Dưới 15 tuổi có được mở tài khoản ngân hàng

Khi đã đến tuổi có thể mở cho mình một tài khoản ngân hàng, thì câu hỏi “Ngân hàng nào làm thẻ ATM dưới 18 tuổi?” được rất nhiều các bạn trẻ quan tâm. Dưới thời đại 4.0 này, nhu cầu mở thẻ ATM để giao dịch tăng đáng kể, nhưng với đối tượng đặc biệt là những người dưới 18 tuổi, liệu có phải ngân hàng nào cũng cấp thẻ ATM? Trong bài viết dưới đây, Công ty Tư vấn luật Innosight, xin giúp các bạn giải đáp thắc cho câu hỏi trên. 

ATM là viết tắt của từ tiếng Anh “Automated Teller Machine”, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “máy giao dịch tự động” – một thiết bị dùng để thực hiện các giao dịch [gửi, nạp, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ, vấn tin tài khoản, đổi PIN, tra cứu thông tin thẻ hoặc các giao dịch khác]. Người sử dụng máy ATM để giao dịch cần thông qua thẻ ATM.

Các loại thẻ ATM

Thẻ ghi nợ cho phép chủ thẻ giao dịch theo thỏa thuận giữa chủ thẻ và ngân hàng trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi [nếu có] trên tài khoản.

Thẻ tín dụng cho phép chủ thẻ chi trước, hoàn tiền sau trong hạn mức được ngân hàng cho phép. Thẻ tín dụng được dùng để thanh toán tiền hàng hóa/ dịch vụ; nạp, rút tiền mặt. 

Thẻ trả trước cho phép chủ thẻ giao dịch trong phạm vi số tiền được nạp vào thẻ. 

Bài viết liên quan  Bị loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự

Thẻ trả trước vô danh được sử dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp tại Việt Nam tại thiết bị chấp nhận thẻ. Chủ thẻ không được sử dụng thẻ này để thực hiện giao dịch trên Internet, ứng dụng trên thiết bị di động và cũng không được dùng để rút tiền mặt.

Thẻ được sử dụng để thực hiện giao dịch theo thỏa thuận của chủ thẻ và ngân hàng. 

Khi Thông tư 19/2016/TT-NHNN còn hiệu lực, chỉ có cá nhân từ đủ 18 trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mới được sử dụng cả thẻ ghi nợ, thẻ trả trước lẫn thẻ tín dụng. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi dù có tài sản riêng thì cũng chỉ được sử dụng thẻ ghi nợ [không được thấu chi] và thẻ trả trước.

Nhưng đến Thông tư 28/2019/TT-NHNN, cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được sử dụng cả thẻ ghi nợ, tín dụng và thẻ trả trước. 

Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi cũng được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ trả trước với điều kiện được người đại diện theo pháp luật [cha, mẹ] của người đó đồng ý bằng văn bản. 

Các bước mở thẻ ATM cho người dưới 18 tuổi:

  • Bước 1: Đi đến chi nhánh ngân hàng bạn muốn mở thẻ ATM.
  • Bước 2: Nhân viên sẽ đưa cho bạn các mẫu đơn xin mở thẻ và yêu cầu bạn điền đầy đủ thông tin theo mẫu đơn theo sự hướng dẫn của nhân viên ngân hàng. Lưu ý trước khi giao lại tờ đơn, kiểm tra kỹ các thông tin trên tờ khai và chữ kí trong mẫu đơn phải chính xác để có thể sử dụng các thủ tục rút tiền sau này.
  • Bước 3: Sau đó nộp đơn cùng CMND hoặc CCCD của bạn cho nhân viên kiểm tra lại.
  • Bước 4: Nộp tiền phí làm thẻ ATM [ một số ngân hàng sẽ miễn phí dịch vụ này ].
  • Bước 5: Nhận giấy hẹn ngày lấy thẻ, thường là sau 7 ngày làm việc là bạn đã có thẻ ATM.
Các ngân hàng nào làm thẻ atm dưới 18 tuổi
  • Đối với loại thẻ ghi nợ, người dưới 18 tuổi đều có thể làm loại thẻ này ở hầu hết các ngân hàng.
  • Đối với loại thẻ trả trước, một số ngân hàng phát hành thẻ này cho người dưới 18 tuổi là SHB, ACB, Nam Á, LienVietPostbank, VIB, Sacombank, VPBank, Vietinbank, Eximbank…
  • Đối với loại thẻ tín dụng, do đặc tính khác biệt so với hai loại còn lại, các ngân hàng tương đối hạn chế cấp loại thẻ này cho người dưới 18 tuổi là Sacombank, DongA Bank, Eximbank, Maritime Bank, ACB, Citibank,…
  • Đặc biệt Sacombank còn có dịch vụ thẻ 4Student, là dịch vụ dành riêng cho học sinh, sinh viên. 

Xem thêm bài viết “Thành lập công ty trọn gói” tại chuyên mục “Dịch vụ doanh nghiệp

Mã PIN có thể hiểu đơn giản là mật khẩu để xác minh người sử dụng khi truy cập vào tài khoản bằng thẻ ATM. Trước khi thực hiện các giao dịch trong thẻ, bạn buộc phải đổi mã PIN tại các cây ATM của ngân hàng. 

