Game thoái vốn ảnh hưởng gì đến cổ phiếu

Trong những phiên giao dịch gần đây, cổ phiếu FIC của Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 [FICO], đơn vị sở hữu hàng loạt các nhà máy xi măng lớn, được giới đầu tư để ý khi SCIC thoái vốn.

FIC sở hữu nhiều nhà máy xi măng lớn, cung cấp xi măng cho thị trường miền Nam và vùng Đông Nam Bộ

Với các phiên tăng giảm liên tiếp, thanh khoản nhiều phiên lên tới 100 nghìn cổ phiếu mỗi phiên, FIC đang được giới đầu tư chú ý với game thoái vốn lớn từ SCIC-Tổng Công ty Đầu tư Kinh doanh vốn Nhà nước. SCIC hiện nay nắm giữ 40% FIC và sẽ thoái vốn trong năm 2021. Ngoài ra còn một số cổ đông khác. Giới đầu tư đánh giá FIC sẽ là cổ phiếu khá hấp dẫn bởi hoạt động của Tổng Công ty nhiều triển vọng.

FICO tiến hành IPO vào ngày 19/08/2016, đã chào bán 25.006.300 cp với giá 10.502 đồng/cp và chính thức chuyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần từ ngày 01/10/2016 với số vốn điều lệ 1.270.000.000 đồng.

Trong số 127.000.000 cổ phiếu phổ thông đang lưu hành có 50.864.400 cổ phiếu hạn chế giao dịch bao gồm 50.800.000 cổ phiếu thuộc sở hữu của Công ty CP Đầu tư Xuân Cầu bị hạn chế chuyển nhượng đến 01/10/2021 số còn lại thuộc sở hữu của nhân viên công ty.

FIC hoạt động trên 3 lĩnh vực chính. Thứ nhất là lĩnh vực xi măng – bê tông: Công ty con của Fico là CTCP Xi măng Fico Tây Ninh. Xi măng FiCO là một trong 3 thương hiệu xi măng hàng đầu tại khu vực phía Nam với thị phần khoảng 12%. FICO hiện có 3 nhà máy đang hoạt động sản xuất, tổng công suất khoảng 2,3 triệu tấn xi măng gồm: Nhà máy Xi măng Tây Ninh công suất 1,4 triệu tấn clinker và 1.2 triệu tấn xi măng/năm; Nhà máy Xi măng FiCO công suất 800.000 tấn xi măng/năm; Nhà máy Xi măng Bình Dương với 300.000 tấn xi măng /năm.

Lĩnh vực khoáng sản, sản lượng khai thác mỏ đá hiện tại là 3,6 triệu m3 đá hàng năm. FICO sở hữu mỏ cát trắng [trữ lượng khoảng 20 triệu tấn, diện tích 265 ha] chất lượng cao tại Cam Ranh, Khánh Hòa. Đây là nguồn nguyên liệu cung cấp để sản xuất kính nổi cho VGI và VGC, sản lượng nhà máy hiện tại là 250 nghìn tấn/năm. Các sản phẩm của FIC phân phối tại các khu vực Đông Nam Bộ, các tỉnh miền Tây, Tây Nguyên và xuất khẩu sang Campuchia, Đông Timor, Myanmar. Tổng công suất cung cấp bê tông là 660 m3/giờ, doanh số tương đương 1.200.000 m3/năm. Thị trường xuất khẩu chính của FIC là EU, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia..

Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm cho thấy FIC lãi kỷ lục, tổng lợi nhuận trước thuế 76,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt 14,3 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ là 71,4 tỷ đồng gấp 03 lần cùng kỳ năm ngoái…Việc tăng giá nguyên vật liệu xây dựng nhất là giá xi măng, cát, sỏi… đã khiến cho tình hình kinh doan của FIC nói riêng và nhiều doanh nghiệp trong ngành tiếp tục tăng trưởng mạnh

Theo ông Lương Đức Long, Phó Chủ tịch-Tổng thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam [VNCA], việc tăng giá này đã được các doanh nghiệp cân nhắc và tính tới từ cuối năm 2020 dựa trên sự cân đối chi phí đầu vào, đầu ra của sản phẩm và khả năng bán hàng của doanh nghiệp. Việc điều chỉnh tăng giá của các doanh nghiệp vào thời điểm này là hợp lý bởi chi phí nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất xi măng như than, điện, xăng dầu, thạch cao, các loại phụ gia, vỏ bao, giá cước vận chuyển và giá nhân công liên tục tăng giá.

FIC nằm trong danh sách game thoái vốn của SCIC được đánh giá tiềm năng trong năm 2021

Ông Long cho biết thêm hiện nay giá xi măng đến tay người tiêu dùng tại khu vực phía Bắc dao động từ 1,2 đến 1,3 triệu đồng/ tấn, tại khu vực miền Nam giá bán từ 1,5 đến 1,6 triệu đồng/ tấn sản phẩm. Lý giải về tình trạng giá xi măng tại khu vực miền Nam cao hơn miền Bắc theo ông Long là do sản xuất tại chỗ của miền Nam không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Mỗi năm phải chuyển từ miền Bắc vào miền Nam khoảng 15 đến 16 triệu tấn xi măng.

Sản xuất tại chỗ không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường cùng với việc phải chịu cước phí vận chuyển cao từ Bắc vào Nam nên giá xi măng tại miền Nam cao hơn là điều dễ hiểu. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho cổ phiếu của toàn ngành tăng mạnh…

Xi măng cũng là nhóm ngành được đánh giá được hưởng lợi từ chủ trương đẩy mạnh đầu tư công của Chính phủ, do đó cổ phiếu FIC nói riêng và ngành xi măng đã tăng trưởng mạnh trong thời gian trở lại đây.

Bên cạnh đó, yếu tố khác kích thích sự hưng phấn của những mã cổ phiếu này chính là kết quả kinh doanh tích cực của các doanh nghiệp trong ngành. Tăng mạnh nhất phải kể tới cổ phiếu BCC của Xi măng Bỉm Sơn, thị giá chốt phiên 9/9 đạt 19.400 đồng/cp, tăng đến 50% so với cách đây 2 tháng.Tương tự, cổ phiếu Xi măng VICEM Hoàng Mai [HOM] cũng tăng 46%. Ngoài ra, danh sách còn có cổ phiếu HT1 của Xi măng VICEM Hà Tiên 1 đạt 22.000 đồng/cp, tăng mạnh trong nhiều phiên vừa qua…

Các CTCK dự báo với tình hình nguồn nguyên vật liệu tiếp tục khan hiếm do dịch bệnh, nhóm cổ phiếu vật liệu xây dựng sẽ tiếp tục hưởng lợi trong năm 2021-2022.

Tác giả: Hà Phương

[ĐTCK] Bên cạnh thông tin thật hỗ trợ thì theo dấu tin đồn và phân tích, dự đoán các kịch bản có thể xảy ra trước khi hành động đã giúp nhiều nhà đầu tư ăn trọn sóng tăng mạnh.

Trước hết, tin đồn giúp giá cổ phiếu tăng có yếu tố thuận lợi là thị trường chứng khoán đang thu hút dòng tiền mạnh mẽ, “cân” hết các yếu tố tác động tiêu cực và liên tiếp đẩy thị trường lên các vùng điểm cao mới. Nhờ lực cầu này, các cổ phiếu có thông tin tích cực, kể cả tin đồn, cũng có thể thu hút dòng tiền. Theo đó, giá cổ phiếu tăng vọt so với mặt bằng chung và không ít mã cổ phiếu khác điều chỉnh.

