Khuếch tán trong sinh học là gì

I. VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG

1. Khái niệm

- Vận chuyển thụ động là vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không cần tiêu tốn năng lượng.

- Nguyên lí vận chuyển thụ động là sự khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

- Thẩm thấu: Nước từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.

- Thẩm tách: Các chất hòa tan từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

2. Các kiểu vận chuyển qua màng

- Khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép gồm các chất không phân cực và các chất có kích thước nhỏ như $CO_{2}$, $O_{2}$

- Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng gồm các chất phân cực có kích thước lớn [gluxit].

- Khuếch tán qua kênh prôtêin đặc hiệu theo cơ chế thẩm thấu [các phân tử nước].

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán qua màng

- Nhiệt độ môi trường.

- Sự chênh lệch nồng độ các chất trong và ngoài màng.

* Một số loại môi trường:

+ Ưu trương: Nồng độ chất tan ngoài tế bào cao hơn trong tế bào.

+ Đẳng trương: Nồng độ chất tan ngoài tế bào và trong tế bào bằng nhau.

+ Nhược trương: Nồng độ chất tan ngoài tế bào thấp hơn trong tế bào.

II. VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG

1. Khái niệm

- Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao [ngược dốc nồng độ] và có sự tiêu tốn năng lượng.

2. Cơ chế

- ATP + prôtêin đặc chủng cho từng loại cơ chất.

- Prôtêin biến đổi chất để đưa ra ngoài tế bào hay đưa vào bên trong tế bào.

III. NHẬP BÀO VÀ XUẤT BÀO

1. Nhập bào

- Là tế bào đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng sinh chất.

- Thực bào: Tế bào động vật ăn các hợp chất có kích thước lớn [chất rắn] nhờ các enzim phân hủy.

- Ẩm bào: Đưa các giọt dịch vào tế bào.

2. Xuất bào

- Các chất thải trong túi kết hợp với màng sinh chất đẩy ra ngoài tế bào.


Video liên quan

Chủ Đề