Kiến trúc bố trí của cung văn hóa việt tiệp năm 2024

Theo thông báo của UBND TP Hải Phòng ngày 16/12, về ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng tại cuộc họp với các ngành, đơn vị về giải tỏa một số địa điểm trong khuôn viên của Cung văn hóa Việt Tiệp và Cung văn hóa Thanh niên, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng – ông Lê Khắc Năm yêu cầu Liên đoàn Lao động thành phố chỉ đạo Cung Văn hóa Việt Tiệp thực hiện chấm dứt ngay các hợp đồng cho thuê hoặc liên kết, thực hiện giải tỏa các điểm từ ngày 15/12 và hoàn thành trong tháng 12/2016; giao UBND quận Ngô Quyền hướng dẫn giám sát Cung Văn hóa Việt Tiệp tổ chức giải tỏa các điểm, lập phương án đề nghị hỗ trợ kinh phí để tháo dỡ.

Một khu vui chơi giải trí được hộ kinh doanh đầu tư khá lớn có vị trí đắc địa trong khuôn viên Cung Việt Tiệp.

Văn bản này của UBND TP Hải Phòng cũng giao các cơ quan hữu trách hướng dẫn Cung Văn hóa Việt Tiệp tổ chức kiểm kê, hỗ trợ các đơn vị phải chấm dứt hợp đồng để thực hiện chủ trương giải tỏa của thành phố.

Trao đổi với phóng viên Dân trí về chủ trương “xoá sổ” khu vui chơi giải trí tại Cung Việt Tiệp của UBND TP Hải Phòng để nhường chỗ cho dự án phúc lợi xã hội, hầu hết các hộ kinh doanh đều ủng hộ chủ trương chung của thành phố song vẫn mong muốn việc di dời được lùi ra sau Tết.

Theo phản ánh của nhiều lao động đang làm việc trong khu vui chơi giải trí của Cung Văn hoá Việt Tiệp, [TP Hải Phòng], những ngày áp Tết là thời gian "vàng" để các điểm vui chơi ở đây kiếm khách. Nhưng sau “lệnh” đóng cửa khu vui chơi giải trí này, hàng trăm lao động đang làm việc tại các địa điểm kinh doanh, dịch vụ trong Cung văn hóa Lao động hữu nghị Việt Tiệp, đang đứng trước nguy cơ mất việc làm. Các hộ kinh doanh cũng khốn đốn vì mất cơ hội làm ăn ngày Tết.

![ Khu vui chơi giải trí bậc nhất của TP Đất Cảng nằm trong Cung Văn hoá Việt Tiệp chuẩn bị phải di dời. ][//icdn.dantri.com.vn/2016/cungvanhoa3-1482874685105.jpg]

Khu vui chơi giải trí bậc nhất của TP Đất Cảng nằm trong Cung Văn hoá Việt Tiệp chuẩn bị phải di dời.

Theo tìm hiểu của phóng viên, khu vui chơi giải trí này với nhiều loại hình kinh doanh như quán bar, vũ trường, karaoke, cà phê… do các hộ kinh doanh thuê lại mặt bằng của Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Tiệp [cung Việt Tiệp] từ nhiều năm nay.

![ Quán karaoke, quán bar nằm trong khu vui chơi giải trí bậc nhất của TP cảng trước ngày bị di dời. ][//icdn.dantri.com.vn/2016/cungvanhoa1-1482874685102.jpg]

Quán karaoke, quán bar nằm trong khu vui chơi giải trí bậc nhất của TP cảng trước ngày bị di dời.

Sẽ di dời đúng lộ trình

Trước chỉ đạo trên của UBND TP Hải Phòng, gần 10 hộ kinh doanh và hàng trăm lao động đã làm đơn đề nghị các cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi của người lao động đang có nguy cơ mất việc làm vào dịp Tết Nguyên đán; các hộ kinh doanh kiến nghị Thành uỷ, UBND TP Hải Phòng xem xét cho lùi thời hạn di dời các cơ sở kinh doanh đến sau Tết Nguyên đán 2017; việc giải tỏa các điểm kinh doanh theo lộ trình phải đảm bảo các quy định của pháp luật để giảm thiểu thiệt hại cho các đơn vị, giảm bớt khó khăn người lao động.

