Em hay giải thích tại sao không nên kết hôn giữa những người có họ hàng trong phạm vi ba đời

Hồi xưa, ở thôn quê, địa bàn sinh sống gói gọn trong làng xã, trai gái làng thường quen biết, phải lòng nhau, tiến đến hôn nhân. Có khi nhà trai, nhà gái cách chỉ một con mương, ho một tiếng cũng nghe, nhà này xào nấu là nhà kia cũng “no mùi”. Rước dâu phải tìm đường xa xa, có quay phim, chụp ảnh càng phải rước dâu vòng vèo để cảnh sắc được phong phú. “Nhất cự ly, nhì tốc độ”, những cuộc tình gần có vẻ luôn “xuôi chèo mát mái”? 

Thật ra không hẳn cự ly gần là thuận. Khi người lớn hai bên giáp mặt, không ai phải giới thiệu vì đã quá rõ về nhau, cảnh ngang trái mà các cặp đôi chung làng sợ nhất là “phụ mẫu nhìn bà con”. “Bà con mà, gả cưới gì”, đã chốt bằng câu đó thì khỏi có mà thương thảo, hứa hẹn gì được nữa. Mâm trầu cau, trà rượu bèn ôm về. Lắm khi chẳng phải huyết thống gần gũi gì, kiểu “bà con bắn đại bác ba ngày chưa tới”, chỉ là cháu ông cháu bà, hoặc nếu kết sui gia thì lệch vai lệch vế xưng hô đâm ngại. Mấu chốt ở vấn đề nhạy cảm là chê chàng rể xấu trai, chơi bời, nhậu nhẹt; chê “cha nhiều vợ, con nhiều dòng” hay không “môn đăng hộ đối”. Không ưng bụng mà nói thẳng sợ mích lòng, thành ra viện cớ “bà con” để khỏi gả, chờ mối khác “thơm” hơn. 

Nhưng nếu thực sự là bà con của nhau thì sao? Họ gần họ xa đong đếm thế nào cho đúng?

“Tụi mày là bà con, không gả cưới gì hết!”

Trường hợp cụ thể, Nhật Tân và Kim Ánh[*] yêu nhau, nhưng đến 90% người trong dòng họ phản đối. Căng nhất là hai bà ngoại của Tân và Ánh, vì hai bà là chị em ruột của nhau. “Cháu ngoại của hai chị em ruột có kết hôn với nhau được không?”, câu hỏi này được gửi đến luật sư Vũ Thị Hoài Vân [Đoàn Luật sư TP.HCM], và câu trả lời là: “Được”. 

Luật sư Hoài Vân tư vấn, điểm d khoản 2 điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định cấm hành vi “Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”.

Theo điều 3 của luật này, những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau [khoản 17]; những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba [khoản 18].

Ai cũng biết luật pháp cấm kết hôn đối với những người họ hàng trong phạm vi ba đời, nhưng trong từng trường hợp cụ thể, cũng “rối não” với phép tính chỉ ba dòng ấy. Thậm chí có người bảo thủ, cố chấp, không muốn tính, không muốn hiểu, vì từ đầu đã cho rằng cuộc tình ấy là bậy bạ, là thương luân bại lý. Luật sư Hoài Vân tỉ mẩn vẽ sơ đồ gia phả đối với trường hợp cặp đôi Tân và Ánh. Theo đó, thân sinh của bà ngoại Tân và bà ngoại Ánh được tính là đời thứ nhất [là gốc], ông bà ngoại Tân - ông bà ngoại Ánh là đời thứ hai, cha mẹ Tân - cha mẹ Ánh là đời thứ ba, Tân và Ánh là đời thứ tư. 

Do Tân và Ánh không phải họ hàng trong phạm vi ba đời, và cả hai đã đủ tuổi, đang không có vợ/chồng... nên hôn nhân của cặp đôi được tôn trọng và pháp luật bảo vệ. Ngay cả kết hôn giữa người họ hàng thuộc đời thứ ba với người thuộc đời thứ tư cũng nằm trong hành lang pháp luật cho phép. Thừa nhận tính hợp pháp khi Tân và Ánh đến với nhau, ước mong xây đắp gia đình đồng nghĩa với 90% họ hàng của Tân và Ánh đã phạm vào điều cấm “cản trở kết hôn”. 

