Kẻ mê muội này xin bái lĩnh là câu nói của nhân vật nào

YÊU CẦU  

- Thể loại

  Kiểu bài giải thích (một đoạn văn), gồm hai yêu cầu cụ thể:   • Lọc các tình tiết chính dẫn đến kết thúc. • Chỉ ra nét đẹp về nhân cách và quan hệ giữa hai nhân vật để giải thích cảnh kết thúc.  

- Nội dung

  Sức cảm hoá mạnh mẽ của cái đẹp đối với con người.  

GỢI Ý

  Trước khi giải thích hai câu văn (đề bài) theo hai yêu cầu về thể loại, cần giới thiệu câu chuyện đầy kịch tính, nhân vật và một sự lập luận chuẩn bị cho việc giải thích. Thân bài có thể được triển khai thành ba đoạn chính sau đây.  

A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT

  1. Chữ người tử tù được dựng trên một tình huống giàu kịch tính. Không gian là nhà giam tử tù, thời gian là những ngày cuối cùng trước khi tử tội Huấn Cao bị giải về kinh chịu án chém. Trên bình diện xã hội, họ là những kẻ đối địch: một người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình, người kia là ngục quan, đại diện bộ máy cai trị của triều đình ấy. Trên bình diện nghệ thuật, họ lại là những người tri kỉ: một người có thư pháp tuyệt vời, người kia lại suốt đời ngưỡng mộ cái tài hoa ấy.

2. Tình huống dẫn đến xung đột trong việc lựa chọn của viên quản ngục: hoặc làm tròn phận sự viên quan thì phải chà đạp lên tấc lòng tri ki, hoặc muốn trọn lòng tri kỉ thì phải vượt lên phép tắc triều đình. Theo cách thứ nhất, chiến thắng sẽ thuộc về sự tầm thường; còn theo cách thứ hai, chiến thắng sẽ thuộc về cái “đẹp”. Viên quản ngục xứng đáng là một người tri kỉ, dám sống với tấm lòng biệt nhỡn liên tài. Oái oăm thay, trong mắt Huấn Cao, quản ngục chỉ là một kẻ tiểu nhân đáng khinh. Đến phiến trát thứ hai đòi giải tử tội về kinh, ông Huấn mới có dịp nhận ra viên quản ngục là một con người cao đẹp: sự xung đột được mở ra.

 

3. Cảnh kết thúc truyện

  - Vai trò của cảnh kết thúc trong truyện (đặc biệt là truyện lãng mạn) là gắn chặt với tư tưởng chủ đề của tác phẩm, một khâu cuối cùng hết sức quan trọng của cốt truyện, thường biểu lộ trực tiếp thái độ hoặc khát vọng của nhà văn đối với con người và cuộc sống.   - Đoạn kết của Chữ người tử tù là một đoạn kết đặc biệt kì lạ, là một cảnh tượng xưa nay hiếm. Nếu không đọc tác phẩm hoặc tách đoạn kết đó khỏi hệ thống cốt truyện và nhân vật thì sẽ không thể nào hiểu được, vì từ cổ chí kim đã bao giờ có cảnh quan ngục vái một người tù với niềm kính cẩn đến thế. Thế giới ngục tù là thế giới tàn bạo. Vì sao có sự đổi ngôi này, vì sao có sự gắn bó tri âm giữa quản ngục với người tù?  

B. CÁC TÌNH TIẾT CHÍNH CỦA CỐT TRUYỆN DẪN ĐỂN CẢNH KẾT

  - Nhà tù tỈnh Sơn chuẩn bị đón những tên tử tù nguy hiểm, trong đó đứng đầu là Huấn Cao. Trước khi tù nhân đến, viên quản ngục đã tỏ lòng khâm phục Huấn Cao vì cái tài viết chữ đẹp. Trong lòng viên quản ngục đã có ý muốn biệt đài Huấn Cao. Đêm, quản ngục ngồi một mình, nghĩ về mình, về viên thư lại dưới quyền: ...hắn cũng như mình chọn nhầm nghề mất rồi.   - Sáng hôm sau, Huấn Cao và năm kẻ tử tù khác được giải đến. Họ đều tỏ rõ khí phách ngang tàng, ngạo nghễ (hành động dỗ gông đuổi rệp).   - Suốt nửa tháng, quan ngục biệt đãi ông Huấn và năm người tử tù, Huấn Cao khinh bạc vì chưa hiểu quản ngục.   - Quản ngục mong muốn xin Huấn Cao mấy chữ đại tự trên lụa trắng.   - Có lệnh chuyển tù, quản ngục nhờ thơ lại đến nói với Huấn Cao tâm sự của mình. Ông Huấn đồng ý. Đêm viết chữ kì lạ xảy ra trong ngục. Viết xong, Huấn Cao khuyên quản ngục bỏ nghề.  

C. NHÂN CÁCH CỦA HUẤN CAO VÀ VIÊN QUẢN NGỤC

Nhân cách của mỗi người được thể hiện trong quan hệ giữa hai nhân vật.  