![ UBND TP Hải Phòng quyết di dời các điểm kinh doanh dịch vụ ra khỏi Cung văn hóa để nhường chỗ cho các hoạt động phúc lợi xã hội. ][//icdn.dantri.com.vn/2016/cungvanhoa2-1482874685103.jpg]

UBND TP Hải Phòng quyết di dời các điểm kinh doanh dịch vụ ra khỏi Cung văn hóa để nhường chỗ cho các hoạt động phúc lợi xã hội.

Một hộ kinh doanh cho biết, ngày 16/12, UBND TP ban hành thông báo yêu cầu thực hiện chấm dứt ngay các hợp đồng cho thuê hoặc liên kết, buộc các hộ kinh doanh phải tháo dỡ công trình xong trước ngày 31/12. Theo hộ kinh doanh này thì yêu cầu này quá gấp gáp, gây khó khăn cho doanh nghiệp, không kịp tìm địa điểm kinh doanh mới trước Tết...

Các hộ kinh doanh cho biết thêm, việc liên doanh, liên kết của Cung văn hóa Việt Tiệp được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đồng ý, các hợp đồng liên kết trước khi ký kết đều được sự chỉ đạo và phê duyệt của Thường trực Liên đoàn Lao động thành phố. Vì vậy họ mong việc di dời cũng cần có lộ trình phù hợp để hạn chế thiệt hại.

Về vấn đề này, sáng nay 29/12, trao đổi với phóng viên Dân trí, một cán bộ của Văn phòng UBND TP Hải Phòng cho biết, việc di dời các cơ sở kinh doanh vui chơi giải trí tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Tiệp được chia làm hai giai đoạn.

Đối với các hộ kinh doanh phù hợp với quy hoạch, UBND TP Hải Phòng sẽ cho lùi thời hạn di dời đến 31/3/2017, còn lại 6 hộ kinh doanh không phù hợp với quy hoạch thì phải di dời trước ngày 31/12/2016 và sẽ được hỗ trợ kinh phí di dời, còn cơ sở vật chất trên đất sẽ không được xem xét đền bù, đúng như hợp đồng được ký kết giữa các hộ kinh doanh và Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Tiệp.

[Xây dựng] - Năm 2023, Quảng Ninh kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh [30/10/1963 - 30/10/2023], người dân sinh sống lâu năm ở địa phương tự nhận xét những công trình xây dựng có giá trị để đời trên quê hương mình; trong đó có Cung văn hóa lao động Việt Nhật, là một tuyệt tác kiến trúc nhà hát.

Cung VHLĐ Việt Nhật, diện tích sử dụng đất 14.942m2, gồm 2 khu A và B. Khu A rộng 11.082m2, khu B rộng 3.860m2.

Nhật Bản là nước tư bản lớn đầu tiên đặt quan hệ ngoại giao với nước ta sau Hiệp định Pari, Mỹ rút quân về nước và là nước tư bản đầu tiên đầu tư vào nước ta với công trình Cung văn hóa lao động Việt Nhật [VHLĐ] xây dựng ở phường Hồng Gai, thành phố Hạ Long, do Tổ chức Công đoàn SOHYO Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho công nhân vùng mỏ, khởi công xây dựng năm 1976, khánh thành đưa vào hoạt động ngày 2/9/1978.

Hiện Cung VHLĐ Việt Nhật là 1 trong 5 công trình cung VHLĐ ở Việt Nam, đó là Cung VHLĐ Hữu nghị Việt Xô, khởi công xây dựng ngày 7/11/1978, khánh thành đưa vào hoạt động ngày 1/9/1985; Cung Hữu nghị Việt - Trung khởi công xây dựng tháng 3/2015 khánh thành đưa vào sử dụng 12/11/2017 [Hà Nội]; cung VHLĐ Hữu nghị Việt Tiệp [Hải Phòng] khởi công xây dựng ngày 16/2/1986, khánh thành đưa vào sử dụng ngày 17/12/1989; Cung VHLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.

