Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 65


Lời giải chi tiết

1. Dưới đây là một số từ có tiếng cộng và tiếng đồng và nghĩa của chúng. Em có thể sắp xếp những từ nào vào mỗi ô trong bảng phân loại sau:

– Cộng đồng: những người cùng sống trong một tập thể hoặc một khu vực, cùng gắn bó với nhau.

– Cộng tác : cùng làm chung một việc.

– Đồng bào: người cùng nòi giống.

– Đồng đội : người cùng đội ngũ.

– Đồng tâm : cùng một lòng.

– Đồng hương : người cùng quê.

Những người trong cộng đồng

Thái độ, hoạt động trong cộng đồng

cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương

cộng tác, đồng tâm 

 2. Mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói về thái độ ứng xử trong cộng đồng. Em tán thành thái độ nào, không tán thành thái độ nào ?

Trả lời:

Em tán thành thái độ :

– Chung lưng đấu cật

– Ăn ở như bát nước đầy.

Em không tán thành thái độ.

– Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại 

3. Tìm các bộ phận của câu :

– Trả lời câu hỏi : “Ai [cái gì, con gì] ?”

– Trả lời câu hỏi : “Làm gì ?”

a] Đàn sếu đang sải cánh trên cao.

– Đàn sếu trả lời câu hỏi : Những con gì đang sải cánh trên cao ?

– Đang sải cánh trên cao trả lời cho câu hỏi : Đàn sếu đang làm gì ?

b] Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về.

– Đám trẻ trả lời câu hỏi : Ai ra về Sau một cuộc dạo chơi ?

– Ra về trả lời câu hỏi : Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ làm gì ?

c] Các em tới chỗ ông cụ lễ phép hỏi.

– Các em trả lời câu hỏi : Ai tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi ?

– Tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi trả lời câu hỏi : Các em làm gì ?

4. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm:

a] Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.

– Câu hỏi cần đặt : Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân ?

b] Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút.

– Câu hỏi cần đặt : Ông ngoại làm gì ?

c] Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng.

– Câu hỏi cần đặt: Mẹ tôi làm gì ?

Bài làm:

Câu 1

Dựa vào bài chính tả Lời hứa [Tiếng Việt 4, tập một, trang 96 - 97], trả lời các câu hỏi sau :

Lời hứa

Tôi rời công viên vào lúc phố đã lên đèn. Bỗng nghe sau bụi cây có tiếng một em bé khóc. Bước tới gần, tôi hỏi :

- Sao em chưa về nhà ?

Em nhỏ ngẩng đầu nhìn tôi, đáp :

- Em không về được !

- Vì sao ?

- Em là lính gác.

- Sao lại là lính gác ?

- Có mấy bạn rủ em đánh trận giả. Một bạn lớn bảo : "Cậu là trung sĩ" và giao cho em đứng gác kho đạn ở đây. Bạn ấy lại bảo : "Cậu hãy hứa là đứng gác cho đến khi có người tới thay" Em đã trả lời : "Xin hứa."

Theo PAN-TÊ-LÊ-ÉP

Trung sĩ: một cấp bậc trong quân đội, thường chỉ huy một tiểu đội.

a] Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả ?

b] Vì sao trời đã tối mà em không về ?

c] Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng làm gì ?

d] Có thể đưa những bộ phận đặt trong dấu ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không ? Vì sao ?

Hướng dẫn giải:

a. Em đọc đoạn trò chuyện của em bé với nhân vật tôi.

b. Em đọc lời cậu bé nói phần cuối truyện.

c. Em suy nghĩ và trả lời.

d. Em suy nghĩ và trả lời.

Lời giải:

a] Em bé được giao nhiệm vụ gác kho đạn.

b] Em không về vì lời hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay.

c] Dấu ngoặc kép trong bài dùng để dẫn lời nói của em bé và bạn em bé.

d] Không thể đưa những bộ phận đặt trong ngoặc kép xuống dòng và đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng được vì trong câu có hai cuộc đối thoại. Cuộc đối thoại thứ nhất là cuộc đối thoại trực tiếp giữa em bé và nhân vật “tôi”. Những câu nói trong cuộc hội thoại này được đánh dấu bằng những dấu gạch ngang đầu dòng. Cuộc hội thoại thứ hai là cuộc hội thoại giữa em bé và bạn em trong câu chuyện mà em kể cho nhân vật “tôi’’ nghe, vì vậy phải đặt trong dấu ngoặc kép để phân biệt với những lời hội thoại trong cuộc hội thoại thứ nhất.

