Giáo an khám phá khoa học chủ de động vật 3 4 tuổi

* Tìm hiểu về con cá:

- Cô đố các con 1 câu đố nhé:

 “ Con gì có vẩy có vây

 Không sống trên cạn mà bơi dưới hồ”.

- Cô cho trẻ quan sát con cá trên màn hình chiếu.

- Đàm thoại:

 + Con cá có những bộ phận nào?

 + Trên thân cá có gì?

 Cá gồm 3 phần: đầu, thân và đuôi, cá thở bằng mang và sống dưới nước.

- Chúng mình cùng xem cá bơi như thế nào nhé?

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Khám phá khoa học - Chủ đề: Động vật - Đề tài: Tìm hiểu một số con vật sống dưới nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN BA VÌ Trường mầm non Chu Minh KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Chủ đề: Động Vật Đề tài: Tìm hiểu một số con vật sống dưới nước Đối tượng: 3 - 4 tuổi Ngày dạy: 14/3/2017 Thời gian: 20 –25 phút. Người thực hiện: Trần Thị Vân Anh Năm học: 2016 - 2017 I. Mục đích - Yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, nơi sống của các con vật sống dưới nước. - Trẻ biết được lợi ích của chúng đối với con người: chế biến được nhiều món ăn khác nhau, có rất nhiều chất đạm. 2. Kỹ năng: - Trẻ trả lời được câu hỏi của cô. - Trẻ có kỹ năng phân biệt, so sánh. - Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ đích, khả năng quan sát. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi. - Giáo dục trẻ dinh dưỡng: ăn nhiều thức ăn được chế biến từ động vật sống dưới nước cho giàu chất đạm và canxi. - Trẻ biết yêu quý các con vật sống dưới nước. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô: - Tranh powerpoint. - Nhạc bài: cá vàng bơi, tôm cua cá thi tài, một con vịt. - Tranh vẽ 2. Địa điểm: - Lớp học sạch sẽ. III. CÁCH TIẾN HÀNH: Nội dung, thời gian Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức gây hứng thú: [ 1-3 phút] 2. Phương pháp, hình thức tổ chức [18-20p] Hoạt động 1 Tìm hiểu về con vật sống dưới nước: Hoạt động 2 Củng cố: Trò chơi 1: Thi xem ai tinh: Trò chơi 2: Nối các con vật vào môi trường sống của chúng. 3. Kết thúc [ 1-2p] - Cô giới thiệu khách. - Cho trẻ hát và vận động theo bài hát: “ Cá vàng bơi”. - Đàm thoại: + Bài hát nói về con vật gì? + Con cá sống ở đâu? - Để biết còn có những con vật nào sống dưới nước nữa cô mời các con nhẹ nhàng trở về chỗ ngồi của mình nào. * Tìm hiểu về con cá: - Cô đố các con 1 câu đố nhé: “ Con gì có vẩy có vây Không sống trên cạn mà bơi dưới hồ”. - Cô cho trẻ quan sát con cá trên màn hình chiếu. - Đàm thoại: + Con cá có những bộ phận nào? + Trên thân cá có gì? à Cá gồm 3 phần: đầu, thân và đuôi, cá thở bằng mang và sống dưới nước. - Chúng mình cùng xem cá bơi như thế nào nhé? - Các con ạ. Cá thở bằng mang và nhờ có vây, đuôi nên cá mới bơi được. - Các con đã được ăn cá bao giờ chưa? à Cá rất là ngon, nhiều dưỡng chất và rất là nhiều chất đạm, vì vậy các con ăn nhiều vào nhé để chóng lớn. - Chúng mình cùng đứng lên làm động tác bơi như những chú cá nào. * Tìm hiểu về con tôm: - Cho trẻ xem hình ảnh về con tôm. - Đàm thoại: + Tôm có những bộ phận gì? + Tôm có bơi được không? à Tôm có chân, thân cong, dâu dài, có 2 càng, và bơi cũng rất là giỏi. - Cô và trẻ cùng bật nhảy như chú tôm. * Tìm hiểu về con cua: - Cô đố trẻ: “ Con gì tám cẳng hai càng Chẳng đi mà lại bò ngang suốt đời”. - Đàm thoại: + Con cua có đặc điểm gì? + 2 càng cua thì ra sao? à Cua cung cấp cho chúng ta rất là nhiều vitamin và khoáng chất như là đạm, canxi giúp cho răng và xương thêm cứng chắc. Hàng tuần các bác cấp dưỡng cũng nấu cho chúng mình rất nhiều món ăn liên quan tới cua đấy, như là canh mùng tôi nấu cua, canh bí nấu cua đấy. Rất là ngon đúng không nào? - Cô cùng trẻ bò giống con cua. * So sánh con cá và con cua: - Các con thấy con cua và con cá có đặc điểm gì giống và khác nhau? - Giống nhau: đều là con vật sống dưới nước nước và bơi được. - Khác nhau: Con cá bơi bằng vây, con cua thì bò ngang. à Cô khái quát lại: Tôm, cua, cá rất có ích cho con người, cung cấp nguồn thức ăn chứa rất nhiều đạm, giàu protein, và chúng đều sống dưới nước nên được gọi là động vật sống dưới nước đấy. Chúng mình muốn có thật nhiều thức ăn thì các con phải biết chăm sóc và bảo vệ môi trường sống của chúng nhé. -Mở rộng: Ngoài tôm, cua, cá ra thì các con còn biết con vật nào sống dưới nước nữa không? - Cách chơi: Trên màn hình chiếu có 1 cái hồ nước, nhưng chưa có con vật nào hết, bây giờ các con nhìn xem có con vật nào bơi đến nhé. - Cô kích chuột cho con vật bơi ra, [ con cua, con cá, con tôm]. - Cô khen cả lớp. - Cách chơi: Cô chuẩn bị 2 bức tranh có vẽ các con vật và môi trường sống của chúng, nhiệm vụ của trẻ là lần lượt từng bạn lên nối các con vật với môi trường sống của chúng. - Cô tổ chức, bao quát trẻ chơi. - Nhận xét, động viên, khen trẻ. - Trẻ chào khách. - Hát bài: “ Một con vịt” Cô nhàn sửa: - khi làm con cá vàng thì nên nói cả mầu sắc của nó [màu vàng] - giáo dục tôm dc các bác cấp dương nấu ăn cho là rất tốt, con cá và con cua cũng nên mở rộng như thế. - chơi trò chơi nên xếp những con vật cho đẹp [ trẻ dán linh tinh, quay ngang dọc linh tinh , cô nên sửa lai cho đẹp] - Trẻ chào khách. - Trẻ hát vầ vận động. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ về chỗ ngồi. - Trẻ trả lời. - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ xem. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ xem. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. -Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. -Trẻ trả lời. - Trẻ chơi. - Trẻ hát.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • kham pha khoa hoc_12297090.doc