Ảnh minh họa

Vùng tối của người lớn - vực thẳm của đôi trẻ

Vẻ hồn nhiên, nhu mì và tình cảm chân thành của Ánh đã giúp Tân cải thiện dần tính ham chơi, ăn xài phung phí hình thành từ bé trong gia đình có điều kiện. Lần bắt gặp Tân và Ánh lén lút hẹn hò ngoài bờ sông, người hàng xóm loan tin, cả họ hàng gần xa bàn tán rùm beng. Không ai chấp nhận hai người bà con gần như thế lại quan hệ yêu đương với nhau. Ba mẹ Tân đổ cho Ánh là tẩm bùa mê thuốc lú khiến con trai mình không còn phân định đúng sai. Ba mẹ Ánh thì gợi lại chuyện Tân vỡ nợ để chứng tỏ Tân chỉ giả vờ yêu Ánh hòng lợi dụng tiền bạc. 

Cuộc họp đại gia đình được tổ chức mà không có sự tham dự của hai nhân vật chính: Tân và Ánh. Người chủ trì là hai bà ngoại lớn tiếng phán: “Thời này loạn à? Nghĩ sao hai chị em mà lại thành bà ngoại sui của nhau? Rồi hai đứa bây là bạn dì ruột lại ngồi sui với nhau còn thể thống gì? Tụi bây cưng chiều thả cửa riết con cháu điên loạn hết, nói không nghe”. Các bên cãi cọ, khích bác nhau cả buổi, cuối cùng hai bà ngoại chốt là cấm tiệt hai cháu gặp nhau và lệnh con nhà ai nấy dạy, gả cưới liền cho ai khác càng tốt để tụi nó sớm từ bỏ mối tình “quái thai”. 

Vốn tính hiền lành, ngoan ngoãn, nhưng trước sự cố chấp của người lớn, Ánh cũng nhiều lần phân tích, bảo vệ quan điểm của mình và người yêu, rằng hai đứa không làm gì sai. “Ngoại cấm cản vì ngoại đứng ở vị trí của ngoại, nhìn lên ông bà cố thì thấy họ hàng quá gần. Mà thực ra người cưới nhau là hai đứa cháu mà, là cách hai bậc thang nữa, nên đâu còn trong vòng cấm kỵ”. Người lớn không ai thèm nghe đôi trẻ phân bày, cứ phủ đầu là ngoan cố, ngông cuồng. Mẹ Ánh còn thường xuyên dọa tự tử vì quá nhục nhã với đứa con gái dại dột, cứng đầu. Cứ bắt gặp Tân hẹn hò Ánh là hai nhà mắng chửi xối xả, khiến Tân không còn lễ phép, chuyện trò hoạt bát như xưa. 

Hai nhà ngăn cấm, kiểm soát, lấy điện thoại, nhốt trong nhà, khóa xe giấu chìa khóa, không cho tiền [Ánh đang học đại học]... Sức ép tinh thần không làm Tân và Ánh nản chí bỏ cuộc. Đôi trẻ nuôi ý định bỏ trốn để tìm cuộc sống yên bình và được bên nhau. Áp lực hai gia đình càng đẩy nhanh tiến trình yêu đương của họ. Trạng thái tâm lý căng thẳng và buông xuôi đã đưa đến những biến cố ngoài ý muốn khác: Ánh phải bỏ dở việc học vì trốn đến một nơi xa xôi, bị gia đình cắt viện trợ, thu nhập từ công việc lao động phổ thông của cả hai không đủ cho Ánh đóng học phí. Và trong bức tranh tối màu đó, một bào thai dần tượng hình trong bụng Ánh...

“Tai vách mạch rừng”, gia đình biết được tin này đã tìm đến dụ dỗ Ánh quay về, người lớn đã nghĩ lại và chấp nhận tình cảm hai đứa. Nhưng khi biết được mục đích chính của gia đình chỉ là ép Ánh phải phá bỏ cái thai, Ánh lại một lần nữa trốn đi... Trong khi Tân hết lòng chăm sóc chia sẻ cho “vợ”, vất vả làm ngày làm đêm để vừa đóng tiền trọ, vừa trang trải cuộc sống gia đình, vừa tích lũy tiền nuôi con, thì hai người lớn cứ nguyền rủa và trông cho cặp đôi đói quá không chịu nổi sẽ “trồi đầu về”. Họ đắc thắng trên sự bất hạnh của con trẻ. Người nào trong họ mà thương cảm, lén lút gửi tiền cho cặp đôi “bất trị” đó, không khéo còn bị từ mặt.