1. Nhân cách Huấn Cao

 

- Con người tài hoa bởi nghệ thuật viết chữ Hán đẹp, nhanh, đã từng nổi tiếng khắp vùng, nhưng ý thức được giá trị văn hóa của cái tài nên không phải ai xin chữ ông cũng cho. “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế 'mà phải ép mình viết câu đối bao giờ”.

 

- Con người có khí phách phi thường, tiếng tăm đó đã đến tai viên quản ngục từ trước. Khi chờ ngày xử chém, người tù vẫn ung dung ngạo nghễ trong cảnh giam cầm, vẫn đường hoàng không nao núng: “Đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là”. Viên quản ngục khâm phục khí phách này của ông, trong khi Huấn Cao vẫn tỏ ra khinh bạc.

 

- Con người có thiên lương cao cả. Mặc dù tiền bạc, quyền lực không lung lay được ông nhưng Huấn Cao không phải là con người có trái tim sắt đá. Trước đó, thái độ Huấn Cao đối với quản ngục là khinh bạc, nhưng khi biết quản ngục vốn có một tâm hồn trong sáng lại lạc vào chốn bùn nhơ thì ông Huấn thay đổi thái độ: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài”... và Huấn Cao đã sẵn sàng cho chữ quan ngục.

  - Nhân cách Huân Cao như một thứ ánh sáng rọi vào bóng đêm tù ngục, có thể làm cháy sáng những tâm hồn u ẩn.  

2. Nhân cách viên quản ngục

  - Đây không phải là một viên quản ngục thường gặp: tàn bạo, ngu dốt trong nhà tù xã hội cũ. Ngay khi nghe tin Huấn Cao sẽ tới, quan ngục đã tỏ cảm tình với tử tù.  

- Viên quản ngục biết trọng người tài, biết tiếc cái tài, biết giá trị của cái đẹp. Chính Huấn Cao đã cảm kích: quản ngục là một tấm lòng trong thiên hạ, một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.

 

- Quản ngục là người có lương tri trong sạch “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, khao khát thoát khỏi nơi ô uế này. Sau khi ý nguyện xin chữ đã được thỏa mãn, được lời khuyên của Huấn Cao, phải “thoát khỏi cái nghề này để giữ cho cái thiên lương lành vững”. Cảm phục Huấn Cao, quản ngục vừa khóc vừa vái và nói lời cuối cùng: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

 

- Hành động cuối cùng của quản ngục chứng tỏ sức cảm hóa mạnh mẽ của cái đẹp, của giá trị văn hóa. Môi trường đen tối không phải lúc nào cũng tha hóa được con người, nếu con người còn một tình yêu đối với cái đẹp. Đó là khát vọng lãng mạn của nhà văn.

Trong đoạn kết truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục điều gì sau khi cho chữ? Câu nói “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”của viên quản ngục có ý nghĩa như thế nào?