Việc thay đổi mã PIN sau khi nhận được thẻ nhằm bảo mật cho tài khoản của bạn. Nếu chẳng may mã PIN của bạn bị lộ, người có ý đồ xấu sẽ kiểm soát số tiền trong tài khoản của bạn, một khi chiếc thẻ ATM của bạn rơi vào tay họ. Vì vậy, bạn không được tiết lộ mã PIN cho bất cứ ai. 

Dù bạn lần đầu đi rút tiền, chưa biết cách sử dụng cây ATM thì tuyệt đối cũng đừng nhờ người lạ rút tiền hộ. Việc này để tránh lộ thông tin, mật khẩu thẻ của bạn. Nếu bạn không thể nhờ người thân hướng dẫn thì bạn có thể lật mặt sau của thẻ, gọi điện theo đường dây nóng của ngân hàng và nhờ nhân viên của họ hướng dẫn.

Internet banking là dịch vụ ngân hàng trực tuyến, giúp bạn có thể thực hiện giao dịch của mình ở bất cứ đâu thông qua mạng mà không phải đến quầy giao dịch. Vì sự tiện lợi của nó, bạn nên đăng ký dịch vụ Internet Banking và cũng để quản lý tài khoản ngân hàng của mình tốt hơn. 

  • Bước 1: Khi bị nuốt thẻ, trước hết bạn hãy bình tĩnh lại và kiểm tra chắc chắn rằng bạn đã bị nuốt thẻ bằng cách bấm bất cứ phím bấm nào trên cây ATM. Nếu thẻ vẫn không được nhả thì xác định là thẻ đã bị nuốt. 
  • Bước 2: Gọi điện theo số hotline của ngân hàng đó để thông báo bạn đã bị nuốt thẻ.
  • Bước 3: Sau khi nghe những thông tin mà bạn cung cấp, ngân hàng sẽ hẹn đến phòng giao dịch để nhận lại thẻ. Khi đó bạn hãy nhớ mang Chứng minh nhân dân đi để được nhận lại thẻ.     

Trên đây là những thông tin về làm thẻ ATM cho người dưới 18 tuổi, trả lời cho câu hỏi “Ngân hàng nào làm thẻ ATM cho người dưới 18 tuổi?”, hi vọng bạn sẽ cảm thấy hữu ích. Tuy nhiên, để đảm bảo về việc hiệu quả sử dụng và đảm bảo quyền lợi cá nhân bạn nên tìm hiểu lựa chọn mở dòng thẻ ATM phù hợp với đối tượng dưới 18 tuổi.

Để được đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý của Innosight tư vấn cụ thể, đầy đủ và chuẩn xác nhất về quy định mới nhất của luật lao động về nghỉ việc, vui lòng liên hệ theo thông tin của công ty:

Bạn đang xem bài viết “Ngân hàng nào làm thẻ atm dưới 18 tuổi? Vietcombank? BIDV? Vietinbank” tại chuyên mục “Kiến thức chung”

Ngày 26/12/2016, Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 32/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều về hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Thông tư 32/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/03/2017.

Theo đó, sửa đổi quy định về đối tượng mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:

– Cho phép trẻ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được mở tài khoản thanh toán mà không cần phải có tài sản riêng như quy định hiện hành;

– Bổ sung thêm đối tương cá nhân là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cũng được mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.

Ngoài  ra, Thông tư cũng sửa đổi khái niệm về chủ tài khoản thanh toán của tổ chức “Chủ tài khoản thanh toán của tổ chức là tổ chức mở tài khoản” để phù hợp với quy định tại Nghị định 80/2016/NĐ-CP .

  • Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán cá nhân phải có đủ những nội dung chủ yếu sau:
  • Thông tin về chủ tài khoản, bao gồm:

– Đối với cá nhân là người Việt Nam: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại; số thẻ căn cước công dân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu còn thời hạn, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và nơi ở hiện tại; thuộc đối tượng người cư trú hay người không cư trú;

– Đối với cá nhân là người nước ngoài: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại; số hộ chiếu còn thời hạn, ngày cấp, nơi cấp, thị thực nhập cảnh; địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài và nơi đăng ký cư trú tại Việt Nam; thuộc đối tượng người cư trú hay người không cư trú.

  • Lưu ý: Đối với trường hợp cá nhân mở tài khoản thanh toán thông qua người người giám hộ, người đại diện theo pháp luật: thông tin về người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản, bao gồm:

– Trường hợp người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản là cá nhân, các thông tin về người giám hộ, người đại diện theo pháp luật được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

– Trường hợp người giám hộ của chủ tài khoản là tổ chức, các thông tin gồm tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính, địa chỉ giao dịch, số điện thoại, số fax [nếu có]; lĩnh vực hoạt động, kinh doanh; người đại diện hợp pháp của tổ chức đó.

  • Mẫu chữ ký của chủ tài khoản hoặc người đại diện theo pháp luật, người giám hộ và những người khác có liên quan [nếu có] trên chứng từ giao dịch với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  • Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán của tổ chức phải có đủ những nội dung chủ yếu sau:

– Tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính, địa chỉ giao dịch, số điện thoại, lĩnh vực hoạt động, kinh doanh;

– Thông tin về người đại diện hợp pháp của tổ chức mở tài khoản thanh toán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

– Thông tin về kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán [nếu có] của tổ chức mở tài khoản thanh toán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

– Mẫu chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức mở tài khoản, mẫu dấu [nếu có], mẫu chữ ký của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán [nếu có] của tổ chức mở tài khoản thanh toán.

Thông tin chi tiết Quý khách hàng vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 32/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 26/12/2016.

Video liên quan

Chủ Đề