Câu 2

Lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng theo mẫu sau :

Các loại tên riêng

Quy tắc viết

Ví dụ

Tên người, tên địa lí Việt Nam

................

................

Tên nguời, tên địa lí nước ngoài

.................

................

Hướng dẫn giải:

Em xem lại nội dung bài tập.

Lời giải:

Các loại tên riêng

Quy tắc viết

Ví dụ

Tên người, tên địa lí Việt Nam

Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.

Nguyễn Trãi

Hà Nội

Đà Nẵng

Tên người, tên địa lí nước ngoài

- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối.

- Những tên riêng được phiên âm theo Hán Việt thì viết như cách viết tên riêng Việt Nam.

Mát-xcơ-va

Va-li-a

An-đrây-ca

- Bạch Cư Dị

- Luân Đôn

- Lý Bạch

Mai Anh Ngày: 18-05-2022 Lớp 4

207

 Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Ôn tập giữa học kì II trang 65, 66 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 4 Tập 2 Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 65, 66 Ôn tập giữa học kì II - Tuần 28 - Tiết 7

Đọc thầm

Chiếc lá

Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

- Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn?

- Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ.

- Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?

- Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.

- Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.

- Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến,

Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG

Trả lời:

Chú ý đọc kĩ bài đọc.


Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Tiếng Việt lớp 4: Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 7 - Tuần 28 trang 65, 66 Tập 2 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Ôn tập giữa học kì 2 - Tiết 7

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 65, 66: Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 7

Dựa theo nội dung bài Chiếc lá [Tiếng Việt 4, tập hai, trang 98 - 99], ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng :

Câu 1: Trong câu chuyện trên, có những nhân vật nào nói với nhau ?

 Chim sâu và bông hoa.

 Chim sâu và chiếc lá.

 Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.

Trả lời:

Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.

Câu 2: Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá ?

 Vì lá suốt đời chỉ là một chiếc lá bình thường.

 Vì lá đem lại sự sống cho cây

 Vì lá có lúc biến thành mặt trời.

Trả lời:

Vì lá đem lại sự sống cho cây

Câu 3: Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?

 Hãy biết quý trọng những người bình thường.

 Vật bình thường mới đáng quý.

 Lá đóng vai trò rất quan trọng đối với cây.

Trả lời:

Hãy biết quý trọng những người bình thường.

Câu 4: Trong câu Chim sâu hỏi chiếc lá, sự vật nào được nhân hoá ?

 Chỉ có chiếc lá được nhân hoá.

 Chỉ có chim sâu được nhân hoá.

 Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hoá.

Trả lời:

Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hoá.

Câu 5: Có thể thay từ nhỏ nhoi trong câu Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường bằng từ nào dưới đây ?

 nhỏ nhắn

 nhỏ xinh

 nhỏ bé

Trả lời:

nhỏ bé

Câu 6: Trong câu chuyện trên có những loại câu nào em đã học ?

 Chỉ có câu hỏi, câu kể

 Chỉ có câu kể, câu khiến.

 Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến.

Trả lời:

Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến.

Câu 7: Trong câu chuyện trên có những kiểu câu kể nào ?

 Chỉ có kiểu câu Ai làm gì ?

 Có hai kiểu câu Ai làm gì ?, Ai thế nào ?

 Có cả ba kiểu câu Ai làm gì ?, Ai thế nào ?, Ai là gì ?

Trả lời:

Có cả ba kiểu câu Ai làm gì ?, Ai thế nào ?, Ai là gì ?

Câu 8: Chủ ngữ trong câu Cuộc đời tôi rất bình thường là :

 Tôi

 Cuộc đời tôi

 Rất bình thường

Trả lời:

Cuộc đời tôi

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải VBT Tiếng Việt 4: Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 7 - Tuần 28 trang 65, 66 Tập 2 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề