Giới thiệu vềviện tự động hóa kĩ thuật quân sự năm 2024

Đề tài "Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống tự động hóa nhận dạng và phân loại sản phẩm công nghiệp" của Viện tự động hóa Kỹ thuật quân sự [Bộ Quốc phòng] ứng dụng công nghệ AI xử lý và nhận dạng hình ảnh. Dữ liệu được hệ thống thu thập và phân loại sản phẩm với độ chính xác cực lớn.

.jpg]

Ứng dụng thực tế

Hệ thống tự động hóa nhận dạng và phân loại sản phẩm công nghiệp có tính linh hoạt và thích nghi cao. Có thể áp dụng trong các dây chuyền sản xuất sản phẩm hàng loạt cần áp dụng công nghệ nhận dạng và xử lý hình ảnh.

Ứng dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo như: Fuzzy logic, mạng nơ-ron nhân tạo. Viện tự động hóa Kỹ thuật quân sự đã thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm đạt chỉ tiêu về kỹ thuật và tính năng nhận dạng, phân loại sản phẩm.

Tìm hiểu thêm: Giải pháp cung cấp điện sản xuất với hệ thống điện năng lượng mặt trời

Nguyên lý hoạt động

Đây là đề tài được Bộ khoa học và công nghệ đánh giá là đề tài có khả năng áp dụng thực tiễn cao, bám sát vào nội dung nghiên cứu và có ý nghĩa rất quan trọng về mặt Khoa Học Công Nghệ. Đây là hệ thống có độ ổn định và tính tự động hóa cao có khả năng thay thế con người trong hoạt động sản xuất.

Hệ thống này gồm 3 phần chính:

Phần thứ nhất: bao gồm hệ thống camera và đèn chiếu sáng được đặt trong buồng chắn sáng gá trên băng chuyền. Đây là phần thu thập thông tin, xử lý và nhận dạng hình ảnh.

Khi một sản phẩm đi qua buồng chắn sáng, hệ thống camera thu nhận ảnh bề mặt của sản phẩm đó và chuyển thông tin tới phần mềm nhận dạng và phân loại. Phần mềm này sẽ thực hiện nhận dạng sản phẩm và đưa ra quyết định sản phẩm thuộc loại nào.

Phần thứ hai: Đây là khối điều khiển hệ thống. Khối này điều khiển riêng biệt các khối nhỏ khác trong hệ thống điều khiển. Đồng thời, điều khiển quá trình, điều khiển phối hợp toàn bộ hệ thống.

Phần thứ ba: Là khối thi hành việc phân loại. Đây là khối cơ cấu cơ khí gồm một băng chuyền dọc, có khe được đặt nối tiếp theo băng chuyền của nhà sản xuất. Ở trên băng chuyền có các vị trí phân loại ứng với các mẫu sản phẩm. Mỗi vị trí phân loại được lắp một tay máy phía trên và giá đỡ sản phẩm ở phía dưới.

Khi sản phẩm đi qua hệ thống thu nhận ảnh, bộ xử lý nhận dạng và ra quyết định sẽ tính toán và ra kết quả là sản phẩm thuộc loại chất lượng tiêu chuẩn nào. Băng tải sẽ chuyển sản phẩm theo rãnh chất lượng tương ứng.

Đây là hệ thống phân loại sản phẩn được Bộ Khoa Học và Công Nghệ cấp giấy chứng nhận, tặng cúp vàng Techmart Việt Nam 2005.

Liên hệ:

Một hệ thống phân loại sản phẩm ưu việt nằm ở tính ứng dụng thực tế trong môi trường sản xuất của doanh nghiệp. Vì thế việc nghiên cứu về khó khăn của doanh nghiệp trong sản xuất từ đó thiết kế hệ thống giải quyết các vấn đề đó là điều hết sức cần thiết.

