Dụng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng

Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực.

Các thế lực đế quốc sử dụng bạo lực để xâm lược và thống trị thuộc địa, đàn áp dã man các phong trào yêu nước. "Chế độ thực dân tự bản thân nó, đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi". Chưa đánh bại được lực lượng và đè bẹp ý chí xâm lược của chúng thì chưa thể có thắng lợi hoàn toàn. Vì thế, con đường để giành và giữ độc lập dân tộc chỉ có thể là con đường cách mạng bạo lực.

Đánh giá đúng bản chất cực kỳ phản động của bọn đế quốc tay sai, Hồ Chí Minh vạch rõ tính tất yếu của bạo lực cách mạng. "Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng, chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền.

Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, coi sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Hồ Chí Minh cho rằng bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng.

Trong thời kỳ vận động giải phóng dân tộc 1940-1945, Người cùng với Trung ương Đảng chỉ đạo xây dựng cơ sở của bạo lực cách mạng bao gồm 2 lực lượng: lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân. Theo sáng kiến của Người, Mặt trận Việt Minh được thành lập. Đó là nơi tập hợp, giác ngộ và rèn luyện lực trong chính trị quần chúng, một lực lượng cơ bản và giữ vai trò quyết định trong tổng khởi nghĩa vũ trang.

Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, nhưng phải "tùy tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp, sử dụng đúng và khéo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị để giành thắng lợi cho cách Mạng"1.

Trong cách mạng tháng Tám, bạo lực thể hiện bằng khởi nghĩa vũ trang với lực lượng chính trị là chủ yếu. Đó là công cụ đập tan chính quyền của bọn Phátxít Nhật và tay sai  giành chính quyền về tay nhân dân.

Trong chiến tranh cách mạng, lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang giữ vị trí quyết định trong việc tiêu diệt lực lượng quân sự địch, làm thất bại những âm mưu quân sự và chính trị của chúng. Nhưng đấu tranh vũ trang không tách biệt với đấu tranh chính trị. Theo Hồ Chí Minh, các đoàn thể cách mạng càng phát triển, quần chúng đấu tranh chính trị càng mạnh thì càng có cơ sở vững chắc để tổ chức lực lượng vũ trang và tiến hành đấu tranh vũ trang.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng khác hẳn tư tưởng hiếu chiến- của các thế lực đế quốc xâm lược. Xuất phát từ tình yêu thương con người, quý trọng sinh mạng con người. Người luôn tranh thủ khả năng giành và giữ chính quyền ít đổ máu. Người tìm mọi cách ngăn chặn xung đột vũ trang, tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, chủ động đàm phán, thương lượng, chấp nhận những nhượng bộ có nguyên tắc.

Việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng. Chí khí không còn khả năng hòa hoãn, khi kẻ thù ngoan cố bám giữ lập trường thực dân, chỉ muốn giành thắng lợi bằng quân sự thì Hồ Chí Minh mới kiên quyết phát động chiến tranh. Tư tưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng nhân đạo, hòa bình thống nhất biện chứng với nhau. Yêu thương con người, yêu chuộng hòa bình, tự do, công lý, tranh thủ mọi khả năng hòa bình để giải quyết xung đột, nhưng một khi không thể tránh khỏi chiến tranh thì phải kiên quyết tiến hành chiến tranh, kiên quyết dùng bạo lực cách mạng, dùng khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng để giành, giữ và bảo vệ hòa bình, vì độc lập, tự do. Đánh giặc không phải là tiêu diệt hết lực lượng, mà chủ yếu là đánh bại ý chí xâm lược của chúng, kết hợp giành thắng lợi về quân sự với giải pháp ngoại giao để kết thúc chiến tranh.

Theo Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc "lực lượng chính là ở dân". Người chủ trương: tiến hành khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân.

