Giải pháp nào để gen Z quan tâm đến gia đình nhiều hơn

*Please click here for English*

Mỗi thế hệ luôn có những nét đặc trưng và độc đáo, thể hiện được những cơ hội duy nhất cho những thương hiệu muốn tiếp cận, thu hút và biến họ thành những khách hàng tiêu dùng trung thành của mình. Trong thập kỷ vừa qua, thế hệ Millennials đã là thế hệ mà các thương hiệu luôn mong muốn kết nối bởi vì năng lực chi tiêu của họ đã dần dần phát triển. Tuy nhiên, đây chính là lúc các thương hiệu của ngành hàng tiêu dùng nhanh nên chuyển sự tập trung của mình sang thế hệ kế tiếp – thế hệ Z hoặc Gen Z. Tại sao lại như vậy? Hiện ở Việt Nam, tính đến năm 2025, thế hệ Z sẽ chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia, và tương đương với khoản 15 triệu người tiêu dùng tiềm năng.

Nếu thương hiệu của bạn muốn thu hút đối tượng này, các bạn cần chú ý nhiều đến các đặc điểm sau đây. Những hiểu biết này được rút ra từ nghiên cứu Thế hệ Z – Người Tiêu Dùng Tương Lai mới nhất, để khám phá các điểm riêng biệt và tương đồng của thế hệ Z so với Millennials (từ 22 đến 35 tuổi).

Gen Z là một thế hệ mới và đang trên con đường trở thành lực lượng tiêu dùng chính. Chưa có quá nhiều nghiên cứu về Gen Z, đặc biệt là Gen Z trên mạng xã hội, nên thế hệ này vẫn thường được gọi là một thế hệ bí ẩn. Trong khi đó, Millennials, đặc biệt là phụ nữ, từ lâu đã là nhóm khách hàng quen thuộc của nhiều thương hiệu và được nghiên cứu trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, “khách hàng quen thuộc” có đi cùng với dễ hiểu và dễ nắm bắt? Qua quan sát của Buzzmetrics về trên mạng xã hội, phụ nữ Millennials là nhóm người dùng đặc biệt phức tạp. Mối quan tâm và các khó khăn của họ không cố định mà luôn có sự thay đổi tại những thời điểm quan trọng của cuộc sống. Vì vậy, khi tìm hiểu phụ nữ Millennials, thương hiệu cần lưu ý điều gì? 

Khám phá 3 sự thật cần biết về Gen Z tại đây.

Phụ nữ Millennials được phân nhóm theo các giai đoạn trong cuộc sống 

Trong một số nghiên cứu truyền thống, nhóm nữ Millennials thường được nhìn nhận chung là nhóm người yêu công việc và tự chủ về tài chính hơn các thế hệ khác. Theo quan sát của Buzzmetrics, những đặc điểm này vẫn được thể hiện qua các thảo luận của nhóm nữ Millennials trên mạng xã hội, nhưng chưa phản ánh tất cả về nhóm người dùng này. 

Giải pháp nào để gen Z quan tâm đến gia đình nhiều hơn

Nữ Millennials là nhóm người dùng đã trải qua nhiều bước ngoặt mang tên LẦN ĐẦU: lần đầu đi làm, lần đầu có người yêu, lần đầu lập gia đình và thậm chí là lần đầu làm mẹ. Mỗi một lần đầu như thế mở ra một giai đoạn sống khác nhau của phụ nữ Millnnials, và do đó mối quan tâm và lối sống cũng thay đổi theo. Cụ thể phụ nữ Millennails bao gồm 4 nhóm: (1) nhóm độc thân, (2) nhóm lập gia đình nhưng chưa có con, (3) nhóm lần đầu làm mẹ, (4) nhóm có kinh nghiệm sinh con 2 lần trở lên. Ví dụ: Nhóm độc thân cố gắng cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân. Nhóm lần đầu làm mẹ hướng về gia đình và không còn đặt sự nghiệp làm mối quan tâm hàng đầu như giai đoạn trước.

