Không lưu được file Excel Read Only

Trong bài viết dưới dây, Thủ Thuật Phần Mềm sẽ hướng dẫn bạn đọc cách sửa lỗi không lưu được file Excel.

Lưu file dưới dạng Save As

Một số trường hợp, bạn mở bảng tính ngay trên OutLook, hoặc mở file dưới dạng Read only; bạn có thể chỉnh sửa file nhưng khi lưu file tính vào; Excel sẽ cảnh báo bạn với nội dung như sau:

Với trường hợp này, bạn nhấn nút OK => Excel sẽ tự động xuất hiện cửa sổ Save As , bạn chỉ việc lựa chọn đường dẫn đến thư mục bạn cần lưu và lưu file đó vào.

Một số trường hợp do file gốc bị lỗi hoặc đơn giản là do bạn không có quyền [Permission] để sửa / lưu file vào thư mục đó.

Vậy trước tiên bạn thử công cụ Save As bằng cách nhấn chuột vào thẻ File, Chọn Save As và lưu file đó vào thư mục bạn có quyền truy cập/sửa.

Thay đổi định dạng File

Nếu như bạn thử cách Save As mà file vẫn lỗi, vậy bạn thử đổi sang định dạng file và lưu xem còn lỗi không bằng cách truy cập File =>Save As. Sau đó trên hộp thoại Save As, chọn định dạng file khác và lưu file có phần đuôi mở rộng là .xlsx hoặc .xlsm.

Vô hiệu hóa Add-In Excel

Để loại trừ khả năng do các Add-In đã được thiết lập ở file gốc khiến cho bạn không lưu được file, bạn vô hiệu hóa các Add-In bằng các bước sau:

Bước 1: Truy cập File => Options.

Bước 2: Trên cửa sổ Excel Options, chọn Add-ins [1] => Manage chọn Excel Add-In [2]  => Go [3].

Bước 3: Vô hiệu hóa từng Add-In một và kiểm tra xem lỗi còn hay không.

Ngoài các lý do trên, File Excel không lưu được có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Phần mềm diệt virus gây xung đột.
  • Lưu tên file vượt quá kí tự cho phép.
  • Dung lượng ổ cứng không đủ…..

Nếu như bạn đã thử các cách làm trên mà không được thì bạn mở một file Excel mới và sao chép thủ công dữ liệu từ file gốc sang file excel mới và lưu file lại.

Hi vọng với những thủ thuật đơn giản này sẽ phần nào hỗ trợ bạn trong quá trình làm việc và học tập được thuận lợi hơn. Chúc các bạn thành công!

Thỉnh thoảng bạn có nhận được bản Excel hoặc Word từ người khác, bạn cần chỉnh sửa nhưng lại được thông báo rằng bạn chỉ có quyền "Read only" [chỉ được đọc] và bạn chỉ có quyền đọc mà không được sửa hay thực hiện bất kì thay đổi nào. Dưới đây Thủ Thuật Phần Mềm sẽ hướng dẫn bạn cách loại bỏ thuộc tính "Read only" trên Work, Excel.

Tắt chế độ Protected View trên Word/ Excel

Cách 1

Khi bạn mở tập tin Word/ Excel, Office sẽ thông báo rằng file của bạn đang được Protected View. Cách xử lý đơn giản là bạn nhấn chuột vào nút Enable Editing [Kích hoạt chỉnh sửa]. Và tập tin của bạn có thể chỉnh sửa.

Với cách làm này bạn có thể tắt chế độ Protected View cho từng tập tin mà bạn chỉnh sửa. Để tắt chế độ Protected View cho toàn bộ các tập tin sau này.

Cách 2

Bước 1: Vào File [1] => Chọn Options [2].

Bước 2: Cửa sổ Options hiện lên, chọn thẻ Trust Center [1] => nhấn chuột vào nút Trust Center Setting [2].

Bước 3: Cửa sổ Trust Center xuất hiện, bạn chọn thẻ Protected View [1] => rồi bỏ dấu check/dấu tích ở 3 ô như mô tả trong ảnh dưới [2] => rồi nhấn OK [3] để lưu lại là được.

Bạn làm tương tự các bước trên với tập tin là Excel.

Thay đổi thuộc tính của file

Một số tệp tin bị khóa tính năng chỉnh sửa do người khởi tạo thay đổi thuộc tính của file. Khi mở tập tin, bạn không chỉnh sửa được file dù đã tắt chế độ Protected View. Vậy khi đó bạn kiểm tra tên của tập tin ở trên cùng, Office sẽ cảnh báo "Read-Only" [chỉ được đọc].

Với trường hợp này, bạn có thể tắt chế độ "Read-Only" bằng các bước sau:

Bước 1: Bạn tắt tệp tin đó nếu đang mở. Nhấn chuột phải chuột vào file cần sửa chọn Properties.

