Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông đô thị

Là ngành liên quan mật thiết đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ xã hội, với sự phát triển mạnh trong thời gian qua, ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông thu hút một lượng lớn nguồn lực, nhân lực và còn tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới.

Các công việc chuyên môn của ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

Với khối lượng công việc xây dựng công trình giao thông rất lớn, đòi hỏi người làm ngành phải có những kỹ năng xử lý các công việc chuyên môn:

- Thực hiện thí nghiệm cho các thiết kế xây dựng công trình giao thông, thực hiện phân tích số liệu liên quan.

- Thực hiện thiết kế hệ thống, thiết kế quy trình xây dựng hoặc thiết kế một phần trong hệ thống được chỉ định với nhiều ràng buộc về mặt xã hội, kinh tế, môi trường, chính trị...

- Thực hiện tư vấn, phản biện các vấn đề kỹ thuật xây dựng

- Thực hiện khảo sát, thiết kế các công trình giao thông

- Thực hiện quản lý và tổ chức thi công các công trình giao thông

Cơ hội nghề nghiệp của ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

Xây dựng giao thông là lĩnh vực được sự quan tâm lớn của nhà nước và toàn xã hội, nhu cầu phát triển rất mạnh, vì vậy nhu cầu nhân lực của thị trường lớn, do đó cơ hội nghề nghiệp khi theo ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là khá rộng mở.

Nguyễn Dũng/Hướng nghiệp Việt

Thời gian đào tạo: 4 năm
Văn bằng: Kỹ sư Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông
 – Chuyên ngành 1: Kỹ thuật Công trình Hạ tầng
 – Chuyên ngành 2: Công trình Giao thông Công chính
Tổ hợp môn xét tuyển:

  • A00: Toán – Lý – Hóa
  • A01: Toán – Lý – Anh
  • D01: Toán – Văn – Anh
  • D07: Toán – Hóa – Anh

Với tốc độ phát triển kinh tế hơn gần 7% mỗi năm, Việt Nam trở thành một trong những nước có nền kinh tế năng động bậc nhất trong khu vực châu Á. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng đặc biệt là các công trình giao thông – đô thị hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Trước tình hình đó, ngành xây dựng ở Việt Nam ngày càng phát triển hơn nhờ vào sự gia tăng về số lượng những dự án cơ sở hạ tầng về giao thông – đô thị đã được thực hiện trong những năm gần đây. Trường Đại học Văn Lang đã chủ động bắt kịp xu thế với việc đào tạo 02 chuyên ngành: Kỹ thuật Công trình Hạ tầng và Công trình Giao thông Công chính bắt đầu từ khóa 26, năm học 2020 – 2021.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật Công trình Hạ tầng hoặc Công trình Giao thông Công chính [thuộc ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông] sẽ là nguồn nhân lực chủ chốt, bản lĩnh, đủ năng lực và trình độ để gánh vác trọng trách hoàn thiện những công trình phục vụ cho Tổ quốc.

Sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông được học kết hợp các bài giảng bài trực tiếp trên lớp, và thực tập tại công trường trong 4 năm học.

Học ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông có gì thú vị?

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông tại Văn Lang tích lũy cho người học các kiến thức và hiểu biết sâu sắc về: công trình giao thông, công trình cho dịch vụ công cộng và công trình cơ sở hạ tầng:

  • Công trình giao thông, công trình cho dịch vụ công cộng: Cầu đường bộ, kè, cống, phao tiêu, metro; Bến cảng sông, biển, bến xe, cấp thoát nước; Vỉa hè, chiếu sáng; công viên cây xanh, công trình công cộng [chống ngập, tưới tiêu].
  • Công trình cơ sở hạ tầng: Giao thông công cộng [Đường đô thị, cầu vượt, trạm thu phí…]; Hệ thống điện chiếu sáng và sinh hoạt; Hệ thống lọc và phân phối nước sinh hoạt; Hệ thống xử lý nước thải, rác thải; Hệ thống phân phối khí đốt; Các hệ thống truyền thông [Truyền hình cáp, internet, điện thoại]; Hạ tầng sân ga, bến bãi.