Cung VHLĐ Việt Nhật, diện tích sử dụng đất 14.942m2, gồm 2 khu A và B. Khu A rộng 11.082m2, khu B rộng 3.860m2. Trung tâm của công trình là khu rạp hát [Hội trường A] có sân khấu rộng 450m2 cao 18m, phông - rèm sân khấu bằng ròng rọc cố định với 748 chỗ ngồi, đặt trên 25 bậc, dùng để tổ chức hội họp, các sự kiện văn hóa - chính trị đông người và đáp ứng các yêu cầu biểu diễn ca múa nhạc, chương trình văn nghệ quy mô lớn, trình diễn xiếc nghệ thuật hiện đại. Hội trường B trong quần thể kiến trúc là phòng họp 250 chỗ và bên cạnh đó còn có các phòng chức năng tiện nghi, hiện đại để tổ chức hoạt động các câu lạc bộ và lớp học năng khiếu sở thích.

Trong gần 50 năm hoạt động, Cung VHLĐ Việt Nhật đã diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng, như nơi tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, Đại hội Đảng bộ thành phố Hạ Long; mít tinh lễ hội lớn của tỉnh; hàng vạn cuộc hội diễn biểu diễn văn hóa nghệ thuật của công nhân lao động; nơi ươm trồng hàng ngàn tài năng nghệ thuật của vùng than. Cung VHLĐ Việt Nhật từng vinh dự được đón Tổng Bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo; Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến thăm.

Tuy vậy, nhưng ngày đầu xây dựng công trình này cũng gặp nhiều trắc trở, trong nội bộ nhiều người không đồng thuận, còn mặc cảm với Nhật Bản cường quốc đã từng để lại vết sẹo chiến tranh tại địa phương mà sinh nghi, không rõ lòng tốt của người Nhật là thật hay giả. Có người còn hoang tưởng rằng, tư bản Nhật thâm hiểm đặt hình Quốc kỳ Nhật ở giữa vùng than. Khi ấy ông Lê Bùi là Chủ tịch Công đoàn tỉnh, một lão thành cách mạng có uy tín đã kiên trì thuyết phục tập thể lãnh đạo tỉnh để công trình được xây dựng tại trung tâm của tỉnh.

Nhưng công trình cũng phải chấp nhận điều chỉnh lại thiết kế kiến trúc, bỏ lại 1 trong số 2 khối 5 tầng như hiện nay. Bản gốc thiết kế hình khối vuông tròn mạch lạc. Theo văn hóa cổ phương Đông, vuông tròn là biểu trưng cho sự hoàn thiện nhất, thành ngữ ta có câu mong cho “mẹ tròn con vuông”, người Nhật rất tín chỉnh chu, coi khối vuông tròn là sự phong thủy trong kiến trúc.

Công trình Cung VHLĐ Việt Nhật phần nào mất đi tổng thể không gian kiến trúc, nhưng cơ bản còn lưu lại những giá trị học thuật về nghề xây dựng. Hiện tuổi thọ công trình đã gần 1 nửa thế kỷ mà vẫn sử dụng tốt, vẫn là một công trình tiêu biểu về kỹ thuật xây dựng, một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật hàng đầu ở địa phương. Công trình càng dùng lâu, càng thấy rõ giá trị khác biệt về kiến trúc, gắn với công năng sử dụng. Giới chuyên môn càng khám phá, càng vỡ vạc thêm những nét bí ẩn của công trình xây dựng dành cho hoạt động văn hóa công cộng này.

Một công trình lớn xây dựng chủ yếu bằng vật liệu xây dựng trong nước từ xi măng, sắt thép và gạch xây, gạch ốp tường lát nền cũng là sản phẩm sẵn có tại địa phương. Một tòa nhà lớn kiên cố, nhưng công trình xây dựng không thấy nặng nề, diện tích công năng sử dụng hợp lý. Có thể nói, trong nghề xây lắp các hạng mục vôi vữa không thừa không thiếu một viên gạch… rất khâm phục.

Vách hội trường cao bằng tòa nhà 5 tầng, nhưng người ngồi dưới không hề có cảm giác sợ hãi, bởi kiến trúc theo hình tổ mối, như rút ngắn khẩu độ.

Chủ Đề