Không ít cặp đôi đã đưa nhau đi trốn để được bên nhau. Ảnh minh họa

Đành rằng ở tuổi trưởng thành, Tân và Ánh đã phải tự chịu trách nhiệm những chọn lựa của mình, nhưng trong việc sa chân vào vực thẳm nghèo khó hiện tại có một phần từ sự lạnh lùng, nhẫn tâm của người lớn. Họ hàng đông người nhưng lại để con cháu bơ vơ, đơn độc vì không ai thực sự là điểm tựa. Họ dùng quyền uy của người có công sinh đẻ, nuôi nấng, sẵn sàng bịt mắt bịt tai trước suy nghĩ và nguyện vọng của con, đoạt luôn quyền thiết kế cuộc đời con từ ăn mặc, học hành, nghề nghiệp, công việc đến chọn bạn đời. Nếu họ chịu để pháp lý soi sáng và một chút mở lòng, thì hạnh phúc của đại gia đình có phải đã đậu sẵn trước cửa nhà mình?

Hôn nhân là do hai chủ thể quyết định trên cơ sở tình yêu và pháp lý. Nếu có sự bất đồng từ bên ngoài, thì việc cùng nhau bỏ nhà đi xây dựng cuộc sống riêng chỉ là giải pháp chẳng đặng đừng và khi không còn đường nào khác. Họ phải trả giá quá đắt vì thiếu lộ trình chuẩn bị về kiến thức, tài chính, sức khỏe, kỹ năng xây dựng gia đình... Khi tình yêu và hôn nhân tự nguyện bị cản trở, cặp đôi có thể thẳng thắn, mạnh mẽ và kiên trì cất lên tiếng nói của mình, đồng thời nhờ sự hỗ trợ của người có hiểu biết và uy tín trong dòng họ, bạn bè; nhờ luật sư, chuyên gia tâm lý, hội phụ nữ... để có tính khách quan, tăng sức mạnh thuyết phục đại gia đình. 

Tô Diệu Hiền


 [*]: tên nhân vật trong bài đã được thay đổi

Họ hàng cách nhau mấy đời thì được kết hôn? Tính như thế nào để biết là có được kết hôn không? Họ hàng bên nội, bên ngoại cách nhau mấy đời thì được phép đăng ký kết hôn với nhau?

Trong một xã hội dân chủ người ta được tự do yêu đương, được tự do theo đuổi hạnh phúc của mình. Tuy nhiên có một số quan hệ được pháp luật điều chỉnh mà mỗi công dân cần phải tuân thủ sự điều chỉnh đỏ, trong đó có quan hệ hôn nhân gia đình, cụ thể hơn là việc có được kết hôn trong phạm vi họ hàng, và họ hàng trong phạm vi bao nhiêu đời thì mới được phép kết hôn.

Luật cho phép bạn được phép tự do yêu đương, tự do tìm kiếm tình yêu, nhưng vẫn cần tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn, và không được phạm vào những điều mà luật cấm, đó không chỉ là về quan hệ pháp luật mà còn liên quan đến cả phong tục tập quán và cả những quan hệ thuộc về đạo đức xã hội hiện diện trên đất nước ta. Vậy để trả lời cho câu hỏi liệu việc kết hôn trong phạm vi họ hàng vì có trái với quy định pháp luật không và họ hàng cách nhau mấy đời thì mới được kết hôn?

→ Để được tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn, tư vấn luật hôn nhân trực tuyến miễn phí, vui lòng gọi cho chúng tôi qua Hotline: 1900.6568.

1. Là họ hàng thì có được phép kết hôn không?

Để bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình của Việt Nam, pháp luật quy định những trường hợp cấm kết hôn tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:

– Cấm kết hôn giả tạo, tức là kết hôn không phải vì để xây dựng hạnh phúc gia đình mà nhắm vào những mục đích khác chẳng hạn như là để xuất nhập cảnh, nhập quốc tịch…

– Cấm hành vi cản trở hoặc cưỡng ép, lừa dối người khác thực hiện kết hôn hoặc ly hôn.

– Cấm kết hôn khi chưa đủ độ tuổi mà pháp luật quy định [tảo hôn].

– Cấm chung sống như vợ chồng với người đang có vợ hoặc chồng, hoặc  người đang có vợ hoặc chồng mà sống chung như vợ chồng với người khác.

– Cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

– Cấm yêu sách, đòi hỏi về của cải một cách vô lý trong việc kết hôn, chẳng hạn như thách cưới, hoặc yêu cầu của hồi môn quá cao.

Xem thêm: Giải quyết mối quan hệ sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn

– Cấm thực hiện việc mang thai hộ, sử dụng kỹ thuật sinh sản vì mục đích thương mại, cấm lựa chọn giới tính của thai nhi, sinh con bằng hình thức sinh sản vô tính.

– Cấm mọi hành vi bạo lực gia đình, kể cả bạo lực thể chất hay bạo lực tinh thần.

– Cấm lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động hoặc vì hành vi trục lợi khác.

Như vậy việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu trực hệ có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời là điều mà luật không cho phép. Đặt trường hợp ngược lại là có quan hệ họ hàng nhưng ở ngoài phạm vi 3 đời này thì vẫn được phép kết hôn.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Việc luật cấm kết hôn khi có họ hàng trong phạm vi ba đời có thể có nhiều nguyên do, trong đó có thể kể đến một vài lý do tiêu biểu như sau:

– Về mặt sinh học, di truyền: việc kết hôn trong phạm vi ba đời sẽ ảnh hưởng rất xấu đến thế hệ sau, do việc kết hôn trong phạm vi ba đời về mặt sinh học sẽ khiến tỷ lệ gen đồng hợp tăng, dị hợp giảm, điều này khiến các gen lặn có hại có điều kiện để biểu hiện ra ngoài thành biểu hiện như là cơ thể bị dị tật, sức đề kháng yếu, tỷ lệ tử vong cao, ngoài ra còn khiến cho tỷ lệ các bệnh di truyền như mắc các bệnh di truyền như bệnh Đao, mù màu, bạch tạng, bại não, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh nguy hiểm có tỷ lệ xuất hiện cao hơn, điều này có thể là nguyên nhân trực tiếp gây thoái hóa giống nòi dân tộc.

Xem thêm: Điều kiện kết hôn? Hồ sơ và thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất

– Về mặt truyền thống, văn hóa: kết hôn khi trong quan hệ họ hàng gần [phạm vi ba đời] sẽ ảnh hưởng xấu tới truyền thống văn hóa dân tộc, do việc kết hôn trong họ hàng có thể nói là mang tính chất loạn luân, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục.

Con số ba đời là một phạm vi đã được tính toán để đảm bảo được tính toán để đảm bảo phù hợp về mặt di truyền, để bảo vệ giống nòi và thế hệ sau, cũng là khoảng thế hệ để đảm bảo không ảnh hưởng đến văn hóa của đất nước.

→ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568 – Một cuộc gọi, giải quyết mọi vấn đề pháp luật.

2. Như nào là phạm vi họ hàng ba đời trong quan hệ hôn nhân gia đình?

Như đã biết, họ hàng có phạm vi ngoài phạm vi ba đời thì luật không cấm kết hôn, vậy như thế nào là như thế nào? Về cơ bản, họ hàng trong phạm vi ba đời sẽ được hiểu như sau: Coi bạn và các anh, chị, em ruột của bạn là đời thứ nhất; vậy các con của bạn và con của các anh, chị, em ruột của bạn sinh ra sẽ là đời thứ hai; các cháu ruột của bạn và các cháu họ do con của bạn và con của các anh, chị, em ruột của bạn sẽ là đời thứ ba; các thế hệ tiếp theo sẽ là đời thứ tư, thứ năm, thứ sáu,…

Luật chỉ cấm kết hôn trong phạm vi ba đời, như vậy từ đời thứ tư trở đi kết hôn thì sẽ không coi là vi phạm pháp luật. Ví dụ: A và B quen nhau nhưng khi cả hai cùng nhau về ra mắt hai bên gia đình thì lại phát hiện ra ông ngoại của A và bà nội của B lại là anh em ruột. A và B băn khoăn không biết liệu việc tiến tới hôn nhân có bị coi là vi phạm pháp luật không. Vậy trong mối quan hệ của A và B, coi ông cố đẻ ra ông ngoại của A và bà nội của B là đời thứ nhất; như vậy ông ngoại của A và bà nội của B là đời thứ hai; mẹ của A và bố của B là họ hàng đời thứ ba; A và B là đời thứ tư. Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, nếu A và B có kết hôn thì cũng không thể coi là vi phạm pháp luật.