Tố chất phù hợp để học ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông?

  • Bạn yêu thích sự sáng tạo và thiết kế các công trình.
  • Bạn muốn trải nghiệm bản thân trên những công trường sôi động, tấp nập.
  • Bạn là người chủ động và luôn muốn tham gia quản lý, tổ chức xây dựng hoặc giám sát thi công công trình.

Học ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông ở đâu?

Tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh, có các trường đào tạo ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông hệ đại học chính quy uy tín như: Đại học Bách Khoa, Trường Đại học Giao thông vận tải Tp.HCM, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật,…

Từ năm 2019, Trường Đại học Văn Lang tuyển sinh ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông khóa đầu tiên với mong muốn đào tạo những thế hệ sinh viên đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp và nhu cầu của xã hội. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông của Văn Lang kết hợp linh hoạt chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo với chương trình đào tạo của các trường đại học uy tín, khả năng tiếp cận các lĩnh vực khoa học – công nghệ mới, theo kịp sự tiến bộ khoa học xã hội.

Khi bạn là sinh viên Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông tại Văn Lang?

  • Sinh viên được lựa chọn 1 trong 2 chuyên ngành: Kỹ thuật Công trình Hạ tầng hoặc Công trình Giao thông Công chính.
  • Tiếp cận và lĩnh hội tri thức về chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông.
  • Sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ nhằm hỗ trợ bạn học tập, nghiên cứu và tham gia hoạt động cộng đồng tốt.
  • Tích lũy những kinh nghiệm thực tế với các khóa thực tập tại các doanh nghiệp có quan hệ hợp tác với Trường ĐH Văn Lang.

Từ năm 2020, Khoa Xây dựng Trường Đại học Văn Lang thực hiện đào tạo mới 02 chuyên ngành chính: Kỹ thuật Công trình Hạ tầngCông trình Giao thông Công chính với định hướng sử dụng các công nghệ mới làm nền tảng đào tạo trong thời đại công nghệ 4.0. Điều này thể hiện qua một số các học phần như công trình metro, đô thị thông minh, BIM,… tập trung vào việc dùng công nghệ mới để thiết kế, triển khai các công trình.

Sinh viên Khoa Xây dựng tại Lễ hội Khai giảng năm 2019.

Chương trình học ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông đào tạo những gì?

Sinh viên được lựa chọn 1 trong 2 chuyên ngành phù hợp với nguyện vọng và định hướng phát triển nghề nghiệp bao gồm:

  • Chương trình đào tạo chuyên ngành Công trình Giao thông Công chính đào tạo cho người học các kiến thức và hiểu biết sâu sắc về giao thông cầu đường bộ, kè, cống, phao tiêu, metro; Bến cảng sông, biển, bến xe, cấp thoát nước; Vỉa hè, chiếu sáng; công viên cây xanh, công trình công cộng [chống ngập, tưới tiêu]. Qua đó, người học phân tích, đánh giá kết cấu, công nghệ và tổ chức, quản lý thi công… các công trình giao thông công chính như trên.
  • Chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật Công trình Hạ tầng đào tạo cho người học các kiến thức và hiểu biết sâu sắc về các công trình cho dịch vụ công cộng, như: Giao thông công cộng [Đường đô thị, cầu vượt, trạm thu phí…]; Hệ thống điện chiếu sáng và sinh hoạt; Hệ thống lọc và phân phối nước sinh hoạt; Hệ thống xử lý nước thải, rác thải; Hệ thống phân phối khí đốt; Các hệ thống truyền thông [Truyền hình cáp, internet, điện thoại]; Hạ tầng sân ga, bến bãi. Qua đó, người học tiếp thu về các loại hình công trình, có khả năng mô hình hóa kết cấu công trình, làm chủ được công nghệ xây dựng các công trình như trên.