Những vấn đề chung

VIỆN TỰ ĐỘNG HÓA KTQS 30 NĂM XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN
Nguyễn Trung Kiên*
Tóm tắt: Bài báo trình bày tóm lược quá trình hình thành và phát triển của
Viện Tự động hoá Kỹ thuật quân sự [KTQS] cùng với các kết quả nghiên cứu,
ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực tự động hoá phục vụ quốc phòng
trong 30 năm qua. Quá trình phát triển của Viện gắn liền với những công trình
khoa học, các sản phẩm phục vụ quốc phòng và kinh tế. Phát huy truyền thống và
các thành tựu đã đạt được, trong những năm gần đây Viện Tự động hóa KTQS
đã tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng nghiên cứu, xác định những định
hướng mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của Viện trong những năm tiếp theo, tạo ra
những sản phẩm có tính ứng dụng và hàm lượng khoa học cao, tiếp tục khẳng
định vai trò là đơn vị nghiên cứu ứng dụng hàng đầu trong quân đội.
Từ khóa: Tự động hóa; Điều khiển: Thông minh hóa.

1. MỞ ĐẦU
Viện Tự động hóa Kỹ thuật quân sự [KTQS], tiền thân là Liên hiệp Khoa học
sản xuất III được thành lập theo Nghị định 21/HĐBT ngày 03/4/1989 của Hội đồng
Bộ trưởng và Quyết định số 70/QĐ-QP ngày 03 tháng 4 năm 1989 của Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng. Năm 1990, Viện được mang tên quân sự là Viện Nghiên cứu Tự
động hóa KTQS theo quyết định số 145/QĐ-T ngày 04/05/1990 của Tổng Tham
mưu trưởng. Tháng 6/2000 theo quyết định 184/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính
phủ, Viện Tự động hoá KTQS trực thuộc Trung tâm KHKT-CNQS/Bộ Quốc
phòng [nay là Viện KH-CNQS/Bộ Quốc phòng.
Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Viện Tự động hóa KTQS đã vượt qua
mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Với chức năng nghiên
cứu, ứng dụng các thành tựu KHCN trong lĩnh vực tự động hóa để triển khai phục
vụ quốc phòng và kinh tế xã hội, Viện đã triển khai thành công nhiều đề tài, nhiệm
vụ, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ quốc phòng đã được trang bị cho quân đội.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KHCN
TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Trong thời gian đầu, mặc dù đội hình nghiên cứu còn mỏng, cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ nghiên cứu thử nghiệm còn thiếu thốn nhiều, nhưng Viện đã
triển khai nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ tự động hóa và công nghệ
thông tin, tạo ra những sản phẩm bước đầu phục vụ kinh tế xã hội. Điển hình trong
giai đoạn này là các sản phẩm:
- Sản phẩm của đề tài Nhà nước 52B.03.02 “Đảm bảo khoa học kỹ thuật tự
động hóa cho các công nghệ sử dụng khí mỏ và hóa dầu”: Hệ thống tự động đo
lường và điều khiển cho các lò nung gốm sứ cỡ lớn tại khu công nghiệp khí mỏ
Tiền Hải, góp phần nâng cao chất lượng các sản phẩm gốm sứ, giảm chi phí nhiên
liệu, nhân công, tăng tỉ lệ thu hồi sản phầm qua đó giảm giá thành chung của sản
phẩm. Đây cũng là sản phẩm của hướng nghiên cứu phát triển các thuật toán,
phương pháp xử lý số liệu và điều khiển các quá trình công nghệ phức tạp; là một
trong những định hướng nghiên cứu bài bản, có chiều sâu của Viện trong giai đoạn
này. Đề tài đã được đánh giá cao, hai đồng tác giả của một số sản phẩm của đề tài


Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san TĐH, 04 - 2019 5
Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa

đã được tặng thưởng giải nhất giải thưởng khoa học Thanh niên năm 1992 do
Trung ương đoàn và Viện KHVN khi đó đồng tổ chức.
- Sản phẩm của nhiệm vụ thiết kế và triển khai hệ thống tự động hóa chế bản
điện tử và viễn ấn cho báo Quân đội nhân dân đã được đưa vào sử dụng chỉ sau
một thời gian ngắn thực hiện. Ngày 19/5/1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày
sinh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tờ báo QĐNN phát hành tại Thành phố Hồ Chí
Minh đã được in trên nền hệ thống tự động hóa chế bản điện tử và viễn ấn do Viện
triển khai. Đây là công trình có quy mô lớn, có ý nghĩa chính trị hết sức to lớn vì
được thực hiện vào thời điểm CNXH ở Liên xô và Đông Âu sụp đổ, cuộc đấu tranh
trên mặt trận tư tưởng giữa Chủ nghĩa Mác-Lê Nin với các thế lực phản động diễn
ra hết sức quyết liệt. Báo chí cách mạng, các tờ báo của Đảng, Quân đội có vai trò
đặc biệt quan trọng trong mặt trận đấu tranh tư tưởng. Chính vì vậy, công trình này
đã được các đồng chí Lãnh đạo của Đảng đặc biệt quan tâm. Công trình này vào
năm 1990 đã được đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khi đó đến thăm và khen ngợi. Trên cơ sở kết quả đạt được đối với báo
QĐND, Viện đã được giao nhiệm vụ triển khai tiếp cho báo Nhân dân và đã hoàn
thành nhiệm vụ vào năm 1991 và đã được đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư Ban
Chấp hành trung ương Đảng khi đó đến thăm khen ngợi và động viên các cán bộ
của Viện thực hiện nhiệm vụ này. Bộ Quốc phòng cũng đã có Quyết định số
178/QĐ-QP ngày 03/5/1991 tặng thưởng cho Viện và đề nghị Nhà nước tặng Huân
chương Chiến công hạng ba cho Viện.
- Sản phẩm của Đề tài cấp Nhà nước KC 02.03 “Ứng dụng kỹ thuật tự động
hóa trong các hệ thống thuỷ lợi và phòng chống lũ lụt”. Một trong những sản
phẩm tiêu biểu của đề tài là hệ thống tự động đo báo mức nước từ xa trên sông, hồ,
đã được Tổng Cục KTTV đưa vào sử dụng trong mạng lưới quan trắc từ năm 1994
và được nhân rộng trong toàn mạng lưới. Sản phẩm đã được tặng Huy chương
vàng Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp 1995 và được tặng giải nhì sáng tạo
KHCN Việt nam năm 1997.
Song song với các nhiệm vụ trên, trong giai đoạn này, Viện bám sát nhu cầu
thực tế triển khai thực hiện hàng loạt các nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm
được đưa vào ứng dụng như máy phát truyền hình công suất nhỏ phục vụ công tác
tuyên truyền giáo dục tại các đơn vị Quân đội, chế tạo các hệ thống phòng học
ngoại ngữ, cải tiến một số khối điện tử trong các hệ thống điều khiển vũ khí, …
Năm 1991, sau cuộc chiến tranh Vùng Vịnh, ưu thế của Quân đội Mỹ và đồng
minh trong tác chiến, đặc biệt trong tác chiến ban đêm đã tạo tiền đề cho một ý
tưởng quan trọng của Viện, đó là ý tưởng về phòng không tầm thấp đánh đêm. Ý
tưởng về cải tiến, hiện đại hóa các trận địa pháo phòng không tầm thấp tác chiến
ngày và đêm trên cơ sở các hệ thống điều khiển hỏa lực sử dụng công nghệ quang
điện tử ảnh nhiệt hồng ngoại và đo xa laser đã được hình thành. Qua nhiều lần đề
xuất hội thảo và thuyết phục, vào năm 1996, Viện đã được Bộ Quốc phòng giao
nhiệm vụ cải tiến đại đội PPK 37mm 2N đánh đêm đầu tiên. Đây là nhiệm vụ rất
khó khăn trong thời kỳ đó, khi chúng ta đang bị cấm vận về quân sự, các vật tư,
linh kiện, thậm chí cả tài liệu đều khó nhập ngoại. Khắc phục mọi khó khăn để
hoàn thành nhiệm vụ, Viện đã tìm ra nhiều giải pháp, hàng loạt sáng kiến đã ra đời
và được Viện trực tiếp ứng dụng vào thiết kế chế tạo trung tâm chỉ huy và cải tiến