So với Gen Z – một thế hệ mới hơn và phần đông nhóm người dùng của thế hệ này vẫn có nhiều điểm chung, nữ Millennials có đặc tính thay đổi theo từng bước ngoặt. Với những bước ngoặt mà họ trải qua, thương hiệu không nên chỉ nhìn phụ nữ Millennials như một tập hợp người hoàn toàn đồng nhất và hành vi và mối quan tâm. Có nhiều hơn một nhóm nữ Millennials trên mạng xã hội, và do đó cũng có nhiều hơn một cách trò chuyện với nữ Millennials.   

Phụ nữ Millennials thảo luận về tình yêu: Drama là từ khóa chính  

Đối với nhóm nữ Millennials độc thân, tình yêu là một chủ đề thảo luận đặc trưng, cũng là chủ đề lớn nhất và có những khác biệt so với thế hệ Gen Z – vốn là nhóm người dùng trẻ trung hơn và đang trên đà trở thành lực lượng mua sắm chính. 

Giải pháp nào để gen Z quan tâm đến gia đình nhiều hơn

Điểm khác biệt lớn nhất là tính chất câu chuyện. Nếu như Gen Z thích những câu chuyện tình yêu tuổi mới lớn trong sáng thì Millennials lại thích lắng nghe những câu chuyện tình yêu có yếu tố drama, hoặc ít ra câu chuyện phải có một bước ngoặt bất ngờ khiến mọi người phải ố lên. Ví dụ: Vào khoảng cuối năm 2020 – đầu năm 2021, câu chuyện giữa Sơn Tùng và Hải Tú đã thu về gần 1 triệu thảo luận từ các người dùng nữ. Đến 83% là thảo luận đến từ nhóm nữ Millennials. Vì vậy, khi muốn kể một câu chuyện tình yêu với nữ Millennials, thương hiệu nên cân nhắc về tính drama và twist sẽ xảy ra. 

Ngoài ra, thảo luận về tình yêu của nữ Millennials luôn ám chỉ một kết quả rõ ràng, một đích đến cụ thể. Nhóm người dùng này mong muốn một mối quan hệ nghiêm túc và tỏ ra nhạy cảm với từ khóa “hôn nhân”. Đối với Gen Z, mặc dù họ than “ế” và “cô đơn” nhưng sự than thở đó chỉ nhằm tạo cảm giác thuộc về một cộng đồng nào đó. 

Nhìn chung, tình yêu là một chủ đề lý tưởng để tiếp cận nữ Millennials độc thân. Để kết nối hiệu quả hơn nữa với nhóm người dùng này, “twist” và “drama” là các từ khóa phải có trong câu chuyện tình yêu của thương hiệu. 

Tương quan giữa các mối quan tâm và mức độ tận hưởng cuộc sống của phụ nữ Millennials

Mối quan tâm của phụ nữ Millennials thay đổi theo từng giai đoạn trong cuộc sống. Khi có sự chuyển dịch trong mối quan tâm của nhóm người dùng này thì mức độ tận hưởng cuộc sống của họ cũng thay đổi theo. 

Giải pháp nào để gen Z quan tâm đến gia đình nhiều hơn

Phụ nữ Millennials có ba mối quan tâm chủ yếu: Gia đình, sự nghiệp và tình yêu bản thân. Gia đình là tập hợp những thảo luận nhắc đến chồng, con và những người thân khác (ví dụ: khoe được chồng tặng quà, khoe đi chơi với con, thăm ông bà cuối tuần,…). Trong khi đó, tình yêu bản thân được thể hiện qua các thảo luận về tận hưởng cuộc sống bản thân (ví dụ: đi du lịch, uống cà phê chào ngày mới, đắp chăn nằm nhà xem phim,…). 

