Đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống là gì

Năm 6 tuổi, bố mẹ dẫn ra con sông gần nhà dạy tôi tập bơi. Bố bảo: "Con muốn bơi được trước hết phải bị uống nước vài lần". Tôi khá sợ nhưng vẫn phải nghe lời . Khi bố bảo: nhảy xuống đây, tôi nhảy và thế là chìm xuống tận đáy, vừa lúc có bàn tay bố nâng lên mặt nước. Tôi khóc và không tập bơi, bố bảo: "Cuộc sống có rất nhiều thứ con muốn, không gì tự dưng đến, để đạt được phải hành động, rèn luyện".

Tôi đã bớt sợ hơn và thực hiện cú nhảy lần hai, bố dặn thêm: "Nếu chìm xuống dưới nước hãy ngậm miệng lại, mở to đôi mắt, cố hết sức tìm đến nơi bố đứng". Lập tức 1, 2, 3, nhảy: chỉ nghe được tiếng "bõm" cũng như lần trước và lại chìm xuống đáy. Tôi cố mở to đôi mắt đã nhìn thấy chân bố dưới nước, nhưng để đến được đó không dễ. Tôi cố vùng vẫy dưới nước, chân đạp loạn xạ cố hết sức bò đến ôm chân bố ngoi lên mặt nước. Qua thời gian nhiều lần cố gắng luyện tập tiếp sau đó, cơ bản tôi đã biết bơi.

Học lớp 1, tôi thường mách mẹ mỗi khi bị bạn bắt nạt. Mẹ bảo thưa với cô giáo, về sau không được đánh nhau nữa, bạn nào đánh thì nhịn bỏ đi chỗ khác, gặp bọn bạn đó hãy tránh xa. Tôi đã làm như lời mẹ dặn nhưng bạn không tha cứ bắt nạt mãi. Từ đó mẹ thường xuyên đưa đón đến trường. Mỗi khi không có mẹ đi cùng tôi lại bị bắt nạt. Về sau bố gọi lại bảo: "Con hãy tự bảo vệ chính mình, không ai có thể suốt đời bảo vệ con mãi được".

Tôi xin: "Hay bố xin chuyển con sang trường khác học nhé, con sợ lắm".

Bố bảo: "Đây không phải là cách tốt nhất, nhỡ con qua trường khác lại bị bạn bắt nạt, không nhẽ bố tiếp tục chuyển trường nữa à”. Thế là bố dạy tôi rèn luyện sức khỏe để "con tự bảo vệ cho chính mình cả bây giờ và sau này khi trưởng thành". Qua thời gian dài luyện tập cùng bố, tôi đã khỏe hơn nhiều, có thêm lòng can đảm đối mặt với những bạn bắt nạt tôi.

Tôi ham chơi hơn ham học, mỗi khi có điểm 10 về khoe cùng bố mẹ, mẹ khen con trai giỏi và thưởng tiền ăn bánh kẹo, còn bố chỉ mỉm cười. Có lẽ bố biết được điểm này không phải do chính tôi làm được.

Khi được điểm 6-7 mẹ cho vài roi vào mông, bố vẫn cười: "Với bố, con học thế là giỏi rồi, đó là điểm số phản ánh thực lực chính bản thân con. Cố lên, rèn luyện dần dần con sẽ có điểm 9,10 thường xuyên hơn".

Bố hiếm khi cho tiền và dạy tôi đồng tiền tạo ra luôn gắn liền với mồ hôi, sức lao động. Bố giao tôi làm vệ sinh máy móc, bơm, vá xe gắn máy, xe đạp, bơm gas quẹt tại nhà... Sau mỗi buổi làm việc được bố thưởng ít tiền.

Năm 17 tuổi, một căn bệnh ập đến khiến tôi nói không ra tiếng, giọng the thé rất khó nghe. Bố mẹ dẫn tôi chạy chữa trong Nam ngoài Bắc vẫn không khỏi. Tôi lục lọi khắp các tiệm sách, báo, tạp chí cũ, Internet... bất cứ tài liệu nào liên quan tới căn bệnh của mình và tìm được một phương pháp tập luyện phát âm. Trên một năm kiên trì, giọng nói của tôi đã dần trở lại như xưa. Tôi gọi điện về nhà báo tin mừng, bố mẹ không nhận ra giọng nói của tôi. Không buông xuôi, phó mặc cho số phận và kết quả tôi đã chiến thắng.

Khi ra trường, công việc thất bại, người yêu cũng ra đi, tưởng chừng tôi không vượt qua nổi, tự thầm oán trách sao mọi khó khăn cuộc sống lại luôn dồn dập đến. Ngẫm lại lời dạy của bố: "Mỗi lần vấp ngã hãy tự đứng lên và đi tiếp", tôi đã từng bước lấy lại thăng bằng dần bằng khả năng, ý chí tự lập, không khuất phục trước hoàn cảnh đã được bố huấn luyện từ nhỏ và đã thành công hơn trong cuộc sống.