6 Nguyễn Trung Kiên, “Viện Tự động hóa KTQS 30 năm xây dựng và phát triển.”
Những vấn đề chung

pháo. Ngày 9/3/1999, Viện đã kết hợp cùng Quân chủng PKKQ đưa đại đội pháo
sau cải tiến đầu tiên đi thực tế huấn luyện bộ đội và đã tổ chức bắn đạn thật thành
công vào ngày 22/3/1999. Các kết quả nghiên cứu của Viện trong lĩnh vực này đã
được Thủ trưởng Bộ Quốc phòng hết sức quan tâm. Được sự quan tâm của Bộ
Quốc phòng, Viện đã được Bộ KHCN, Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng Phòng thí
nghiệm công nghệ tự động hóa. Mặc dù kinh phí nhỏ, đầu tư kéo dài nhưng lãnh
đạo Viện đã tận dụng tốt cơ hội này trang bị cho Viện các thiết bị cơ bản, cần thiết
để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu KHCN mà trọng tâm là nhiệm vụ cải tiến
các đại đội PPK 37mm -2N đánh ngày và đêm. Tiếp tục đầu tư nghiên cứu hoàn
thiện công nghệ để chế tạo hệ thống điều khiển hỏa lực cho các đại đội PPK37mm-
2N, Viện đã đề xuất và được chấp nhận mở hàng loạt đề tài nghiên cứu về lĩnh vực
này như cụm đề tài cấp Bộ Quốc phòng “Nghiên cứu thiết kế chế tạo trung tâm tự
động đo và điều khiển cho hỏa lực PPK”, đề tài “Nghiên cứu thiết kế và xây dựng
phần mềm tự động thu thập và xử lý thông tin phục vụ hỏa lực PPK”, đề tài
“Nghiên cứu nâng cao chất lượng hệ thống tự động đa kênh điều khiển đài quan
sát” và đề tài “Hoàn thiện công nghệ, chế tạo hệ thống phân phối vào ra và thu
thập số liệu trên pháo” cùng với đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu thiết kế chế tạo
hệ thống SCADA đặc thù, diện rộng hoạt động trong điều kiện môi trường khắc
nghiệt”. Các kết quả nghiên cứu của các đề tài trên đã giúp chuẩn bị các cơ sở
khoa học công nghệ để cải tiến các đại đội PPK tiếp theo. Trước những kết quả đạt
được của Viện, tháng 9/2003, Bộ Quốc phòng đã giao nhiệm vụ cho Viện cải tiến
10 đại đội PPK 37mm-2N. Các đại đội PPK cải tiến đã được bàn giao cho Quân
chủng PKKQ đưa vào trang bị sẵn sàng chiến đấu từ 2004 phục vụ bảo vệ bầu trời
Tổ quốc từ Bắc vào Nam. Qua thời gian trang bị, các đại đội PPK cải tiến đã phát
huy được hiệu quả, tạo được lòng tin của cán bộ chiến sĩ trực tiếp sử dụng. Sau
đó, Viện được Bộ Quốc phòng, Quân chủng PKKQ tiếp tục tin tưởng giao cho
cải tiến 15 đại đội PPK vào giai đoạn 2014 – 2019 cho Quân chủng PKKQ và
bước đầu trang bị cho Phòng không lục quân của các Quân khu, Quân đoàn. Các
kết quả nghiên cứu trên đã được Nhà nước, Quân đội đánh giá cao, qua đó nhiều
cán bộ nghiên cứu của Viện đã được tặng thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh về
Khoa học và công nghệ cho cụm công trình “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ
thống SCADA đặc thù, diện rộng” và “Xây dựng hệ thống pháo 37mm-2N tác
chiến ngày và đêm”.
Song song với việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược nêu trên, trong giai đoạn này
Viện chủ động phát triển các hướng nghiên cứu khác, nhiều đề tài các cấp đã được
Viện đăng ký thực hiện tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ Quốc phòng và kinh tế như:
phối hợp cùng Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 đưa đài quan sát phòng không vào trang bị
cho sở chỉ huy PK Quân đoàn, các sản phẩm phần mềm phục vụ nhiệm vụ quản lý
của các cơ quan Bộ Quốc phòng, BTTM, TCCT, Học viện Quốc phòng, phần mềm
Vietkey và hàng loạt sản phẩm phục vụ kinh tế quốc dân như các dây chuyền tự
động phục vụ sản xuất, hệ thống điều khiển máy phát thuỷ điện cỡ nhỏ, hệ thống
thu thập số liệu trong các mỏ than, …
Năm 2006 Viện được Thủ trưởng Trung tâm KHKT-CNQS tin tưởng giao
nhiệm vụ phối hợp cùng các đơn vị khác trong Trung tâm thực hiện nhiệm vụ trang
bị các thiết bị kỹ thuật trường bắn phục vụ giải bắn súng quân dụng của các nước


Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san TĐH, 04 - 2019 7
Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa

ASEAN tại Trường bắn quốc tế Miếu Môn. Viện đã chủ động khắc phục khó khăn,
phối hợp cùng các đơn vị khác hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Các giải
pháp thực hiện, các sản phẩm của Viện đã đáp ứng được những yêu cầu cao của hệ
thống về chất lượng cũng như về độ tin cậy. Các kết quả này đã được giới thiệu với
các cơ quan Bộ Quốc phòng và được đưa vào phục vụ diễn tập huấn luyện. Hiện
nay, sản phẩm này đã được phát triển thành các bộ thiết bị hệ thống bia và điều
khiển cho các trường bắn và được trang bị cho các đơn vị phục vụ huấn luyện và
diễn tập trong toàn quân.
Tiếp tục hướng đi thiết kế, chế tạo các hệ thống điều khiển hoả lực, Viện đã
xây dựng và được chấp thuận nhiều đề tài các cấp và tiếp tục tạo ra những sản
phẩm mới trang bị cho Quân đội. Trong giai đoạn 2016-2019, Viện đã cải tiến
thành công máy chỉ huy K59-03 theo hướng hiện đại hóa ứng dụng công nghệ
quang điện tử đảm bảo cho PPK 57mm tác chiến ngày và đêm không sử dụng ra
đa, nâng cao độ chính xác hỏa lực, giảm số lượng chiến sĩ tham gia trực tiếp chiến
đấu từ 5 xuống còn 1 khi tác chiến bằng chế độ quang điện tử. Qua các đợt thử
nghiệm thực tế, bắn nghiệm thu, máy chỉ huy cải tiến đã khẳng định được tính
năng ưu việt và đã được Quân chủng PKKQ đưa vào trang bị sẵn sàng chiến đấu
và đặt hàng Viện tiếp tục cải tiến toàn bộ đại đội PPK 57mm theo hướng ứng dụng
các công nghệ tự động hóa nâng cao độ chính xác hoả lực, nâng cao tính sống còn
và giảm số lượng chiến sĩ tham gia trực tiếp chiến đấu. Viện cũng đã hoàn thiện hệ
thống điều khiển hỏa lực cho các đại đội PPK 37mm - 2N tự động hoàn toàn sẵn
sàng trang bị cho quân đội.
Tích hợp các hệ thống điều khiển hỏa lực trên phương tiện cơ động hiện đang
là hướng nghiên cứu trọng tâm của Viện. Để triển khai hướng nghiên cứu này,
Viện đã được Bộ Quốc phòng cho đầu tư trong giai đoạn 2014-2019 “Phòng thiết
kế chế thử các hệ thống điều khiển hỏa lực trên phương tiện cơ động”. Đây sẽ là
các công cụ và phương tiện quan trọng để Viện thực hiện được các định hướng
nghiên cứu của mình, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt để đưa vào trang bị
phục vụ sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện bộ đội.
Triển khai theo định hướng này, Viện đã chế tạo và thử nghiệm thành công hệ
thống điều khiển hỏa lực cho xe tăng T54B. Qua bắn thử nghiệm và kiểm tra thực
tế các tính năng của hệ thống, các sản phẩm của Viện được đánh giá cao. Đặc
biệt khối điều khiển số cho kênh tầm và kênh hướng của pháo tăng thay thế cho
khối khuếch đại điện tử của hệ thống ổn định CTP2 sau thử nghiệm đã được đưa
vào sản xuất loạt “0”. Viện đã triển khai các hướng nghiên cứu các hệ thống tự
động ổn định bệ, ổn định đường ngắm và áp dụng kết quả nghiên cứu vào các hệ
thống điều khiển hỏa lực cho pháo phòng không ZU23-2N định hướng phục vụ
biển đảo. Viện cũng đã kết hợp với Quân chủng PKKQ, Viện Tên lửa – Viện
KHCNQS thực hiện chế tạo thành công tổ hợp phóng tên lửa A72 trên phương
tiện cơ động, qua thử nghiệm thực tế, bắn đạn thật nghiệm thu đã khẳng định khả
năng làm chủ công nghệ chế tạo hệ thống điều khiển hỏa lực cho các tổ hợp
phòng không tầm thấp hiện đại. Qua kết quả đạt được, Viện đã được Bộ Quốc
phòng, Quân chủng PKKQ đặt hàng hướng nghiên cứu cải tiến nâng cấp tổ hợp
phòng không tầm thấp ZSU23-4.