Bước 2: Cửa sổ Properties hiện ra, bỏ chọn [tick] ở mục Read-only [1] => nhấn nút OK [2].

Bước 3: Bạn mở lại tệp tin, trên tiêu đề của tệp tin đã không còn thông báo "Read-Only" và giờ đây bạn có thể chỉnh sửa nội dung theo yêu cầu.

Tạo một bản sao khác bằng Save As

Nếu như bạn đã thực hiện các cách làm mà Thủ Thuật Phần Mềm hướng dẫn ở trên mà vẫn chưa hiệu quả. Vậy bạn nên tạo một bản sao khác bằng công cụ Save As.

Bước 1: Bạn mở tệp tin bị khóa chỉnh sửa, vào File [1] => chọn thẻ Save As [2] => Chọn đường dẫn lưu file [3].

Bước 2: Cửa sổ đường dẫn thư mục hiện ra, bạn đặt tên cho tệp tin mới [1] rồi nhấn chuột vào nút Save [2].

Bước 3: Bạn mở tệp tin mà vừa tạo và chỉnh sửa nội dung theo yêu cầu.

Chúc các bạn thành công!

Chế độ Read Only [chỉ đọc] đã gây ra không ít phiền toái cho người dùng khi họ muốn chỉnh sửa bảng tính hay đối chiếu công thức. Bài viết dưới đây của Win Giá Rẻ sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết 5 cách gỡ bỏ chế độ Read Only trên Excel đơn giản và nhanh nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!

Chế độ Read Only trên Excel

Bất kỳ một File Excel nào mà bạn tải về từ trên mạng hoặc được chia sẻ từ bạn bè, khi mở chúng trên thiết bị thì bạn sẽ bắt gặp dòng thông báo Security Warning. Điều này có nghĩa là bạn chỉ được phép đọc dữ liệu có trong File chứ không thể chỉnh sửa hay thay đổi bất kì điều gì.

Thao tác tắt chế độ Read Only trong File Excel sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc truy cập và thoải mái chỉnh sửa dữ liệu, đồng thời cùng góp phần nâng cao trải nghiệm của người dùng với ứng dụng Microsoft Excel nằm trong các phiên bản Office bản quyền mới nhất như: Office 2019, Office 2021, Office 365,…

5 cách gỡ bỏ chế độ Read Only trên Excel nhanh nhất

Kích hoạt chế độ Enable Content trong Excel

Nếu bạn muốn “xử lý” chế độ Read Only một cách nhanh chóng nhất thì hãy để ý đến dòng thông báo Security Warning ở ngay phía dưới thanh công cụ. Bạn chỉ cần nhấn chọn nút Enable Content để nhận được quyền chỉnh sửa và sử dụng File Excel như bình thường.

Tắt chế độ Protected View trong Excel Options

Bước 1: Bạn mở File Excel đã tải -> nhấn chọn File -> chọn Options.

Bước 2: Trong cửa sổ Excel Options bạn chọn mục Trust Center -> chọn Trust Center Settings.

Bước 3: Giao diện của mục Trust Center hiện lên -> bạn chọn Protected View -> bạn bỏ tích tại cả 3 tùy chọn trong hộp thoại này -> nhấn OK để gỡ bỏ hoàn toàn chế độ Read Only trong bảng tính.

Tắt chế độ Read Only trong Properties

Bước 1: Trước hết, bạn cần tìm đượ vị trí File Excel đã tải trong thư mục lưu trữ -> nhấn chuột phải -> chọn mục Properties để mở hộp thoại.

Bước 2: Tiếp đó trong tab General -> bạn bỏ tích tại ô Read-only trong phần Attributes -> nhấn Apply -> nhấn OK là xong rồi đó.

Tạo File Excel mới bằng cách sao chép dữ liệu

Với cách này, bạn chỉ cần mở File Excel đã tải -> nhấn vào mũi trên ở phía trên cùng bên trái của bảng tính hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + A để sao chép dữ liệu -> chọn Copy [Ctrl + C] -> mở File Excel mới [File -> New hoặc Ctrl + N] -> chọn Paste [hoặc Ctrl + V] để thực hiện sao chép toàn bộ dữ liệu sang một File mới và tiến hành chỉnh sửa.

Tạo một bản sao lưu dữ liệu

Bước 1: Trong giao diện File Excel đang mở -> nhấn chọn File -> chọn Save As -> chọn This PC -> chọn More Options trong mục Downloads.

Bước 2: Cửa sổ Save As hiện lện -> bạn chọn mục Tools -> chọn General Options.

Bước 3: Cuối cùng bạn bỏ chọn tích tại ô Real-only recommended -> nhấn OK -> nhấn Save là đã hoàn tất tạo một bản sao lưu dữ liệu.

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về 5 cách gỡ bỏ chế độ Read Only trên Excel đơn giản và  nhanh nhất mà bạn có áp dụng. Hy vọng rằng bài viết của Win Giá Rẻ đã giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề