ở khu vực TPHCM và tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Việc chuyển tải một lượng lớn hàng hoá lên TPHCM và tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu để xuất khẩu, trong khi dư địa dùng để khai thác vận tải biển của ĐBSCL thì vẫn còn ì ạch đã khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu ở ĐBSCL phải tiêu tốn nhiều chi phí vận chuyển.

Bà Trần Thanh Nga – Giám đốc nhà máy chế biến lương thực Thành Tín Sóc Trăng cho biết: "Khi đưa ra các cảng ở khu vực TP HCM thì chi phí rất cao, vô mùa xuất nhiều thì cảng ở TP HCM bị ách tắc. Đôi lúc chậm tiến độ giao hàng thì đối tác nước ngoài họ không hài lòng về mặt hàng gạo của mình".

Du lịch biển ở ĐBSCL đang có tiềm năng lớn nhưng phát triển chưa đồng đều, chủ yếu chỉ tập trung tại đảo Phú Quốc – tỉnh Kiên Giang. Nhiều khu vực có nhiều tiềm năng du lịch biển lớn nhưng chưa được đầu tư khai thác và phát triển tương xứng như: Biển Ba Động [Trà Vinh] Hòn Đá Bạc [ Cà Mau]. Ngành du lịch của các địa phương có biển vẫn chưa xây dựng được những sản phẩm du lịch biển đa dạng, phong phú về chất lượng để thu hút du khách trong và ngoài nước, thiếu những dịch vụ biển đảo đặc sắc có tính cạnh tranh cao.

Ngoài ra, khai thác năng lượng gió, năng lượng sóng triều, năng lượng ánh sáng chỉ mới là thiểu số ở vùng biển ĐBSCL. Song, phải thừa nhận, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng hàng loạt những dự án điện gió đã và đang “đạp sóng” vươn lên tại bãi bồi ven biển đồng bằng Tây Nam Bộ.

Điều này cho thấy năng lượng gió bây giờ không còn đem đến đau thương, mất mát bằng những cơn bão thổi từ biển vào. Gió đã là nguồn thu hút đầu tư của các tỉnh, là tài nguyên thật sự cho ĐBSCL thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển bền vững.

Nói về vấn đề này, ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết: "Nếu hoàn thành trong năm 2022 này nữa thì sẽ được tổng số 850MW, tạo điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh. Tỉnh cũng đề nghị quy hoạch thêm khoảng hơn 10.000MW, quy hoạch chung là trên 25.000MW trên địa bàn, nếu được thì đây sẽ là một nguồn thu rất lớn cho ngân sách tỉnh".

ảnh: giaoduc.net.vn

Công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế biển ở ĐBSCl còn nhỏ lẻ. Việc ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của kinh tế biển. Vốn đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật vùng ven biển, hải đảo còn hạn chế. Biến đổi khí hậu, cùng với việc khai thác tài nguyên quá mức làm cho một số ngành kinh tế biển tăng trưởng chậm lại và có dấu hiệu sụt giảm thay vì lớn mạnh từ biển.

Các chuyên gia cho rằng, Biển luôn gắn với “tính đa dụng”, vì một hệ thống tự nhiên biển có thể làm cảng, làm du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, khai thai thác năng lượng điện gió, bảo tồn thiên nhiên… mà đã gọi là đầu tư thì phải sinh lời. Thế nên, để biển ĐBSCL thu hút được đầu tư, phát triển kinh tế biển thì trước tiên phải bảo đảm hài hòa lợi ích doanh nghiệp và người dân.

Biển cũng cần “tính liên kết”, tạo ra mối liên kết đảo với bờ; bờ với biển; biển với biển để kết nối giao lưu kinh tế [hàng hóa, vật dụng, nhu yếu phẩm...]. Nếu chúng ta xây dựng được các chuỗi: đô thị ven biển, đô thị đảo, đô thị biển trong tương lai thì chắc chắn sẽ tạo ra các “lợi ích kép” là tăng cường liên kết giao thương giữa các hệ thống đảo với nhau và hình thành các trung tâm tích tụ dân số, tạo ra nội lực và nhu cầu tiêu thụ nội vùng, kéo theo khả năng tăng cung cầu thì từ đó sẽ đánh thức tiềm năng vùng biển bạc ĐBSCL.

Mặc dù còn những tiềm năng chưa được chạm tới, nhưng thời gian qua, vùng biển ĐBSCL cũng đang được khai thác và đóng góp quan trọng cho sự phát triển của địa phương, nhất là sau khi Chính phủ công bố Quy hoạch vùng ĐBSCL giai đoạn 2021 – 2030 thì giữa các địa phương đang có những cuộc chạy đua trong phát triển kinh tế biển. Nội dung này sẽ được đề cập trong kỳ 2 của chương trình.

Chủ Đề