GIÁO ÁN

Chủ đề: Động vật

Hoạt động: Khám phá khoa học

ĐỀ TÀI: BÉ BIẾT GÌ VỀ CHÚ ẾCH

                               Người dạy: Trần Thị Thương

I/ Mục đích yêu cầu:

– Trẻ biết được tên gọi,đặc điểm, tiếng kêu, cách vận động,thức ăn và môi trường sống của ếch.

– Biết được quá trình  sinh sản và phát triển của ếch.

– Trẻ biết được ích lợi của ếch.

– Kỹ năng so sánh, phân biệt.

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trả lời trọn câu.

– Rèn luyện, phát triển khả năng quan sát

– Rèn thao tác nhanh nhẹn.

– Bảo vệ môi trường sống của ếch.

– Giáo dục trẻ biết ích lợi của ếch đối với đời sống con người.

– Nhạc ” Chú ếch con.” “ Êch ộp”

– Màn hình chiếu, các slide hình ảnh. Đồ dùng để chơi trò chơi

– Giáo án, địa điểm tổ chức hoạt động trong lớp.

– Video về câu chuyện “ Nòng nọc tìm mẹ”,Bể cá,con ếch.

– Hình ảnh về quá trình phát triển của ếch.

– Mũ ếch. Gấp thủ công ếch

III/ Tiến hành hoạt động:

– Cô cho cháu hát bài: “ Chú ếch con” và cùng trò chuyện về  con ếch.

Mỗi sự vật hiện tượng đều có 1 quy luật phát triển riêng, các con vật cũng vậy,để

biết được ếch sinh ra và lớn lên như thế nào – cô và các con cùng tìm hiểu qua tiết học KPKH này nhé!

Cô mời các con vào màng hình xem phim

– Cô cho cháu xem 1 đoạn phim câu chuyện: “ Nòng nọc tìm mẹ”

– Trong câu chuyện các con vừa xem có những con vật nào? [ Cháu tự kể]

– Tôm, rùa, cá, ngổng…có phải là mẹ của nòng nọc không?

– Qua câu chuyện các con biết được điều gì? [ Cháu trả lời]

Vì sao ếch lại là mẹ của nòng nọc, để biết thêm được điều này cô mời các con đến hồ quan sát chú ếch.