8 Nguyễn Trung Kiên, “Viện Tự động hóa KTQS 30 năm xây dựng và phát triển.”
Những vấn đề chung

Các hệ thống này khi được đưa vào trang bị sẽ nâng cao đáng kể độ chính xác
của hỏa lực, khả năng cơ động và khả năng tác chiến của lực lượng phòng không
tầm thấp.
3. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO
Trong thời gian tới, trong bối cảnh cuộc cách mạng KHCN 4.0, mà đặc trưng là
sự phát triển, kết hợp hài hòa nhiều lĩnh vực trên nền tảng phát triển mạnh mẽ của
các ngành công nghệ cao như tự động hóa, công nghệ robot, công nghệ thông tin
và truyền thông, … Viện Tự động hóa KTQS đứng trước những thách thức và
những cơ hội mới trong mọi lĩnh vực quốc phòng an ninh và kinh tế xã hội.
Trên cơ sở phát huy, kế thừa những thành tựu, kết quả đã đạt được trong những
năm qua, Viện Tự động hóa KTQS tiếp tục xác định và xây dựng những định
hướng mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Viện KH-
CNQS, tổ chức thực hiện có hiệu quả định hướng nhiệm vụ KHCN&MT của Viện
KH-CNQS trong tình hình mới. Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng phục vụ
cho nhiệm vụ cải tiến, chế tạo mới các hệ thống vũ khí khí tài, bảo đảm kỹ thuật
cho VKTBKT mới hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến
đấu của Quân đội theo các định hướng cụ thể sau:
3.1. Đối với nghiên cứu cơ bản
- Tiếp tục đẩy mạnh hướng nghiên cứu KHCN trong lĩnh vực TĐH và điều
khiển thông minh. Nghiên cứu giải quyết những vấn đề cơ bản, hiện đại thuộc lĩnh
vực TĐH, điều khiển thông minh và các lĩnh vực có liên quan, làm cơ sở cho việc
phát triển công nghệ mới nhằm nâng cao trình độ KHCN ngành TĐH.
- Nghiên cứu, phát triển các thuật toán và giải pháp công nghệ chế tạo các hệ
thống tính toán, điều khiển chuyên dụng ứng dụng trong các tổ hợp vũ khí hiện đại.
- Triển khai các giải pháp ứng dụng các thành tựu KHCN, đặc biệt là các thành
tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào lĩnh vực quân sự quốc phòng;
làm chủ và phát triển các loại vũ khí công nghệ cao, vũ khí thông minh. Tập trung
vào các công nghệ tiên tiến, các thuật toán điều khiển hiện đại đáp ứng được các
tiêu chí về độ tác động nhanh, tính chính xác, tính ổn định bền vững trước những
tác động từ bên ngoài.
3.2. Đối với nghiên cứu ứng dụng
- Tiếp tục nghiên cứu, phát triển và triển khai các trận địa PPK 37mm-2N tác
chiến ngày và đêm theo chế độ tự động và bán tự động theo hướng cập nhật công
nghệ và sẵn sàng nhân rộng cho các đơn vị trong Quân đội khi có yêu cầu của Bộ
quốc phòng.
- Tiếp tục nghiên cứu phát triển và hoàn thiện các trận địa PPK 57mm sẵn sàng
đưa vào trang bị phục vụ sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện.
- Tiếp tục định hướng tích hợp các hệ thống điều khiển hỏa lực trên các
phương tiện cơ động, tập trung vào các sản phẩm đã được Bộ quốc phòng đặt hàng
nghiên cứu như tổ hợp phóng tên lửa A72 trên xe cơ động; cải tiến tổ hợp PPK
ZSU23-4; hệ thống điều khiển hỏa lực cho pháo phòng không ZU23-2N, ZSU25-2
tác chiến ngày và đêm phục vụ biển đảo.




Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san TĐH, 04 - 2019 9
Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa

- Tiếp tục phát triển, hoàn thiện và nhân rộng các hệ thống máy bia và thiết bị
điều khiển trung tâm trường bắn đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn huấn
luyện.
- Tham gia hiệu quả chương trình khai thác làm chủ VKTBKT mới, hiện đại tại
các quân binh chủng, tham gia nghiên cứu, làm chủ các loại VKTBKT mới, tham gia
bảo đảm kỹ thuật cho VKTBKT, giúp đơn vị khai thác có hiệu quả VKTBKT mới.
4. KẾT LUẬN
Trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, việc
nghiên cứu phát triển, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ về lĩnh vực Tự
động hóa và điều khiển để tạo ra các sản phẩm thiết thực có hàm lượng khoa học
công nghệ cao phục vụ trực tiếp cho huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu cho Quân
đội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng Quân đội tinh nhuệ và tiến tới
hiện đại. Xác định rõ nhiệm vụ, Viện đã xây dựng định hướng nghiên cứu, sản
phẩm mục tiêu rõ nét, có tính thực tiễn và có tính phát triển cao.
Với những thành tích đã đạt được trong 30 năm qua, Viện Tự động hóa KTQS
đã được tặng thưởng nhiều phần thưởng cho tập thể và cá nhân, nổi bật là:
- Năm 2007: Huân chương lao động hạng III cho tập thể Viện và cho một đồng
chí vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu
khoa học kỹ thuật và công nghệ, góp phần xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.
- Năm 2008: Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng III, cho tập thể Viện và cho
một đồng chí vì đã có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
- Năm 2012, các đồng tác giả một số công trình của Viện đã vinh dự được Chủ
tịch nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ.
- Năm 2014 tập thể Viện được tặng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng II, vì đã
có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
- Năm 2018 tập thể Viện được tặng huân chương bảo vệ Tổ Quốc hạng II lần
hai vì đã có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Trong 30 năm qua, được sự quan tâm của các Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, các
cơ quan đơn vị trong Quân đội, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ và Thủ
trưởng Viện KH-CNQS, Viện Tự động hóa KTQS đã lớn mạnh không ngừng, đạt
được những kết quả quan trọng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Bước vào giai đoạn mới, với nhiều cơ hội và thách thức mới, tập thể cán bộ,
CNV, chiến sĩ Viện Tự động hóa KTQS luôn giữ vững và phát huy truyền thống
của Viện, tiếp tục phấn đấu, đoàn kết xây dựng Viện phát triển, kiên trì định hướng
KHCN đã được phê duyệt cùng với các Viện, các cơ quan trong Viện KH-CNQS
tạo ra các sản phẩm KHCN có giá trị mang lại hiệu quả thiết thực góp phần xây
dựng Viện KH-CNQS vững mạnh, tiếp tục phát triển, góp phần vào quá trình hiện
đại hóa Quân đội và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhận bài ngày 08 tháng 02 năm 2019
Hoàn thiện ngày 06 tháng 3 năm 2019
Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 3 năm 2019
Địa chỉ: Viện Tự động hóa KTQS.
*
Email: kiennt67@gmail.com.



10 Nguyễn Trung Kiên, “Viện Tự động hóa KTQS 30 năm xây dựng và phát triển.”

Chủ Đề