THIÊN HOÀNG [Bình Dương]

Phóng to
Trần Huy Cường [phải] hướng dẫn học viên học vi tính tại Trung tâm Giáo dục lao động - xã hội tỉnh Ninh Thuận - Ảnh: Văn Kỳ

Năm nay Cường 36 tuổi, tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh Trường ĐH dân lập Hùng Vương năm 2003. Sau những chuyến làm ăn thất bại từ năm 2008, Cường sa vào con đường nghiện...

Từ thiên đàng xuống địa ngục

Sau tốt nghiệp đại học, Cường làm việc trong công ty sản xuất bao bì của gia đình. Được một thời gian, Cường quyết định tìm kiếm hướng đi mới cho cuộc đời bằng cách qua Singapore vừa học vi tính, vừa làm thêm ở các nhà hàng kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Sau ba năm bôn ba đất khách quê người, Cường cầm được tấm bằng tin học BIT. Cường cho biết: “Vi tính là đam mê của mình và mình quyết tâm thực hiện điều đó bằng chính năng lực của bản thân chứ không muốn dựa dẫm vào ai cả”.

Về nước, Cường thành lập công ty riêng ở TP.HCM, chuyên cung cấp các thiết bị vi tính và ăn nên làm ra. Có chút vốn liếng, Cường - cũng như nhiều bạn trẻ khác lúc này - đầu tư vào thị trường chứng khoán. Năm 2008 thị trường chứng khoán chao đảo, công ty cũng phá sản theo. “Mình chán nản, muốn quên hết tất cả, quên đi thời gian cho qua ngày qua tháng nên đã tìm đến ma túy...” - Cường tâm sự. Gia đình phát hiện và đưa Cường đi cai nghiện ở một vài nơi trong TP.HCM nhưng không thành công.

Tháng 6-2012, Cường được gia đình đưa đến Trung tâm Giáo dục lao động - xã hội tỉnh Ninh Thuận.

Giúp đỡ người đi sau

Sau một năm cai nghiện, Cường không trở về TP.HCM mà quyết định ở lại trung tâm “để làm một điều gì đó” cho nơi đã giúp Cường tìm lại chính mình. Được sự ủng hộ từ bố mẹ và vợ con, Cường xin giám đốc trung tâm cho mở một phòng máy vi tính để đào tạo nghề cho các học viên đang cai nghiện.

Cường đầu tư 10 dàn máy vi tính cho trung tâm và trở thành giảng viên. Phòng máy vi tính mở cửa bảy buổi sáng trong tuần với hơn 80 học viên theo học, từ căn bản tới nâng cao. Nhìn Cường chăm chút cho từng học viên không ai tưởng tượng cách đó không lâu, chính Cường phải vất vả cai nghiện tại nơi này.

Anh Võ Thái Nguyên [35 tuổi, học viên cai nghiện] cho biết: “Đây là lần đầu tiên mình tiếp xúc với máy vi tính. Lúc đầu còn nhiều bỡ ngỡ nhưng được anh Cường hướng dẫn tận tình nên bây giờ mình đã biết nhiều thứ. Anh Cường chính là tấm gương gần gũi nhất để sau khi cai nghiện mình làm lại cuộc đời”.

Cường tâm sự: “Mình từng vấp ngã và đứng lên được, vì vậy mình hiểu tâm lý của anh em, biết động viên họ đến với điều tốt đẹp. Đối với Cường, việc ở lại trung tâm hướng dẫn anh em cách sử dụng máy vi tính giống như mình được chia sẻ. Cường muốn anh em đồng cảnh ngộ tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống qua việc học tập và có một nghề sau khi ra đời”.

Các cán bộ trung tâm nói về Cường: “Một chàng trai có lý tưởng, có nghị lực, có tấm lòng rộng mở vì mọi người. Chúng tôi không kỳ thị những người vấp ngã, chúng tôi chỉ muốn xem cách họ đứng dậy như thế nào thôi”.