Cho trẻ xem con ếch trong hồ và nhận xét

– Đầu ếch như thế nào? [Dẹp và nhỏ]

– Mắt ếch to lồi

– Da ếch như thế nào? [Da ếch sần có đốm]

Da ếch nhìn vào thì thấy nó sần nhưng khi ta sờ vào thì nó trơn đó các con.

– Ếch sống ở đâu? [Ở dưới nước]

Ngoài ở dưới nước ra ếch còn sống được ở trên cạn.

– Thức ăn của ếch là gì? [ côn trùng và bọ gậy]

Khi ở dưới nước ếch ăn bọ gậy để tiêu diệt bọ gậy không cho bọ gậy sinh ra muỗi

khi sống trên cạn ếch ăn côn trùng không cho côn trùng phá hoại hoa màu

– Tiếng kêu của ếch như thế nào?

– Ếch có mấy chân?

– Ếch vận động như thế nào? [ ếch nhảy]

+ Đùi chân ếch to ếch nhảy rất khỏe.

Các cháu làm những chú ếch nhaỷ cho cô xem nào. [ Cháu nhảy về chỗ]

– Cô giới thiệu về con ếch và cụm từ “ Con ếch”, lớp đọc đồng thanh.

– Cô cho cháu quan sát con ếch đang nằm.

– Cô mời cháu lên chỉ phần đầu, mình và chân?  [Cho trẻ đồng thanh]

Ếch có 4 chân[ 2 chân trước 2 chân sau]. Phần đầu của ếch có 2 mắt lồi ra, có miệng dẹp và nhỏ để thích nghi với môi trường sống.

– Cô đố các con ếch đẻ ra trứng hay ra con? Cô giới thiệu về trứng ếch và cùng trò chuyện, cho lớp gọi tên.

– Trứng ếch sẽ nở ra thành gì?

– Đó là nòng nọc đấy các con, cô cho cháu xem hình ảnh con nòng nọc và cùng gọi tên, trò chuyện về con nòng nọc.

– Nòng nọc lớn lên sẽ thành gì?

– Cô cho cháu xem hình ảnh con ếch con. Cho cháu gọi tên.

– Cô cho cháu xem hình ảnh con ếch trưởng thành. Cho cháu gọi tên.

– Cô cho cháu xem quá trình sinh ra và lớn lên của con ếch:

Ếch – trứng – nòng nọc – ếch con – ếch trưởng thành.[Vòng đời của ếch]

Vào cuối mùa xuân đầu mùa hạ, sau các trận mưa rào ếch cái cõng ếch đực trên lưng tìm hồ nước đẻ trứng,trứng ếch được bảo vệ bằng lớp keo dính tập trung thành từng đám nổi trên mặt nước và được ánh nắng mặt trời sưởi ấm, sau 10 ngaỳ sẽ nở thành nòng nọc,trãi qua một thời gian nòng nọc mọc 4chân và đứt đuôi trở thành ếch con

– Cô cho cháu nhắc lại.

+ Ếch trưởng thành                                          + Ếch con

– Da sần có đốm                                          – Da trơn có 2 màu

– Lưng cong nhô lên                                    – Lưng bằng

– Đùi to                                                        – Đùi nhỏ

Ngày xưa ếch chỉ có trong tự nhiên còn bây giờ ếch được con người chúng ta nuôi rất nhiều. Ếch cho ta thịt ăn ngon và bổ. Vì vậy chúng ta không vứt rác xuống dòng nước để cho môi trường nước không bị nhiễm bẩn ếch sinh sản tốt.

Cho lớp hát bài: “Ếch con” chuyển đội hình

Trò chơi 1: “ Ai thông minh hơn”

Cô có 2 rỗ trong đó có đựng hình ảnh về ếch, trứng, nòng nọc…bây giờ thành viên trong 2 đội ếch xanh và ếch vàng chọn cho mình 1 hình ảnh sau đó đứng sắp xếp thành vòng tròn và nói lên được vòng đời của ếch. Đội nào xếp đúng và nói đúng thì đội đó chiến thắng.

Cô theo dõi nhận xét tuyên dương.

Trò chơi 2: “Ếch về đúng hang”

Hai đội ếch xanh và ếch vàng đi dạo chơi khi có tín hiệu thì chạy về đúng hang của đội mình,con ếch nào về sai hang thì bị phạt nhảy lại về cho đúng hang

Cháu hát bài: “ Ếch ộp” dạo chơi

Cô theo dõi nhận xét tuyên dương kịp thời

  1. Cũng cố kết thúc: Hát bài “Chú ếch con”

Video liên quan

Chủ Đề