DIG: Kỳ vọng chuyển nhượng dự án

Gần đây, DIG của Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng là một trong những cổ phiếu thu hút sự quan tâm của thị trường khi giá tăng lên “đầu” 3. Thông tin hỗ trợ là lãnh đạo doanh nghiệp đăng ký mua thêm 10 triệu cổ phiếu, nối tiếp đợt gom hàng vài chục triệu cổ phiếu đã được công bố trước đó.

Giá cổ phiếu tiếp tục tăng khiến không ít nhà đầu tư tiếc nuối bởi bán ra ở vùng 18.000 - 23.000 đồng/cổ phiếu vì cho rằng đã hết “game” thoái vốn của cổ đông lớn.

Thực tế, cổ đông lớn Dragon Capital và Chứng khoán Bản Việt đã thoái cổ phiếu DIG tại vùng giá 23.000 đồng/cổ phiếu, sau khi giá có diễn biến tăng mạnh [giá cổ phiếu thường tăng trước khi cổ đông lớn thoái vốn].

Trái lại, không ít nhà đầu tư cho rằng, DIG sẽ bắt đầu sóng tăng mới và vùng giá 23.000 đồng/cổ phiếu là chân của con sóng lớn. Các yếu tố có thể thúc đẩy giá cổ phiếu duy trì đà tăng trước tiên đến từ khả năng phải nâng tỷ lệ sở hữu của lãnh đạo cấp cao tại DIG nhằm giữ được tỷ lệ chi phối khi có thêm cổ đông lớn khác xuất hiện là Him Lam.

Hiện tại, không rõ các lãnh đạo cấp cao của DIG có thực sự bị áp lực về khả năng mất quyền kiểm soát doanh nghiệp hay không, nhưng theo công bố thông tin, các nhân sự và tổ chức có liên quan đến chủ tịch doanh nghiệp liên tục tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu trong giai đoạn vừa qua.

Yếu tố thứ hai là các tin đồn về việc DIG sẽ chuyển nhượng một số dự án, kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận đột biến trong năm 2020 và 2021. Một số nhà đầu tư ước tính, DIG có thể thu về hơn 3.000 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng này, tương ứng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu [EPS] trên 10.000 đồng.

Đi kèm với đó là thông tin DIG bán cổ phiếu quỹ lãi hơn 96% sau 7 tháng mua vào; lợi nhuận năm 2020 ước đạt 720 tỷ đồng, vượt 8% kế hoạch; kế hoạch năm 2021 dự kiến tăng trưởng mạnh với lợi nhuận 1.500 tỷ đồng, tăng 115,27% và tỷ lệ cổ tức dự kiến là 20%...

Yếu tố hỗ trợ khác là cơ cấu cổ đông DIG cô đặc, lượng cổ phiếu trôi nổi trên thị trường chỉ khoảng 10% và khả năng doanh nghiệp sớm chi trả cổ tức 10% năm 2019.

PVD: Hưởng lợi từ giá dầu tăng

Giá cổ phiếu PVD của Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí đã tăng 21% trong tuần đầu tiên của năm 2021, đóng cửa cuối tuần qua tại 19.650 đồng/cổ phiếu, mang lại cảm xúc hân hoan cho nhà đầu tư và kỳ vọng giá sẽ đạt “đầu” 3 trong thời gian tới.

Câu chuyện được nhìn nhận ở PVD là doanh nghiệp hưởng lợi từ xu hướng giá dầu hồi phục, dự báo các giàn khoan có nhiều việc làm hơn trong năm 2021 và lợi nhuận quý IV/2020 có thể đột biến dù trước đó doanh nghiệp đã đưa ra ước tính kết quả kinh doanh năm 2020.

Về triển vọng hoạt động năm 2021, PVD cho biết, tất cả các giàn khoan tự nâng của doanh nghiệp đều có việc làm, đặc biệt là từ quý II khi sẽ có thêm giàn khoan tiếp trợ PV Drilling V thực hiện hợp đồng dài hạn đã ký với Brunei Shell Petroleum [BSP].