Xuất phát từ tương quan lực lượng lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều. Hồ Chí Minh không chủ trương tiến hành kiểu chiến tranh thông thườg, có chiến tuyến rõ rệt, chỉ dựa vào lực lượng quân đội và dốc toàn lực vào một số trận sống mái với kẻ thù mà chủ trương phát động chiến tranh nhân dân, dựa vào lực lượng toàn dân, có lực lượng vũ trang làm nòng cốt, đấu tranh toàn diện với kẻ thù đế quốc với tư tưởng chiến lược tiến công, phương châm chiến lược đánh lâu dài và dựa vào sức mình là chính. Hồ Chí Minh nói: "Không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào thắng lợi được"! .

Toàn dân khởi nghĩa, toàn dân nổi dậy là nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về hình thái bạo lực cách mạng.

Trong chiến tranh, "quân sự là việc chủ chốt", nhưng đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị. "Thắng lợi quân sự đem lại thắng lợi chính trị, thắng lợi chính trị sẽ làm thắng lợi quân sự to lớn hơn"[1]  .

Đấu tranh ngoại giao cũng là một mặt trận có ý nghĩa chiến lược, có tác dụng thêm bạn bớt thù, phân hóa và cô lập kẻ thù. phát huy yếu tố chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, tranh thủ đồng tình ủng hộ của quốc tế. Hồ Chí Minh chủ trương "vừa đánh vừa đàm", "đánh là chủ yếu, đàm là hỗ trợ".

Đấu tranh kinh tế là ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế của ta, phá hoại kinh tế của địch. Người kêu gọi "hậu phương thi đua với tiền phương", coi "ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ", "tay cày tay súng, tay búa tay súng, ra sức phát triển sản xuất để phục vụ kháng chiến".

Chiến tranh về mặt văn hóa hay tư tưởng so với những mặt khác cũng không kém quan trọng.

Mục đích của cách mạng và chiến tranh chính nghĩa là vì độc lập, tự do, làm cho khả năng tiến hành chiến tranh nhân dân trở thành hiện thực, làm cho toàn dân tự giác tham gia kháng chiến.

Trước những kẻ thù lớn mạnh. Hồ Chí Minh chủ trương sử dụng phương châm chiến lược đánh lâu dài.

Tự lực cánh sinh cũng là một phương châm chiến lược rất quan trọng, nhằm phát huy cao độ nguồn sức mạnh chủ quan, tránh tư tưởng bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài. Mặc dù rất coi trọng sự giúp đỡ quốc tế nhưng Hồ Chí Minh luôn đề cao sức mạnh bên trong, phát huy đến mức cao nhất mọi nỗ lực của dân tộc, đề cao tinh thần độc lập, tự chủ.

Độc lập, tự chủ, tự lực tự cường kết hợp với tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế là một quan điểm nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Người đă động viên sức mạnh của toàn dân tộc, đồng thời ra sức vận động, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế to lớn và có hiệu quả cả về vật chất và tinh thần, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đó kháng chiến thắng lợi.

Cách mạng xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng dù dưới hình thức nào, cách mạng cũng không thể đạt tới thành công nếu không sử dụng bạo lực cách mạng.

1. Bạo lực cách mạng là gì?

Bạo lực cách mạng là hành động cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của giai cấp cách mạng vượt qua giới hạn pháp luật của giai cấp thống trị đương thời nhằm lật đổ nhà nước lỗi thời, xác lập nhà nước của giai cấp cách mạng.

– Ta cần hiểu “bạo lực cách mạng” đối lập với “bạo lực phản cách mạng”.

Bạo lực cách mạng là của giai cấp bị trị, là đối trọng với bạo lực phản cách mạng của giai cấp thống trị.

– Ta cũng không nên nhầm lẫn giữa “bạo lực cách mạng” với “bạo lực” thuần túy.

Bạo lực cách mạng không nhất thiết là sử dụng trực tiếp các phương tiện vũ khí [súng, đại bác, pháo hạm…], không nhất thiết là vây bắt, bỏ tù…

Mà bạo lực cách mạng trong nhiều trường hợp là sự phẫn nộ, ý chí quật khởi của quần chúng nhân dân trong việc sẵn sàng đáp trả kiên quyết các hành vi phản cách mạng.

