Học thanh nhạc cần học những gì

Bất kì một chuyên gia về thanh nhạc nào cũng đã từng là một học viên, cũng từng rất lúng túng, và không rõ mình nên làm gì. Cho dù bạn đang hướng đến việc trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp, hay chỉ cố gắng hát chính xác các nốt trong bài hát mình yêu thích, thì bạn có thể sẽ cảm thấy hồi hộp khi đến với buổi học thanh nhạc đầu tiên. Dưới đây là một vài lời khuyên từ ADAM Muzic và những điều cần biết trước khi bạn tìm đến sự hỗ trợ của 1 giảng viên thanh nhạc.

1] Hãy sẵn sàng để chia sẻ về mục tiêu của bạn

Như đã đề cập ở trên, bạn có thể đang trong hành trình trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp, hay tìm kiếm một người để hướng dẫn cách loại bỏ vấn đề bị căng cơ khi hát một ca khúc nào đó, hoặc đơn giản là để “belt” một nốt nào đó với đầy nội lực, v.v…. Có rất nhiều lí do để bắt đầu việc luyện tập, trau dồi kỹ năng ca hát. Bạn hãy luôn sẵn sàng để ‘chia sẻ mục tiêu với giảng viên’. Những thông tin mà bạn chia sẻ sẽ hỗ trợ cho giảng viên trong việc chọn lọc giáo trình cụ thể để giúp bạn đạt đến mục tiêu đề ra.

Trước khi chia sẻ với giảng viên, bạn hãy tự đặt ra và trả lời một số câu hỏi sau:

  • Mong muốn của bạn sau khóa học là gì?
  • Bạn tự cảm thấy mình cần cải thiện vấn đề nào?
  • Bạn yêu thích/ mong muốn thể hiện được những bài hát nào?
  • Bạn theo đuổi dòng nhạc nào?
  • Bạn có dự án nào có liên quan đến âm nhạc trong tương lai?

2] Bạn không cần phải biểu diễn

Chắc hẳn giảng viên sẽ yêu cầu bạn hát 1 hoặc vài bài hát bạn yêu thích trong lần đầu gặp. Đừng quá lo lắng! Bạn không cần phải biểu diễn hay thể hiện bất cứ điều gì, vì người đang lắng nghe bạn là giáo viên, không phải ban giám khảo cuộc thi ca hát. Giảng viên cần lắng nghe chất giọng, ưu điểm, cũng như tìm hiểu những yếu điểm của bạn, để có thể cải thiện chúng qua từng buổi học. Bạn hãy mạnh dạn hát lên và nhận lại những ý kiến mang tính xây dựng từ giảng viên, để hiểu rõ thêm về chất giọng của mình!

3] Hãy kiên nhẫn với chính mình

Bạn đã có sẵn mục tiêu đề ra ban đầu và mong muốn các yếu điểm trong giọng hát của mình được cải thiện sớm. Nhưng, kết quả tốt không dễ dàng đến trong vài ngày, nhất là sau một hoặc hai buổi học đầu tiên! Một ca sĩ chuyên nghiệp hiểu rất rõ về chất giọng, hay “nhạc cụ cá nhân” của mình. Họ phải trải qua một quá trình tìm hiểu về kiến thức thanh nhạc, kết hợp với thời gian thực hành khá lâu để có thể trở thành “nhạc công” thực thụ. Vì vậy, hãy thật kiên nhẫn và tận dụng từng buổi học để tìm hiểu rõ hơn về chất giọng của mình, tự chăm sóc “nhạc cụ cá nhân” và cho bản thân thời gian để làm quen, phát triển.

Một số học viên sau vài buổi học đầu sẽ gặp tình trạng “bị nản” hoặc “xuống tinh thần”, nếu giảng viên góp ý nhiều, hoặc nêu ra các lỗi thường gặp của họ. Nhưng họ nên hiểu rằng, chính người giảng viên đang hướng dẫn cho họ, cũng đã từng nhận những góp ý tương tự, vì chẳng có ai hoàn hảo mà không cần luyện tập cả. Hãy lắng nghe với một tinh thần ham học, chăm tập luyện. Một ngày nào đó, bạn sẽ thấy bất ngờ về sự tiến bộ của chính mình.

4] Có “sai” thì mới có “sửa”

“Kinh nghiệm đơn giản chỉ là tên gọi khác chúng ta đặt cho những sai lầm” Oscar Wilde. Bất kỳ quá trình học hỏi nào cũng đều phải có “sai” và “sửa sai”. Đó là cách duy nhất chúng ta rút được những bài học cho bản thân. Thế nên bạn đừng ngại thử nghiệm và phạm lỗi. Hãy trao đổi với giảng viên của mình về phương pháp phù hợp để luyện tập tại nhà. Bạn hoàn toàn có thể ghi chép lại những kiến thức cần thiết, hay thu âm những bài luyện thanh giảng viên yêu cầu thực hiện, để có tư liệu riêng hỗ trợ cho việc tự tập luyện. Hãy cùng giảng viên theo dõi tiến trình của bản thânrút kinh nghiệm từ những lần bạn mắc lỗi.

5] Bước ra khỏi “vùng an toàn” của mình

Một số học viên thường “phàn nàn” rằng: “Cô/thầy cho em tập bài lạ quá. Em không thích!”.

Đúng là từ ban đầu, bạn đã chia sẻ về dòng nhạc mình muốn theo đuổi, hoặc danh sách bài mình muốn tập. Nhưng nếu giảng viên có yêu cầu bạn tập một ca khúc lạ, hoặc dòng nhạc bạn không thường thể hiện, thì bạn nên hiểu là giảng viên đang mở rộng kỹ năng cho bạn. Mỗi dòng nhạc có một cách thể hiện, tính chất, và kĩ thuật hát riêng. Một bài hát lạ có thể [theo ý bạn] là không hay, nhưng nó giúp bạn cải thiện một số kĩ thuật, cách xử lí mà giảng viên muốn truyền tải. Hãy cứ thử sức mình. Có thêm nhiều kiến thức về các dòng nhạc khác nhau cũng là một điều tốt.

6] Tận hưởng quá trình học tập

Hãy nghĩ đến quá trình học thanh nhạc của bạn như một chuyến phiêu lưu. Trên đường đi bạn sẽ gặp nhiều trở ngại, nhưng đừng quên là giảng viên của bạn sẽ đồng hành, hướng dẫn, và cùng bạn tìm hiểu về bản thân qua nghệ thuật ca hát. Hãy luôn giữ lửa đam mê và mở rộng các giác quan để thu thập thêm kiến thức. Một ngày nào đó, bạn sẽ tự cảm ơn chính nỗ lực học hỏi và sự kiên nhẫn của mình.

Bạn có thể tìm hiểu thêm và thu thập những lời khuyên hữu ích từ các bài viết bên dưới:

//livingongigging.com/first-voice-lesson/

//learn.singorama.com/how-to-sing/vocal-lessons/

ADAM Muzic chúc bạn thành công!

Học thanh nhạc hay nói cách khác là học hát. Hát là thể loại gần như ai ai cũng đều thích, và chắc chắn rằng dù ở bất cứ nơi đâu khi làm việc, vui chơi, hẹn hò hay những buổi giao lưu, tiệc tùng mọi người đều có thói quen với việc ca hát.
Vì vậy, để hát đúng giọng, hát đúng tông, hay hát theo đúng chất giọng của mình. Đòi hỏi người hát phải có một kỉ năng cơ bản. Đó cũng chính là lí do bạn nên đi học thanh nhạc bài bản. Học Thanh nhạc theo đúng nghĩa của nó bao gồm nhiều vấn đề khác như cách lấy hơi, luyện thanh, luyện giọng, cách ngân, cách rung giọng, luyến láy….

học thanh nhạc tại Trường Âm Nhạc Việt Thanh

Việc học thanh nhạc sẽ giúp cho người gìa hay trẻ nhỏ rèn luyện trí nhớ rất tốt. Trong quá trình tập luyện, lúc này trong cơ thể người tập sẽ tiết ra một chất có tên gọi là Endorphin sẽ tạo cho bạn một cảm giác sảng khoái và yêu đời. Nếu được học thanh nhạc đúng phương pháp sẽ cải thiện sức khỏe của bạn rất nhiều, chẳng hạn như khi bạn hát, cơ thể sẽ phải hoạt động từ trong ra ngoài theo một quy trình, lúc này luồng không khí đi vào cơ thể nhiều hơn và mạch máu sẽ hấp thu nhiều oxy hơn, làm cho bạn có cảm giác tỉnh táo. Ngoài ra khi bạn luyện thanh hơi thở đúng cách làm huyết áp và nhịp tim ổn định và giúp giảm căng thẳng.