BSR: Thoái vốn nhà nước và chuyển sàn

Trong nhóm dầu khí, giá cổ phiếu BSR của Công ty cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn trên sàn UPCoM tăng hơn 15% trong 1 tuần và tăng 48% trong 1 tháng gần nhất. Dù vậy, BSR vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng giá. Một nhóm nhà đầu tư chia sẻ, họ đang bám theo dòng tiền vào BSR, nhất là khi trên thị trường có thông tin về việc doanh nghiệp sẽ chuyển sàn niêm yết và thoái vốn nhà nước.

Thực tế, trong tháng 11/2020, BSR đã rút hồ sơ niêm yết trên HNX và cho biết sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch này khi các điều kiện về thị trường chung và nội tại của Công ty phù hợp hơn. Còn kế hoạch thoái vốn nhà nước là một trong những nhiệm vụ mà Hội đồng quản trị BSR đặt trọng tâm thực hiện [cổ đông nhà nước đang sở hữu 92,12% cổ phần tại BSR].

POW: Thoái vốn công ty con

Game thoái vốn của cổ đông lớn, hay thoái vốn nhà nước luôn thu hút nhà đầu tư, bởi đa phần cổ phiếu đều tăng giá mạnh. Cổ phiếu POW của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP đang được kỳ vọng tương tự từ khả năng thoái vốn nhà nước và ghi nhận lãi cao trong quý cuối năm 2020.

Cụ thể, trong quý IV/2020, giới đầu tư kỳ vọng POW sẽ có lợi nhuận đột biến từ việc được Tập đoàn Điện lực Việt Nam thanh toán 600 tỷ đồng. Theo Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng, thông tin này đã được xác thực bởi POW, doanh nghiệp nhận đủ số tiền cũng như hoàn thành thủ tục.

Diễn biến tăng mạnh của giá cổ phiếu POW còn đến từ chất xúc tác từ việc doanh nghiệp công bố thông tin về việc đang thực hiện các bước để thực hiện thoái vốn tại Công ty cổ phần Máy - Thiết bị Dầu khí [PVM].

POW là công ty mẹ, sở hữu 51,58% cổ phần, tương ứng gần 200 tỷ đồng trên vốn điều lệ 386,386 tỷ đồng của PVM. Công ty con này được ví như “gà đẻ trứng vàng” cho POW, sở hữu các liên doanh hàng năm đem về khoản lợi nhuận gần 100 tỷ đồng và nhiều khu “đất vàng” tại Hà Nội.

Giá vốn đầu tư của POW tại PVM dưới mệnh giá, nên nhà đầu tư kỳ vọng thoái vốn có thể đạt lợi nhuận vài trăm tỷ đồng. Chưa kể, tài sản của PVM là những bất động sản có giá trị. Kế hoạch thoái vốn tại PVM trong 2020 chưa thực hiện sẽ được POW tiếp tục trong 2021 là cơ sở để các nhà đầu tư kỳ vọng.

TDH: Tin đồn thâu tóm

Công ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức [TDH] có lẽ là sự tiếc nuối cho bước đi sớm của nhiều nhà đầu tư khi phân tích các kịch bản có thể diễn ra ở doanh nghiệp, nhưng có lẽ không thể ngờ được thông tin về việc TDH có thể bị truy thu thuế 400 tỷ đồng. Chính thông tin này đã cắt đà tăng giá của cổ phiếu TDH trước đó và quay đầu giảm mạnh.

Một số nhà đầu tư lao vào bắt đáy TDH ngay sau thông tin “TDH tiến hành khiếu nại, khởi kiện quyết định của Cục Thuế TP.HCM”. Sự tự tin này đến từ tin đồn trên thị trường về việc có đợt gom mua thâu tóm mới ở TDH. Tin đồn được củng cố khi tỷ lệ sở hữu của các lãnh đạo chủ chốt tại TDH không lớn.

Nguồn: tinhnhanhchungkhoan.vn

Video liên quan

Chủ Đề