2. Vì sao bao lực cách mạng là tất yếu?

Phân tích đặc điểm của nhà nước tư sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, V. I. Lênin đi tới kết luận về tính tất yếu phổ biến của cách mạng bạo lực: Nhà nước tư sản bị thay thế bởi nhà nước vô sản [chuyên chính vô sản] không thể bằng con đường [tự] tiêu vong được, mà chỉ có thể, theo quy luật chung, bằng một cuộc cách mạng bạo lực.

Điều đó là tất yếu vì những lý do chủ yếu sau:

Giai cấp thống trị lỗi thời không bao giờ tự nguyện từ bỏ địa vị thống trị của mình. Trước phong trào cách mạng của quần chúng, lợi ích bị uy hiếp, nó sẵn sàng sử dụng quyền lực của nhà nước với bộ máy bạo lực để đàn áp phong trào cách mạng, đó là bạo lực phản cách mạng.

Như thế, do có bạo lực phản cách mạng thường xuyên đàn áp và đe dọa đàn áp, nên nhất thiết phải có bạo lực cách mạng. Để lật đổ giai cấp thống trị và giành chính quyền, giai cấp bị trị không còn cách nào khác là phải dùng đến bạo lực.

Như C. Mác khẳng định, bạo lực là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới, bạo lực là công cụ mà sự vận động xã hội dùng để tự mở đường cho mình và đập tan những hình thức chính thức cứng đờ và chết.

Trong lịch sử nhân loại, chưa có giai cấp cách mạng nào giành được chính quyền nhà nước bằng con đường phi bạo lực, ngay cả khi cách mạng được thực hiện dưới hình thức tương đối hòa bình, khi giai cấp thống trị lỗi thời không còn đủ khả năng sử dụng bạo lực để giữ nhà nước của nó.

Giai cấp cách mạng muốn giành chính quyền, ngay trong trường hợp đó vẫn phải dùng bạo lực làm hậu thuẫn, làm điều kiện [tức là không dùng trực tiếp] để sẵn sàng đập tan sự phản kháng của giai cấp thống trị nếu nó dùng bạo lực phản cách mạng để chống lại.

Trong thực tế có tồn tại khả năng đưa cách mạng xã hội tiến lên bằng phương pháp hòa bình, kể cả “con đường nghị trường”. Những người mác-xít không phủ nhận khả năng này trong khi khẳng định tính tất yếu của cách mạng bạo lực.

Song, phương pháp hòa bình có có thể được bảo đảm khi có sức mạnh của phong trào quần chúng, tức là bạo lực cách mạng, làm hậu thuẫn.

Xu thế từ đối đầu chuyển sang đối thoại hiện nay không hề phủ nhận quan điểm mác-xít về cách mạng bạo lực. Bởi xu thế đó được tạo ra chính là do sự lớn mạnh của các phong trào cách mạng và hòa bình, bởi tương quan lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng.

Trong khi không ngớt rêu rao về sự cần thiết phải giải quyết xung đột bằng con đường đối thoại, nhưng lực lượng đế quốc không ít lần đã sử dụng bạo lực hết sức tàn nhẫn ở nhiều khu vực trên thế giới để áp đặt quan điểm “hòa bình”, “dân chủ”, “nhân quyền” của họ. Ví dụ điển hình gần đây nhất là việc Mỹ và liên quân đã tấn công quân sự vào Iraq [2003], hậu thuẫn cho các thế lực gây ra chiến tranh ở Lybia [2011], Syria [2011]…   

Bạo lực của giai cấp bị trị là tất yếu để chống chọi với bạo lực của giai cấp thống trị. Ảnh: Pinterest.

3. Cách mạng xã hội trong thời đại ngày nay

Ngày nay, sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ tư [cách mạng 4.0], sự biến đổi phức tạp của các trào lưu cách mạng… đã có tác động mạnh mẽ tới khả năng nổ ra và thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Trong bối cảnh đó, những nhà lý luận tư sản đã lớn tiếng bác bỏ lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Bởi vậy, việc bổ sung, phát triển sáng tạo những quan niệm về cách mạng nói chung, về cách mạng xã hội chủ nghĩa nói riêng, trở nên hết sức cấp bách.