Trong cuộc sống có muôn vàn cảm xúc, mà không phải cảm xúc nào cũng có thể bộc bạch hay thổ lộ ra ngoài vì vậy có âm nhạc sẽ giúp cho con người giảm được căng thẳng và thay vì điều bạn khó có thể diễn đạt bằng lời nói thì âm nhạc sẽ giúp bạn làm được điều này.

Học thanh nhạc cần lưu ý những gì?

–  Đem theo nước: Nước là một khoáng chất không thể thiếu cho cơ thể khi cơ thể mất năng lượng. Vì vậy khi đi học hát bạn nhớ trang bị cho mình nước uống khi cần vì cổ họng của bạn sẽ hoạt động nhiều trong quá trình tập luyện nên dễ bị khô. Mỗi lần uống nên uống chậm và uống từng ngụm một. Không nên dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh lúc luyện thanh. Lúc này dây thanh quản của bạn rất nhạy cảm nếu không cẩn thận bạn rất dễ bị viêm vọng

–  Nên ăn nhẹ trước khi đi học: Việc luyện thanh và hát một lúc nhiều ca khúc sẽ tốn nhiều sức của bạn. Vì vậy, bạn không nên để bụng đói khi đi học. Nên ăn nhẹ trước khi đi học khoảng 15-30 phút và không nên ăn quá no vì quá no cảm chỉ muốn nằm thôi không con sức để hát. Ngoài ra, không nên ăn quá nhiều chất béo hoặc quá nhiều gia vị, những chất đó dễ làm khàn giọng và thanh quản bị sưng viêm.

–  Không mặc quần áo chật bó và chú ý các tư thế đứng ngồi khi tập hát: Trong quá trình luyện thanh, tư thế đứng hát rất quan trọng nó giúp bạn lấy hơi dễ dàng và máu được lưu thông tốt hơn.

Giữ sức: Nếu bạn nhận thấy một trong các dấu hiệu sau:

+ Đỏ mặt, đỏ cổ.

+ Mệt mỏi

+ Hụt hơi.

+ Khàn giọng, đau họng.

+ Chóng mặt, tê tay chân.

+ Cảm thấy cơ thể căng cứng, không thư giãn được

Bạn nên dừng lại không nên cố gắng tập tiếp nghỉ ngơi hoặc xem lại kỹ thuật của mình. Tốt nhất là nên báo cho giáo viên, để biết cách khắc phục sớm.

Luôn lắng nghe và học hỏi

Ngoài việc lắng nghe và học hỏi giáo viên, bạn cũng đừng ngại ngùng học hỏi thêm bạn bè học cùng sẽ có nhiều hữu ích cho bạn. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, giúp bạn học tập được rất nhiều từ những ưu điểm cũng như khắc phục những lỗi sai từ họ cho mình một bài học.

Luôn thoải mái

Tâm trạng và một tinh thần thoải mái ảnh hưởng rất nhiều đến việc ca hát. Chẳng ai muốn gò ép bản thân mình khi đang trong một trạng thái bất ổn vì vậy dù hát hay hay hát dở khi được hát bạn hãy hát hết mình và vui hết sức khi có thể nhé.

– Giáo viên dạy thanh nhạc đóng vai trò rất quan trọng

Giáo viên là người có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn, giúp bạn học hỏi được nhiều điều . Và là người trực tiếp giúp bạn nhìn nhận khách quan về giọng hát của mình và đưa ra lời khuyên trân thành nhất để bạn hoàn thiện giọng hát của mình một cách tốt nhất. Vì vậy dù là bài tập nhỏ hay khó bạn cũng đừng nên bỏ qua. Các giáo viên dạy thanh nhạc sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn một cách nhiệt tình và cụ thể, bạn đừng ngại trình bày những vấn đề khó khăn mà một mình bạn không thể giải quyết được.

Vậy để học thanh nhạc có hiệu quả, bạn hãy dành thời gian cho việc luyện hát mỗi ngày một chút, nhưng đều đặn sẽ tốt hơn là bạn luyện tập dồn nén liên tục trong thời gian ngắn, như vậy có khi còn phản tác dụng. Học thanh nhạc là cả một quá trình lâu dài. Vì vậy bạn cũng đừng quá vội vàng nhé.

Video liên quan

Chủ Đề