Trong suốt chương trình đào tạo, sinh viên trải qua những bài giảng trực tiếp trên lớp, những giờ học nhóm, thực tập tại công trường hoặc các cơ quan, đơn vị chuyên ngành, thực hiện các Đồ án chuyên ngành và Đồ án tốt nghiệp giúp các bạn kết nối với thực tiễn để có minh họa sinh động trong quá trình dạy học.

Thành tích học tập của sinh viên được đánh giá qua nhiều khía cạnh, bao gồm: bài tập, nghiên cứu, đồ án, thuyết trình nhóm, thi giữa kỳ và cuối kỳ.

Kết thúc khóa học, sinh viên thực hiện đồ án tốt nghiệp là sản phẩm khoa học mang tính toàn diện của khóa học.

Hoạt động của sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông tại Văn Lang

Sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông nói riêng và sinh viên Khoa Xây dựng Trường Đại học Văn Lang nói chung thường xuyên tổ chức các chương trình hoạt động tập thể nhằm giao lưu, học hỏi và gắng kết các thế hệ sinh viên giữa các ngành học của Khoa như: chương trình Chào đón Tân sinh viên K25, chương trình truyền thống Flash First, giải bóng đá,…

Sinh viên Khoa Xây dựng trong chương trình Chào đón tân sinh viên K25.

Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông?

Đối với sinh viên theo học chuyên ngành Kỹ thuật Công trình Hạ tầng:

  • Thực hiện thiết kế, thi công, quản lý dự án xây dựng tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực giao thông – đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị, sân bay, nhà ga, bến tàu, các hệ thống hạ tâng ngầm [đường hầm, cáp viễn thông…]
  • Làm việc tại các cơ quan quản lý có liên quan đến công tác xây dựng công trình hạ tầng.
  • Học tập nâng cao trình độ để tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo về Kỹ thuật cơ sở hạ tầng.

Đối với sinh viên theo học chuyên ngành Công trình Giao thông Công chính:

  • Thực hiện thiết kế, thi công, quản lý dự án xây dựng tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực cầu, hầm, đường giao thông – đô thị, sân bay, xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị.
  • Làm việc tại các cơ quan quản lý có liên quan đến công tác xây dựng công trình giao thông công chính.
  • Học tập nâng cao trình độ để tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo về giao thông công chính.

Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đăng ký học tập sau đại học [Thạc sỹ, tiến sỹ] tại các trường đại học trong cả nước.

Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm với Kỹ sư Kỹ thuật Xây dựng?

Kết quả khảo sát nhu cầu nhân lực ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông của 33 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và hơn 30 kỹ sư ngành Xây dựng cho thấy: 100% doanh nghiệp có nhu cầu nhân lực ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông, nhu cầu nhân lực ngành này trong các doanh nghiệp tăng trung bình 30% trong giai đoạn 2020-2025. Kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông hứa hẹn có chỗ đứng khá vững chắc trong lĩnh vực xây dựng, với số lượng việc làm và vị trí làm việc phong phú.

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông tại Văn Lang?

Bạn có thể tham khảo điểm mức điểm trúng tuyển ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông các năm dưới đây:

  • Điểm trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi THPT quốc gia: 15 điểm [2019], 16 điểm [2020]
  • Điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết quả học tập THPT [học bạ]:
    – Năm 2019: 18.00 điểm
    – Năm 2020: 18.00 điểm [đợt 1], 18.00 điểm [đợt 2]
    – Năm 2021: 18.00 điểm [đợt 2]
  • Phó Trưởng Khoa, phụ trách khoa:TS. Từ Đông Xuân
  • Phó trưởng Khoa: PGS. TS. Vũ Hồng Nghiệp
  • Văn phòng khoa: Phòng P. 7.5, Toà G – Cơ sở chính , 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM
  • Điện thoại: 028. 71099255 – EXT: 4140
  • Email: 
  • Website: //xaydung.vanlanguni.edu.vn/vi/

Video liên quan

Chủ Đề