3. Quy định về điều kiện kết hôn hợp pháp

Ngoài không vi phạm những điều cấm của luật thì một cuộc hôn nhân chỉ được coi là hợp pháp khi hai bên nam, nữ đáp ứng được những điều kiện sau đây:

– Về độ tuổi: Luật hôn nhân và gia đình quy định về độ tuổi kết hôn hợp pháp đối với nam là từ đủ 20 tuổi và với nữ là từ đủ 18 tuổi, đây là độ tuổi mà nam và nữ đã có thể trang bị đủ cho mình những kiến thức tối thiểu về việc kết hôn cũng như là đã đến tuổi vị thành niên và có thể tự chịu trách nhiệm đối với mỗi quyết định của cuộc đời mình.

– Về mặt ý chí: Nam nữ phải hoàn toàn tự nguyện khi tiến tới hôn nhân, do mục đích của hôn nhân là để chung sống xây dựng hạnh phúc gia đình như vậy nếu nam nữ không tự nguyện đến với nhau thì mục đích của hôn nhân liệu còn có thể đạt được. Do vậy ý chí tự nguyện tiến tới hôn nhân của cả hai bên là một điều kiện bắt buộc phải có.

Xem thêm: Điều kiện kết hôn với sĩ quan quân đội? Thủ tục kết hôn với bộ đội?

– Về mặt năng lực hành vi dân sự: Khi kết hôn hai bên nam nữ đều phải có đầy đủ năng lực hành vi dân dự. Điều này được quy định như là để đảm bảo hai người kết hôn đều xác định được ý chí của mình hoàn toàn tự nguyện và cũng là để họ có thể tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình khi kết hôn. Do hôn nhân và quan hệ vợ chồng, quan hệ gia đình là thuộc về vấn đề nhân thân do vậy chỉ có những người trong cuộc mới có thể tự đưa ra quyết định của mình, chính vì vậy khi đăng ký kết hôn cả hai người đều phải đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Như vậy khi kết hôn, nếu không vi phạm vào điều cấm mà luật quy định và đạt được những điều kiện kết hôn trên thì cuộc hôn nhân này mới được coi là kết hôn hợp pháp.

→ Mọi vấn đề thắc mắc khác về pháp luật hôn nhân vui lòng liên hệ Hotline: 1900.6568 – Tổng đài tư vấn luật hôn nhân và gia đình trên toàn quốc.

TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

4. Tư vấn trường hợp kết hôn với người có họ hàng

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi có thắc mắc vấn đề sau mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi và người đó muốn kết hôn, nhưng lại biết cùng chung dòng họ. Cụ cố người đó là mẹ ruột của bà cố nội người đó và bà nội tôi. Vậy chúng tôi mỗi người là mấy đời? Có bị luật pháp cấm kết hôn không?Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Theo điều 10, Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy đình các trường hợp cấm kết hôn “giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời…”

Xem thêm: Tuổi kết hôn là gì? Độ tuổi đăng ký kết hôn đối với nam và nữ năm 2022?

Tại điểm c.3 mục 1 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân gia đình năm 2000 nêu rõ: “Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha mẹ với con, giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại. Giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất, anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ cùng mẹ khác cha là đời thứ hai, anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba”.

Theo quy định nói trên, trường hợp của bạn được hiểu như sau: Tính từ một gốc sinh ra, cụ nội bạn là đời thứ 1; bà nội bạn và bà cố của người yêu bạn là đời thứ hai; bố bạn và ông nội của người yêu bạn là đời thứ ba; còn bạn là đời thứ tư và người yêu bạn là đời thứ năm.

Như vậy, bạn và bạn gái không cùng nằm trong phạm vi 3 đời theo Luật hôn nhân và gia đình quy định nên không thuộc trường hợp cấm kết hôn. Về mặt pháp luật, các bạn có quyền được đăng ký kết hôn mà không bị coi là vi phạm.

Nếu quyết tâm đến với nhau, hai bạn cần liên hệ trực tiếp với Ủy ban nhân dân xã phường nơi một trong hai người có hộ khẩu thường trú để được hướng dẫn về thủ tục đăng ký kết hôn.

→ Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo! Để được hỗ trợ tư vấn pháp luật trực tuyến, lắng nghe ý kiến chính thức từ Luật sư, quý khách hàng vui lòng gọi cho chúng tôi qua Tổng đài Luật sư: 1900.6568

Video liên quan

Chủ Đề