Hiện nay, tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất đạt trình độ cao, khiến cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không thể không biến đổi. Nó đang tạo ra trạng thái của nền sản xuất xã hội mà C. Mác gọi là “những hình thái quá độ từ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sang phương thức tập thể”.

Nhưng, sự chuyển hóa như vậy diễn ra trong khuôn khổ chế độ tư bản chủ nghĩa, nên không khắc phục được mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa cao với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất.

Nó chỉ làm cho mâu thuẫn đó phát triển thêm dưới một hình thái mới.

Những xung đột xã hội biểu hiện mâu thuẫn nói trên đã không thể khắc phục trong điều kiện chủ nghĩa tư bản phát triển cao, kể cả trong những nước thực hiện cái gọi là “chính sách xã hội phồn vinh”. Đồng thời, khi lực lượng sản xuất ngày càng mang tính chất quốc tế hóa, mâu thuẫn giữa lao động và tư bản ngày càng mở rộng ra trên phạm vi thế giới.

Cùng với những tiền đề vật chất – kỹ thuật và kinh tế, xã hội tư bản chủ nghĩa phát triển cũng làm cho các tiền đề khác của chủ nghĩa xã hội từng bước chín muồi, trong đó phải kể đến việc nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực sáng tạo của quần chúng lao động. Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, cuộc đấu tranh cho dân sinh, dân chủ với mức độ ngày càng cao tương xứng với trình độ phát triển của xã hội hiện đại vẫn không ngừng diễn ra.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, việc vận dụng những thành quả của nó vào trong đời sống kinh tế – xã hội đã làm xuất hiện nhu cầu ngày nay phải xã hội hóa về sở hữu, về quản lý, nâng cao đời sống của nhân dân như là những xu hướng khách quan trong sự phát triển của xã hội hiện đại.

Trước những đòi hỏi đó, chủ nghĩa tư bản đã tìm mọi cách tự điều chỉnh trên một loạt vấn đề:

– Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các công ty, tập đoàn để cho phép một bộ phận công nhân mua được cổ phần;

– Xây dựng trong xã hội một đội ngũ chuyên gia quản lý ngày càng đông đảo làm thuê cho giai cấp tư sản;

– Ở một loạt nước, giai cấp tư sản buộc phải thực hiện chính sách điều tiết thu nhập với mức lũy tiến cao…

Tuy nhiên, tình hình đó không làm mất đi mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân và các tầng lớp lao động khác trong xã hội. Sự điều chỉnh ấy không hề làm giảm đi sự phân cực giữa giai cấp tư sản ngày càng giàu lên nhanh chóng với giai cấp công nhân và những người nghèo khổ không thoát khỏi tình cảnh làm thuê cho nhà tư sản.

Muốn  thoát khỏi tình cảnh đó, giai cấp công nhân và nhân dân lao động chỉ có phương hướng giải quyết duy nhất đúng đắn là: Phải biến toàn bộ tư liệu sản xuất thành của cải xã hội, làm cho mọi người thực sự trở thành chủ thể quản lý quá trình sản xuất, toàn bộ sản phẩm mà xã hội làm ra thuộc về nhân dân.

Việc hiện thực hóa đầy đủ các yêu cầu đó chỉ có thể đạt được trong chủ nghĩa xã hội.

Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là cần thiết để khắc phục một cách căn bản những đối kháng giai cấp, tạo ra những tiền đề khách quan để lý tưởng xã hội chủ nghĩa được thực hiện. Hình thức cách mạng đó như thế nào, điều đó còn tùy thuộc điều kiện lịch sử cụ thể.  

8910X.com

Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần comment để bọn mình có thể giải đáp khi thời gian cho phép nhé!

Bài liên quan:

  • //lamgiautrithuc11.blogspot.com/2
  • //www.phutho.gov.vn/P

Video liên quan

Chủ Đề