Giáo an PowerPoint Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức violet

Tiết 1 – 2: Đọc

1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV gợi dẫn hôm qua bản thân mình đã làm được và chưa làm được những gì, đặt câu hỏi cho HS: Em hãy kể cho thầy/cô và cả lớp cùng nghe ngày hôm qua của em như thế nào? Em đã làm được gì? Có điều gì em muốn mà chưa làm được không?

- GV dẫn vào bài mới: Vừa rồi chúng ta đã nói được rất nhiều việc mà các em đã làm được và chưa làm được của ngày hôm qua. Thời gian đã trôi đi không thể trở lại. Nhưng muốn thời gian ở lại, mọi người, mọi vật đều phải cố gắng làm việc hàng ngày. Một bạn nhỏ đã hỏi bố một câu hỏi rất ngộ nghĩnh: Ngày hôm qua đâu rồi? Chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi? sẽ tìm được câu trả lời thú vị.

2. Đọc văn bản

Mục tiêu: Nắm được nội dung và ý nghĩa của VB Ngày hôm qua đâu rồi?.

Cách tiến hành

Hoạt động 1:

- GV hướng dẫn:

+ GV đọc bài thơ. Chú ý ngắt đúng nhịp thơ, nhấn giọng đúng chỗ;

+ GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp; GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt đúng nhịp thơ;

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Hoạt động 2:

- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ dễ bị lẫn theo từng phương ngữ. VD: lịch cũ, nụ hồng, tỏa, hạt lúa, chín vàng, gặt hái, vẫn còn.

- GV đặt câu hỏi: Theo em, từ vở hồng trong VB có nghĩa là gì?

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV đánh giá, nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức: Vở hồng không phải là vở màu hồng mà là quyển vở ghi nhiều lời nhận xét hay, nhiều thành tích tốt.

Hoạt động 3:

- GV chia lớp thành 3 – 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và hoàn thành các câu hỏi trong SGK trang 14

- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:

+ Bài thơ đã giúp em nhận ra điều gì về thời gian?

+ Phát biểu những suy nghĩ của em sau khi đọc xong bài thơ (GV khuyến khích HS độc lập trong suy nghĩ).

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng

Hoạt động 4:

- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng 2 khổ thơ bất kỳ: Em hãy học thuộc lòng 2 khổ thơ mà em thích. Có thể dựa vào vần, nhịp hoặc sự liên kết giữa các câu, sự liên kết của hình ảnh để dễ nhớ.

- GV tổ chức trò chơi đoán từ, câu thơ trong bài thơ với độ khó tăng dần để HS ghi nhớ bài thơ.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV yêu cầu HS đọc và hoàn thành phần luyện tập theo VB trong SGK trang 14 theo nhóm.

- GV phân tích mẫu, hướng dẫn HS cách làm.

- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

Tiết 3: Viết

1. Nghe – viết

Mục tiêu: Nắm vững những yêu cầu khi nghe – viết và vận dụng.

Cách tiến hành

Hoạt động 1:

- GV gọi 1 – 2 HS đọc lần lượt 2 khổ thơ cuối trước lớp.

- GV hướng dẫn HS nhận biết các hiện tượng chính tả: Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa? Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai? Khi viết đoạn thơ, cần viết như thế nào?

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

Hoạt động 2:

- GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), đúng trọng âm; mỗi dòng thơ đọc 2 – 3 lần. GV lưu ý HS:

+ Chú ý một số từ dễ viết sai.

+ Khi viết đoạn thơ cần lưu ý:

§ Những chữ cái đầu mỗi câu thơ đều phải viết hoa.

§ Đầu dòng mỗi câu thơ phải thẳng hàng với đầu dòng của các câu thơ khác.

- GV yêu cầu HS đổi vở soát lỗi chính tả cho nhau.

- GV chốt: đọc soát lỗi chính tả.

- GV nhận xét bài viết của HS.

2. Tìm những chữ cái còn thiếu trong bảng. Học thuộc tên các chữ cái.

Mục tiêu: HS thuộc bảng chữ cái và thứ tự trong bảng chữ cái.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 1 HS đọc bài tập 2 – 3 SGK trang 14.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và hoàn thành bài tập.

- GV chốt bảng chữ cái và tên chữ:

STT

Chữ cái

Tên chữ cái

1

a

a

2

ă

á

3

â

4

b

5

c

6

d

7

đ

đê

8

e

e

9

ê

ê

- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng (cá nhân/cả lớp).

Tiết 4: Luyện từ và câu

1. Nhìn tranh, tìm từ ngữ

Mục tiêu: Phát triển năng lực quan sát, năng lực ngôn ngữ, phân biệt được từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và hoàn thành bài tập:

+ Đọc và hoàn thành bài tập 1 SGK trang 15.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

2. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu giới thiệu. Đặt một câu giới thiệu theo mẫu

Mục tiêu: Nhận diện được cấu tạo câu. Biết cách đặt một câu theo mẫu.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và hoàn thành bài tập:

+ Đọc và hoàn thành bài tập 2 – 3 SGK trang 15.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

Hướng dẫn về nhà: GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một bài thơ hoặc câu chuyện về thiếu nhi.

Tiết 5 – 6:

Luyện viết đoạn và đọc mở rộng

1. Luyện viết đoạn

Mục tiêu: HS phát triển năng lực quan sát và ngôn ngữ. Biết viết đoạn ngắn (2 – 3 câu) giới thiệu về bản thân.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1:

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1 (bao gồm cả phần chào hỏi của các nhân vật trong tranh) SGK trang 16.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.

- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu thảo luận và hoàn thành bài tập.

- GV mời một số nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

Hoạt động 2:

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2 SGK trang 16.

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập và thực hiện chào hỏi với bạn khác theo cặp.

- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

2. Đọc mở rộng

Mục tiêu: Giúp HS tự chủ, tự giác trong học tập. Bước đầu có những cảm nhận về vẻ đẹp của văn học.

Cách tiến hành:

- GV dẫn dắt: Trong buổi học trước, thầy/cô đã giao nhiệm vụ cho các em tìm đọc một bài thơ hoặc câu chuyện về thiếu nhi. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ kể cho nhau về những bài thơ và câu chuyện đó.

- GV lần lượt gọi các HS nói về tên bài thơ, câu chuyện và tác giả.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý cho bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.

3. Củng cố

Mục tiêu: Củng cố và khắc sâu lại kiến thức đã học.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt những nội dung chính:

+ Đọc hiểu bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?.

+ Nhận biết từ ngữ chỉ người, chỉ vật;

+ Viết bài chính tả và làm bài tập chính tả. Viết lại được tên chữ cái theo bảng chữ cái. Viết đoạn văn 2 – 3 câu tự giới thiệu về mình.

- GV mời HS nêu ý kiến về bài học Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi (GV khuyến khích HS tích cực trả lời, tự do, mạnh dạn kể lại).

- HS lắng nghe.

- HS chú ý theo dõi, lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS trả lời câu hỏi.

- Một HS nhận xét, các bạn khác lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Câu 1: Bạn nhỏ đã hỏi bố: “Ngày hôm qua đâu rồi”.

Câu 2: Theo lời bố, ngày hôm qua ở lại:

- Trên cành hoa trong vườn.

- Trong hạt lúa mẹ trồng.

- Trong vở hồng của bạn nhỏ.

Câu 3: Trong khổ cuối bài thơ, để “ngày qua vẫn còn”, bố đã dặn bạn nhỏ học hành chăm chỉ.

- HS lần lượt báo cáo kết quả hoạt động, HS khác lắng nghe.

- Một HS nhận xét, các bạn khác lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Bài thơ nói đến giá trị của thời gian vì thời gian sẽ ở lại mãi nếu chúng ta biết tận dụng thời gian làm nhiều việc tốt.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- HS khác nhận xét, các bạn còn lại lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- HS chơi trò chơi.

- HS lắng nghe.

Câu 1:

- Từ ngữ chỉ người: mẹ, con, bạn nhỏ;

- Từ ngữ chỉ vật: tờ lịch, lúa, sách vở, bông hồng.

Câu 2:

- Hoa hồng tỏa hương dịu ngọt.

- Bạn nhỏ học tập chăm chỉ.

- HS quan sát GV hướng dẫn để thực hiện nhiệm vụ.

- HS báo cáo kết quả hoạt động.

- HS khác nhận xét, các bạn còn lại lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc 2 khổ cuối bài thơ trước lớp.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS nhận xét bổ sung, các bạn khác lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS nghe – viết.

- HS xem lại bài viết của mình, nhận xét bài viết của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc bài tập 2 – 3 SGK trang 14.

- HS làm việc theo nhóm và làm bài tập:

+ Các chữ cái còn thiếu trong bảng lần lượt là: â, c, d, e.

+ Thứ tự trong bảng chữ cái: a, b, c, d, đ, ê.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thành tiếng.

- HS thảo luận theo cặp và hoàn thành BT:

a. Chỉ sự vật

- Chỉ người: cô giáo, bác sĩ.

- Chỉ vật: khăn mặt, quần áo, mũ, cặp sách.

b. Chỉ hoạt động: đi học, chải đầu.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe.

- HS nhận xét. Cả lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận theo cặp và hoàn thành BT:

Bài tập 2 SGK trang 15: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ của cột B để tạo câu:

- Bạn Hà là học sinh lớp 2A.

- Bố em là bác sĩ

- Trường em là Trường Tiểu học Lê Qúy Đôn.

Bài tập 3 SGK trang 15: Đặt một câu giới thiệu theo mẫu ở bài tập 2

- Tôi là HS lớp 2B.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe.

- HS khác nhận xét, bổ sung. Cả lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và ghi bài về nhà.

- HS đọc yêu cầu BT 1 SGK trang 16.

- HS lắng nghe, nắm yêu cầu BT: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

- Các nhóm thảo luận và hoàn thành BT:

a. Bình và Khang gặp và chào nhau ở sân đá bóng.

b. Khang giới thiệu:

§ Là cầu thủ chung đội bóng với Bình.

§ Tên.

§ Lớp.

§ Sở thích.

- Một số nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Cả lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu BT 2 SGK trang 16.

- HS hoàn thành BT: Bài tập 2 SGK trang 16:

- Tớ tên là Nguyễn Minh Long, học sinh lớp 2B, trường Tiểu học Lê Qúy Đôn. Tớ thích chơi đá bóng.

- Tớ tên là Nguyễn Tuấn Khang, học sinh lớp 2B, trường Tiểu học Lê Qúy Đôn. Tớ thích học Toán và chơi trượt patin.

- Một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS nói tên bài thơ, đọc thơ, kể chuyện.

- HS nhận xét, bổ sung, các bạn khác lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại nội dung đã học.

- HS nêu ý kiến về bài học.

- HS lắng nghe.