Ở giai đoạn độc thân, mối quan tâm của nữ Millennials là tình yêu và sự nghiệp. Đây là lúc họ tương đối tận hưởng cuộc sống, mặc dù có một số lo lắng về tài chính nhưng các lo lắng đó không thực sự nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi mới lập gia đình và sinh con lần đầy, nữ Millennials bắt đầu cảm thấy áp lực và ít tận hưởng cuộc sống hơn. Lý do là vì họ có thêm các vai trò mới cần phải chu toàn, đặc biệt là vai trò làm mẹ. Mối quan tâm lớn nhất của họ đã chuyển dịch từ công việc sang gia đình. 

Tuy nhiên, phụ nữ có kinh nghiệm sinh 2 con trở lên lại có xu hướng tận hưởng cuộc sống trở lại. Những trải nghiệm trong quá khứ khiến nhóm người dùng này xây dựng được giải pháp phù hợp cho từng vấn đề và không còn hoang mang với những câu hỏi về LẦN ĐẦU nữa, giúp họ dành nhiều thời gian cho bản thân hơn mà vẫn chăm lo được cho gia đình. Điều này được phản ánh qua sự chuyển dịch các mối quan tâm: Gia đình vẫn là mối quan tâm lớn nhưng thị phần thảo luận đã giảm đi đáng kể (từ 64% xuống 47%), còn tình yêu bản thân lại được quan tâm nhiều hơn (từ 17% lên 26%). 

Có thể thấy, những biến chuyển của phụ nữ Millennials qua từng giai đoạn tương đối phức tạp. Khi đã xác định nhóm phụ nữ Millennials mà mình muốn tiếp cận, thương hiệu cần phải tìm hiểu thêm cách nhóm phụ nữ đó cân bằng gia đình – công việc – bản thân như thế nào để tạo được sự kết nối. 

  • Techblog
  • Giải pháp doanh nghiệp

Giải pháp nào để gen Z quan tâm đến gia đình nhiều hơn

Theo Bizfly Cloud tổng hợp thế hệ Z hay Gen Z là thế hệ nhân khẩu kế cận Gen Y - được biết đến nhiều hơn với tên gọi Thế hệ Millennial (những người sinh ra từ sau những năm 2000). Những người thuộc Thế hệ Z ra đời trong khoảng thời gian từ giữa những năm 1990 đến thập kỷ thứ hai của thế kỷ này, tuy nhiên cách tính năm có thể khác nhau 1 chút tùy vào bối cảnh. Gen Z cũng đang xuất hiện như 1  lực lượng lao động trẻ, mới trong nhiều lĩnh vực hiện nay.

Generation Z đang tạo ra những thay đổi như thế nào?

Cũng giống như thế hệ Millennial, Thế hệ Z thường thoải mái với các công nghệ mới vì họ được lớn lên trong môi trường học tập, sinh sống kết nối Internet từ nhỏ. Những người trẻ nhất trong thế hệ này thậm chí đã sử dụng máy tính bảng từ khi họ mới chập chững biết đi và không có khái niệm gì về một thế giới không có điện thoại thông minh. Tính đến năm 2015, 77% từ 12 đến 17 tuổi ở những nước công nghệ phát triển sở hữu một chiếc điện thoại di động. Không mấy ngạc nhiên, nhắn tin là chế độ giao tiếp ưa thích của các bạn trẻ này, sau đó là tương tác trên các kênh social media.

Với hơn hai tỷ người, Thế hệ Z là nhóm thế hệ đông dân nhất mọi thời đại, các nhà kinh doanh, bán lẻ hiện nay đang đứng trước những thách thức và cơ hội trong việc nắm bắt sức mạnh chi tiêu ngày càng tăng của nhóm dân số này. Phần lớn những rắc rối mà các nhà kinh doanh đang gặp phải là làm sao luôn bắt kịp với tốc độ xuất hiện các xu hướng social media mới và cách chúng ảnh hưởng đến hành vi của thế hệ này. Những Gen Z-er lớn tuổi hơn thường sẵn sàng cung cấp cho nhà cung cấp thông tin cá nhân của họ, nhưng kèm theo mong muốn thông tin đó sẽ được sử dụng một cách minh bạch, rõ ràng và phục vụ nhu cầu của họ.

Một số đặc điểm của Thế hệ Z khá tương đồng nhau trong nhiều xã hội trên thế giới, nhưng nhiều trong số đố lại trái ngược với các thế hệ trước:

- Hình thái gia đình ít truyền thống hơn (nhiều mô hính gia đình hạt nhân hơn), nhiều bố mẹ đơn thân, hôn nhân đồng giới (được công nhận và không công nhận), gia đình hỗn hợp hơn.

- Có xu hướng kết bạn từ các nhóm sắc tộc, tôn giáo và chủng tộc khác nhau hơn.

- Dễ gặp rắc rối hoặc có rủi ro cao hơn nhóm Millennials hoặc Baby Boomers (thế hệ 6x, 7x).

- Ít tự tin hơn trong hệ thống kinh tế hiện tại.

- Có xu hướng trở thành các chủ doanh nghiệp nhỏ, kinh doanh tự thân.

- Xu hướng tôn giáo mạnh hơn.

- Xu hướng dành nhiều thời gian online như offline.

- Xu hướng xem và giải trí qua điện thoại nhiều hơn là tivi.

- Có xu hướng mua sắm trực tuyến nhiều hơn bất kỳ thế hệ nào khác.

Giải pháp nào để gen Z quan tâm đến gia đình nhiều hơn

Gen Z lớn lên cùng với sự phát triển công nghệ

Trong công việc, Gen Z kỳ vọng mức linh hoạt cao hơn và khả năng làm việc từ xa, khả năng hợp tác và làm việc liền mạch trên các thiết bị máy tính khác nhau nhiều hơn. Đóng góp ý nghĩa cho thế giới cũng là một mục tiêu rất quan trọng đối với thế hệ này. Các cá nhân thuộc Gen Z cũng hy vọng sẽ được chào đón và tôn trọng khi mới gia nhập, và họ cũng không thấy thoái mái với những môi trường độc đoán như văn hóa doanh nghiệp theo cấp bậc truyền thống.

Thế hệ X được đặt tên để đại diện cho một yếu tố không xác định và Y và Z được chọn làm các chữ cái theo X. các tên khác được đề xuất cho đoàn hệ bao gồm iGeneration (iGen), Zoomers (một trò chơi thời Baby Boomers) và Digital Native.

Chiến lược marketing dành cho Gen Z có thể hưởng lợi từ công nghệ mới

Về khía cạnh marketing Gen Z kỳ vọng các công ty có thể đáp ứng nhiều nhất có thể nhu cầu về trải nghiệm tối ưu. Các công nghệ mới có thể giúp các công ty theo kịp các nhu cầu này mà không phải tốn nhiều tiền cho chiến lược rầm rộ hoặc hay phần mềm phức tạp.

Bất kỳ chiến lược marketing hiệu quả nào dành cho Gen Z cũng chỉ cần tập trung vào tính liền mạch, nội dung phù hợp đối tượng và cân bằng cho cả trải nghiệm kỹ thuật số lẫn tại cửa hàng.

Gen Z kỳ vọng gì ở các thương hiệu

Gen Z có những kỳ vọng nhất định về thương hiệu. Những người tiêu dùng này mong muốn các thương hiệu chú ý tới văn hóa, đa kênh và dễ tiếp cận. Nhiều người còn coi mua sắm là một trải nghiệm xã hội.

Social media là một trong những kênh nổi bật nhất nơi Gen Z nhận và tương tác với quảng cáo. Cuộc sống của họ gắn liền với công nghệ hiện đại đến mức nhiều người thậm chí coi đó là điều hiển nhiên.