VĂN KỲ

Cuộc sống vốn chính là một hành trình dài mà trên cuộc hành trình đó có những khó khăn, thử thách và cả những niềm vui hạnh phúc.Và đương nhiên đi trên con đường đó,tuổi trẻ của chúng ta chắc chắn sẽ có lúc vấp ngã,có lúc thất bại và tưởng như mọi thứ đều quay lưng với bản thân mình.Thế nhưng việc vấp ngã hay thất bại chưa hẳn là điều xấu cũng chắc chắn không phải là ta đã hoàn toàn thua cuộc mà những lúc đó chính là lúc thử thách ý chí,thử thách lòng quyết tâm,thử thách sự kiên trì đến cùng của ta.Chỉ khi ta đứng lên sau những lần vấp ngã,ta mới có thể thấy được: Sau mỗi lần vấp ngã là một lần ta trưởng thành hơn,sau mỗi lần thất bại là một bài học kinh nghiệm cho ta trở nên lớn mạnh hơn.Có câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công", suốt quãng đường đời này ta nhất định sẽ có lúc vấp ngã,những lúc sai lầm ,những lúc khó khăn đến mức dường như chẳng thể nào đứng lên nổi,dường như mọi thứ quanh ta chỉ là một khoảng tối đen mịt mờ.Những lúc đó,ta phải đứng lên,nhất định phải đứng lên ,dù khó khăn đến đâu chỉ cần không bỏ cuộc thì chắc chắn sẽ có cách giải quyết ,dù thất bại như thế nào thì ta cũng có thể vực dậy được ,dù có ngã đau thế nào,theo thời gian cũng sẽ nhạt nhòa đi.Chỉ cần ta cố gắng đứng lên,tiến về phía trước thì mọi khó khăn rồi cũng sẽ qua và sẽ đem về cho ta những thành quả ngọt ngào.Chúng ta còn trẻ ,một tuổi trẻ đưng chờ đợi ta,cớ sao không nỗ lực để có một tuổi trẻ rực rỡ,một tuổi trẻ mà nai này không còn gì đáng hối hận mà chỉ mảy may nhìn mãi vào những thất bại ,những sai lầm và những lần đau do vấp ngã đã ở quá khứ kia rồi? Thế mới nói việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống mang ý nghĩa thực sự quan trọng ,đó chính là cách để tháo nút thắt mở ra cánh cổng tươi đẹp mới ,là mở đầu của niềm tin tươi đẹp và những chiến thắng vẻ vang.Dám nhìn nhận quá khứ và học hỏi từ nó,từ đó làm cho bản thân trở nên tốt đẹp hơn,rạng ngời hơn,hoàn thiện hơn.Đó chính là một cách sống đẹp mà chúng ta - những thể hệ trẻ của đất nước cần hướng đến.

Cuộc sống vốn chính là một hành trình dài mà trên cuộc hành trình đó có những khó khăn, thử thách và cả những niềm vui hạnh phúc.Và đương nhiên đi trên con đường đó,tuổi trẻ của chúng ta chắc chắn sẽ có lúc vấp ngã,có lúc thất bại và tưởng như mọi thứ đều quay lưng với bản thân mình.Thế nhưng việc vấp ngã hay thất bại chưa hẳn là điều xấu cũng chắc chắn không phải là ta đã hoàn toàn thua cuộc mà những lúc đó chính là lúc thử thách ý chí,thử thách lòng quyết tâm,thử thách sự kiên trì đến cùng của ta.Chỉ khi ta đứng lên sau những lần vấp ngã,ta mới có thể thấy được: Sau mỗi lần vấp ngã là một lần ta trưởng thành hơn,sau mỗi lần thất bại là một bài học kinh nghiệm cho ta trở nên lớn mạnh hơn.Có câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công", suốt quãng đường đời này ta nhất định sẽ có lúc vấp ngã,những lúc sai lầm ,những lúc khó khăn đến mức dường như chẳng thể nào đứng lên nổi,dường như mọi thứ quanh ta chỉ là một khoảng tối đen mịt mờ.Những lúc đó,ta phải đứng lên,nhất định phải đứng lên ,dù khó khăn đến đâu chỉ cần không bỏ cuộc thì chắc chắn sẽ có cách giải quyết ,dù thất bại như thế nào thì ta cũng có thể vực dậy được ,dù có ngã đau thế nào,theo thời gian cũng sẽ nhạt nhòa đi.Chỉ cần ta cố gắng đứng lên,tiến về phía trước thì mọi khó khăn rồi cũng sẽ qua và sẽ đem về cho ta những thành quả ngọt ngào.Chúng ta còn trẻ ,một tuổi trẻ đưng chờ đợi ta,cớ sao không nỗ lực để có một tuổi trẻ rực rỡ,một tuổi trẻ mà nai này không còn gì đáng hối hận mà chỉ mảy may nhìn mãi vào những thất bại ,những sai lầm và những lần đau do vấp ngã đã ở quá khứ kia rồi? Thế mới nói việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống mang ý nghĩa thực sự quan trọng ,đó chính là cách để tháo nút thắt mở ra cánh cổng tươi đẹp mới ,là mở đầu của niềm tin tươi đẹp và những chiến thắng vẻ vang.Dám nhìn nhận quá khứ và học hỏi từ nó,từ đó làm cho bản thân trở nên tốt đẹp hơn,rạng ngời hơn,hoàn thiện hơn.Đó chính là một cách sống đẹp mà chúng ta - những thể hệ trẻ của đất nước cần hướng đến.

Video liên quan

Chủ Đề