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 Ý a b 2 a b ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2012 Môn: NGỮ VĂN; Khối C và Khối D (Đáp án - Thang điểm có 03 trang) Nội dung Trong đoạn kết truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục điều gì sau khi cho chữ? Câu nói “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” của viên quản ngục có ý nghĩa như thế nào? Điều Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục - Nên tìm về quê, thay chốn ở để giữ thiên lương cho lành vững. - Từ bỏ nghề coi ngục rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ý nghĩa câu nói “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” của viên quản ngục - Tự nhận mình là kẻ mê muội và nghe theo lời khuyên của Huấn Cao. - Thể hiện thái độ kính phục, ngưỡng mộ trước một nhân cách cao cả; bày tỏ lòng biết ơn chân thành với ân nhân khai sáng tâm hồn mình. - Thể hiện nhân cách của viên quản ngục, một người không chỉ có tấm lòng biệt nhỡn liên tài mà còn biết phục thiện. Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp Giải thích ý kiến - Nghề nghiệp là cách nói khái quát về ngành nghề, công việc của mỗi người trong xã hội; cao quý là có giá trị lớn về mặt tinh thần, rất đáng trân trọng. - Ý kiến nhằm khẳng định mọi ngành nghề trong xã hội đều quan trọng; giá trị cao quý của nghề nghiệp là do con người làm nên chứ không phải do bản thân nghề nghiệp đó. Bàn luận ý kiến - Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người + Bản thân nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người; sự cao quý ấy phải do tự thân con người làm nên trong quá trình thực hiện nghề nghiệp của mình. + Trong xã hội, không có nghề tầm thường; bất cứ nghề nào mang lại lợi ích cho con người và cộng đồng đều đáng được trân trọng, tôn vinh. - Chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp + Thước đo giá trị nghề nghiệp là hiệu quả và phẩm chất đạo đức của người lao động trong công việc. + Sự cao quý của nghề nghiệp là do con người biết đem hết tài năng, sức lực và phẩm chất đạo đức của mình để làm nên các giá trị vật chất hoặc tinh thần, giúp cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. 1 Điểm 2,0 0,5 0,5 0,5 0,5 3,0 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu Ý c Nội dung - Phê phán một số quan niệm lệch lạc trong xã hội hiện nay khi cho rằng có nghề cao quý, có nghề tầm thường và chạy theo những ngành nghề chỉ đem lại lợi ích trước mắt cho cá nhân. Bài học nhận thức và hành động Điểm 0,5 - Cần phải biết chọn nghề phù hợp với năng lực và trình độ của bản thân. 3.a a b - Cần nuôi dưỡng niềm say mê, tình cảm yêu nghề để có thể tận tâm và cống hiến được nhiều nhất cho xã hội. Cảm nhận về đoạn thơ trong Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm Vài nét về tác giả, tác phẩm - Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước; thơ ông giàu chất trí tuệ, suy tư sâu lắng, cảm xúc nồng nàn. - Đất Nước thuộc phần đầu chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, được sáng tác năm 1971 ở chiến khu Trị - Thiên. 5,0 0,5 Cảm nhận về đoạn thơ Nội dung: Khẳng định đất nước của nhân dân vì chính nhân dân đã làm ra Đất Nước - Nhân dân là những người bình thường, vô danh nhưng họ đã thầm lặng xây dựng, mở mang, khai phá, kiến tạo nên đất nước (Không ai nhớ mặt đặt tên/ Nhưng họ đã làm ra Đất Nước; Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân…). - Nhân dân là những người đã sáng tạo, gìn giữ và lưu truyền những giá trị vật chất, văn hóa tinh thần cho đời sau (Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng; chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi; truyền giọng điệu mình cho con tập nói). - Nhân dân là những người không tiếc máu xương, sẵn sàng đứng lên bảo vệ đất nước trước những biến động lịch sử và hiểm họa xâm lăng (Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm/ Có nội thù thì vùng lên đánh bại). Nghệ thuật - Thể thơ tự do; ngôn từ, hình ảnh vừa gần gũi quen thuộc vừa mang tính khái quát; các biện pháp tu từ được sử dụng một cách linh hoạt. c 0,5 - Cảm xúc thơ chân thành, tha thiết; giọng điệu tâm tình, có sự hòa quyện giữa chất trữ tình và chính luận. Đánh giá chung - Đoạn thơ là những suy nghĩ, phát hiện mới mẻ về vai trò của nhân dân trong lịch sử; khẳng định một tư tưởng mang tính thời đại: Đất Nước Nhân dân. - Đất Nước không chỉ thể hiện tình cảm yêu nước sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm mà còn khơi dậy niềm tự hào về quê hương, tổ quốc trong lòng mỗi người. 2 1,0 1,0 1,0 0,5 0,5 0,5 Câu 3.b Ý a b Nội dung Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa để thấy được cái nhìn thấu hiểu và trĩu nặng tình thương đối với con người của Nguyễn Minh Châu Vài nét về tác giả, tác phẩm - Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong trên hành trình đổi mới, là người mở đường “tinh anh và tài năng” của văn học Việt Nam sau năm 1975. - Chiếc thuyền ngoài xa (1983) khai thác sâu sắc số phận cá nhân con người, những vấn đề đạo đức với nhiều suy tư trăn trở của người cầm bút. Điểm 5,0 0,5 Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài để làm sáng tỏ nhận định Nội dung - Nhân vật đã thể hiện cái nhìn thấu hiểu của nhà văn về số phận con người + Thấy được tình cảnh và nỗi khổ của người đàn bà hàng chài: kém may mắn, cuộc sống lam lũ, cơ cực, bấp bênh (thuyền chật, con đông, nghèo đói, có lúc 1,0 cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối…). + Thấu hiểu bi kịch của người đàn bà bị bạo hành: thường xuyên bị chồng đánh đập một cách tàn nhẫn, vô lí (Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận 0,5 nặng). - Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, nhà văn đã thể hiện cái nhìn trĩu nặng tình thương với con người + Phát hiện đằng sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục là những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật: thấu hiểu lẽ đời; bao dung, cảm thông với nỗi khổ của chồng; thương 1,0 con vô bờ bến (Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình...). + Cảm thương, chia sẻ và trân trọng khát khao hạnh phúc bình dị, đời thường 0,5 của nhân vật (Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no...). Nghệ thuật - Tạo được tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống 0,5 và nhân vật. - Tính cách nhân vật được thể hiện qua nhiều mối quan hệ; giọng điệu xót xa, 0,5 chiêm nghiệm. c Đánh giá chung - Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện cái nhìn mới mẻ, sâu sắc, mang tính thời sự của Nguyễn Minh Châu về cuộc sống và số phận con người. 0,5 - Qua phản ánh những nghịch lí cuộc đời, nhà văn thể hiện tình cảm chân thành với những người lao động nghèo khổ; cảnh báo về thực trạng bạo hành gia đình và góp phần lí giải nguyên nhân của thực trạng ấy. Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể từng câu cần dựa vào bản hướng dẫn chấm kèm theo. - Hết 3