Khuếch tán trong sinh học là gì

I. VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG

1. Khái niệm

- Vận chuyển thụ động là vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không cần tiêu tốn năng lượng.

- Nguyên lí vận chuyển thụ động là sự khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

- Thẩm thấu: Nước từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.

- Thẩm tách: Các chất hòa tan từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

2. Các kiểu vận chuyển qua màng

- Khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép gồm các chất không phân cực và các chất có kích thước nhỏ như $CO_{2}$, $O_{2}$

- Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng gồm các chất phân cực có kích thước lớn (gluxit).

- Khuếch tán qua kênh prôtêin đặc hiệu theo cơ chế thẩm thấu (các phân tử nước).

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán qua màng

- Nhiệt độ môi trường.

- Sự chênh lệch nồng độ các chất trong và ngoài màng.

* Một số loại môi trường:

+ Ưu trương: Nồng độ chất tan ngoài tế bào cao hơn trong tế bào.

+ Đẳng trương: Nồng độ chất tan ngoài tế bào và trong tế bào bằng nhau.

+ Nhược trương: Nồng độ chất tan ngoài tế bào thấp hơn trong tế bào.

II. VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG

1. Khái niệm

- Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược dốc nồng độ) và có sự tiêu tốn năng lượng.

2. Cơ chế

- ATP + prôtêin đặc chủng cho từng loại cơ chất.

- Prôtêin biến đổi chất để đưa ra ngoài tế bào hay đưa vào bên trong tế bào.

III. NHẬP BÀO VÀ XUẤT BÀO

1. Nhập bào

- Là tế bào đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng sinh chất.

- Thực bào: Tế bào động vật ăn các hợp chất có kích thước lớn (chất rắn) nhờ các enzim phân hủy.

- Ẩm bào: Đưa các giọt dịch vào tế bào.

2. Xuất bào

- Các chất thải trong túi kết hợp với màng sinh chất đẩy ra ngoài tế bào.