Chiến lược marketing Gen Z có thể hưởng lợi từ công nghệ mới

Gen Z kỳ vọng các công ty sẽ tập trung hơn và ưu tiên việc tạo ra các trải nghiệm khách hàng hài lòng. Công nghệ mới có thể giúp các công ty theo kịp các nhu cầu này mà không phải tốn nhiều tiền cho các chiến lược rầm rộ hoặc phần mềm phức tạp.

"Giống như điện hay nước, công nghệ trở thành nguồn năng lượng thiết yếu duy trì cuộc sống trong thế giới hiện đại ngày nay".

Các thành viên Gen Z sẵn sàng chấp nhận "cá tính" thương hiệu, nhưng họ có thể không có thiện cảm đối với các thương hiệu có xu hướng tiếp cận quá dồn dập hoặc quá cá nhân trong chiến lược marketing. Quảng cáo truyền thống ít ảnh hưởng đến họ hơn là tính minh bạch và danh tiếng của chính bản thân thương hiệu.

Một chiến lược tiếp thị Gen Z hiệu quả không chỉ tập trung vào chất lượng và giá cả của sản phẩm mà còn tập trung vào hình ảnh của chính thương hiệu. Bằng cách đưa thương hiệu gắn kết với các phong trào, xu hướng nổi bật hoặc tự tạo ra xu hướng, các công ty có khả năng thu hút Gen Z hơn rất nhiều so với việc chỉ truyền thông các tính năng sản phẩm như hiện tại.

Những gì các công ty công nghệ có thể sử dụng để cải thiện trải nghiệm cho Gen Z

Giải pháp nào để gen Z quan tâm đến gia đình nhiều hơn

Đối với Gen Z mua sắm cũng là một trải nghiệm xã hội

Giới trẻ ngày nay có xu hướng nghiên cứu kỹ càng về các sản phẩm trước khi mua chúng. Tuy nhiên, họ cũng vào các cửa hàng trực tiếp để mua hàng, vì vậy điều quan trọng là phải hiểu được khi nào Gen Z muốn trải nghiệm số và khi nào họ cần hỗ trợ trực tiếp.

Dưới đây là một số công nghệ mà các công ty có thể triển khai để cải thiện CX cho Gen Z thông qua tự động hóa và tối ưu hóa:

Trang web đầy đủ thông tin hữu ích. Như đã nói, Gen Z dành nhiều thời gian để nghiên cứu sản phẩm trực tuyến, rút ra kết luận từ cả nhà cung cấp và người đánh giá khách quan. Trang web phải dễ điều hướng, có tất cả các thông tin cần thiết mà người tiêu dùng tìm kiếm và đạt mức độ thẩm mỹ nhất định. Các công ty sở hữu nhiều hơn 1 định dạng web nên tối ưu hóa trang trên thiết bị di động, vì 9 trong số 10 thanh thiếu niên ngày nay sở hữu điện thoại di động,

Tùy chọn dang self-service/tự phục vụ. Thương hiệu online có nghĩa là chatbot phải luôn luôn sẵn sàng cho các vấn đề hỗ trợ khách hàng hoặc FAQ dễ hiểu, cập nhật thường xuyên, dễ tiếp cận nhất có thể giúp khách hàng có thể tự khắc phục vấn đề hoặc học cách sử dụng sản phẩm của họ. Tại cửa hàng, thương hiệu có thể xem xét việc thêm các quầy hoặc ứng dụng tự kiểm tra cho phép khách hàng tìm kiếm những gì họ cần.

Nền tảng dữ liệu. Các công ty nhanh nhạy sẽ xây dựng các chiến lược marketing Gen Z hiệu quả dựa trên dữ liệu. Bằng cách kết hợp nền tảng dữ liệu khách hàng, nền tảng quản lý dữ liệu và nền tảng CRM vào quy trình phân tích, doanh nghiệp có thể xây dựng các sơ đồ hành trình hay phác họa được chân dung khách hàng, qua đó hỗ trợ việc điều chỉnh sản phẩm theo nhu cầu cụ thể của khách hàng. So với thế hệ trước, Gen Z cởi mở hơn rất nhiều đối với các thương hiệu quan sát, thu thập sở thích của họ và sử dụng dữ liệu đó để bán cho họ chính xác những gì họ cần. Các nhà phân tích dữ liệu có thể sử dụng hệ thống lưu trữ và thu thập dữ liệu để hiểu được nhiều nhất những hành vi của khách hàng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ.

Vậy các công ty nên làm gì để cân bằng chi phí

Tạo ra dịch vụ sản phẩm sát với nhu cầu thực tế là cách tốt nhất để thu hút khách hàng mới. Thay vì bán cho tất cả mọi người, các công ty nên theo đuổi những người thực sự muốn sản phẩm họ bán.

Hơn thế nữa, mang đến cho khách hàng các trải nghiệm sâu hơn thông qua các dịch vụ đi kèm hoặc gắn kết nhiều hơn ngoài hành vi mua ban đầu không chỉ giúp tăng lòng trung thành mà còn biến họ trở thành các đại sứ thương hiệu tự nhiên.

Ngay cả team social media quy mô nhỏ cũng có thể tạo ra nội dung marketing giúp họ thu hẹp khoảng cách với độc giả mục tiêu nếu đúng cộng đồng. Và nếu thông điệp đủ tốt, mọi người sẽ chia sẻ nó với nhau.

Ví dụ: người dùng Gen Z trên TikTok, một ứng dụng chia sẻ video, là nơi người dùng tạo và tải lên video của chính họ quay lại những khoảnh khắc hài hước hoặc các bài hát theo xu hướng, hoặc theo một trào lưu đang nổi nào đó. Khi rapper Lil Nas X phát hành bài hát "Old Town Road", người dùng TikTok đã tải lên hàng ngàn video họ nhảy theo bài hát, và tất cả được biên đạo từ một phiên bản gốc duy nhất.

Các thương hiệu có thể tận dụng những nền tảng như vậy, "lướt theo" xu hướng để tăng nhanh nhận diện thương hiệu. Tính dễ chia sẻ của nội dung thể hiện thông điệp có tuổi thọ dài hơn hầu hết các hình thức social media marketing khác.

Sử dụng memes (tạo nội dung hấp dẫn, hài hước, dễ chia sẻ…) cũng là một xu hướng nội dung có tính chia sẻ cao các marketer có thể áp dụng.

Ngân sách lớn khi marketing tới đối tượng là các GenZ-er, ít quan trọng hơn hình ảnh thương hiệu và khả năng phân phối phù hợp (sản phẩm, nội dung, nền tảng, công nghệ). GenZ-ers trong khi đó có khả năng chi tiêu ít hơn nhiều so với các thế hệ trước và cũng thường bỏ ngang quá trình mua hàng nếu họ đổi ý. Tìm một thị trường nhỏ có thể mang lại nhiều lợi nhuận thay vì chỉ quảng cáo chung chung, đgiúp các doanh nghiệp có thể thu hẹp ngân sách của họ.

Sử dụng automation hoặc thuê ngoài dịch vụ dữ liệu cũng giúp cắt giảm thêm chi phí và nhiều công ty hiện đang cung cấp các công cụ AI phục vụ cho mục đích này. Các công ty quan tâm đến đào tạo kỹ năng công nghệ cho đội ngũ nhân viên hiện tại cũng sẽ gặt hái được lợi ích, đặc biệt là khi thị trường phải vật lộn với sự thiếu hụt lao động "số" trẻ và tài năng.

Theo BizFly Cloud tổng hợp

BizFly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông và internet tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm làm việc trên các công nghệ khác nhau như cloud, mobile, web..., chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những lời khuyên hữu ích và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do BizFly Cloud cung cấp có thể truy cập tại đây.